Cách tra cứu thông tin tiêm vaccine COVID-19

Diễn biến Covid-19: Để tra cứu thông tin tiêm vaccine Covid-19, người dân cần cung cấp họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, chứng minh thư hoặc căn cước công dân.

Cách tra cứu thông tin tiêm vaccine COVID-19

Câu hỏi: 

Làm sao để tôi biết các thông tin tiêm vaccine Covid-19 của mình nếu không có giấy chứng nhận tiêm chủng?

Trả Lời: 
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Sau khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, thông tin của người dân sẽ được cập nhật lên hệ thống tiêm chủng quốc gia. Người dân có thể tra cứu chứng nhận tiêm chủng tại Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.

Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; và công khai thông tin về số lượng vaccine, phân bổ, số lượng người đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.

Để tra cứu thông tin tiêm chủng Covid-19, người dân cần thực hiện các bước sau:

- Truy cập vào đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, tại mục “Tra cứu” chọn “Tra cứu chứng nhận tiêm” hoặc truy cập vào đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/search

- Nhập đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân của người cần tra cứu, sau đó bấm chọn “Tra cứu”. Trong đó, các nội dung có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải nhập.

- Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần xác thực OTP và bấm xác nhận để kết thúc thao tác.

Sau khi tra cứu, trường hợp có thông tin tiêm chủng, người dân thực hiện cài đặt ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử để thuận tiện hơn trong việc quản lý thông tin tiêm chủng vaccine Covid-19.

Trường hợp không có thông tin, người dân chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện màn hình) để gửi yêu cầu phản ánh cập nhật thông tin.

Đây cũng là cách tra cứu thông tin chung cho tất cả người dân ở các địa phương khác khi có nhu cầu hoặc cần hỗ trợ thay đổi giấy chứng nhận tiêm chủng.

Nguyên nhân khiến 10 người ở Đức tử vong sau tiêm vaccine COVID-19

Các chuyên gia tại Viện Paul Erich, Đức nhận định, những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech.

Nguyên nhân khiến 10 người ở Đức tử vong sau tiêm vaccine COVID-19

Theo hãng thông tấn Nga Ria Novosti, bà Brigitte Keller-Stanislavsky, người đứng đầu bộ phận Quản lý dược phẩm và an toàn thuốc của Viện Paul Erich, Đức, cho biết chính thức có 9 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine COVID-19. Các chuyên gia đang chờ thêm thông tin từ bang Hạ Saxony về một trường hợp nữa.

Chuyên gia này cho hay dữ liệu phù hợp với tỷ lệ tử vong dự kiến trong chiến dịch tiêm chủng ở nhóm tuổi này. Những người tử vong ở độ tuổi từ 79 đến 93. Trước đó, họ từng mắc các bệnh nghiêm trọng, được ưu tiên tiêm vaccine vì thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm virus gây COVID-19. Khoảng thời gian giữa lần tiêm và thời điểm tử vong dao động từ vài giờ đến 4 ngày.

Tất cả người từ 18 tuổi ở TP.HCM được tiêm vaccine ngừa Covid-19

"Người đang sinh sống tại TP.HCM đều được tiêm, không có giới hạn. Chỉ có trình tự tiêm thì các địa phương tổ chức sao cho phù hợp", Phó chủ tịch Dương Anh Đức nói.

Tất cả người từ 18 tuổi ở TP.HCM được tiêm vaccine ngừa Covid-19
Chiều 30/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết so với 2 ngày trước, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM không có nhiều thay đổi.

“Nhật ký đi tiêm vaccine” bộ tranh ai xem cũng muốn “xung phong“

(Kiến Thức) - Để xoa dịu tâm lý trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của nhiều người, một nữ họa sĩ kiêm blogger mới đây đã cho ra đời bộ tranh "Nhật ký đi tiêm vắc-xin" khiến nhiều người thích thú.

“Nhật ký đi tiêm vaccine” bộ tranh ai xem cũng muốn “xung phong“
“Nhat ky di tiem vaccine” bo tranh ai xem cung muon “xung phong“
 Trước tâm lý khi tiêm vaccine phòng COVID-19 với hàng tá các câu hỏi được đặt ra, hiểu rõ tâm trạng này của nhiều người, bộ tranh "Nhật ký đi tiêm vắc-xin" của nữ họa sĩ kiêm blogger Nguyễn Vũ Xuân Lan đã ra đời thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.