Cách thờ Tây phương Tam Thánh

Khi thờ Tây phương Tam Thánh, tượng Phật A Di Đà đứng ở giữa, tượng Bồ-tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh (tượng trưng cho trí tuệ) đứng bên tay phải Phật A Di Ðà...

Cách thờ Tây phương Tam Thánh
HỎI: Tôi có duyên lành được tặng bộ Tây phương Tam Thánh (Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí). Xin hỏi, khi thỉnh các Ngài về nhà, tôi phải thiết trí bàn thờ, sắp đặt các tôn tượng và làm lễ an vị Phật thế nào?
(LIÊN THU, ngolienthu1976@gmail.com)
Cach tho Tay phuong Tam Thanh
Ảnh minh họa.
ĐÁP: Bạn Liên Thu thân mến!
Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên thường được thiết trí trong phòng thờ với quy cách ‘thượng Phật, hạ linh’ (bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở dưới) hay ‘tiền Phật, hậu linh’ (bàn thờ Phật ở phía trước - cao hơn, bàn thờ gia tiên ở phía sau - thấp hơn).
Khi thờ Tây phương Tam Thánh, tượng Phật A Di Đà đứng ở giữa, tượng Bồ-tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh (tượng trưng cho trí tuệ) đứng bên tay phải Phật A Di Ðà, tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy (tượng trưng cho từ bi) đứng bên tay trái Phật A Di Đà (ảnh).
Trên bàn thờ Phật và gia tiên còn có lư hương, chân đèn, bình hoa, dĩa quả, ba chén nước. Hàng ngày cần thay nước, thắp hương cúng dường và quét dọn bàn thờ luôn sạch sẽ, trang nghiêm. Bạn nên đến chùa thỉnh chư vị Tăng (Ni) đến làm lễ an vị Phật cho bạn. Nếu chưa đủ duyên để thỉnh Tăng thì bạn có thể tự làm lễ an vị Phật cho gia đình của mình.

Cận cảnh nơi thờ xá lợi trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức

Công trình Việt Nam Quốc tự được khánh thành sau 3 năm xây dựng với kinh phí 250 tỷ đồng. Đây là trụ sở mới của GHPGVN TP.HCM, nơi sẽ diễn ra các sự kiện, lễ hội của Phật giáo TP.

Cận cảnh nơi thờ xá lợi trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức
Can canh noi tho xa loi trai tim cua Bo tat Thich Quang Duc
 Ngày 7/11, Chư tôn đức giáo phẩm Ban chứng minh, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức khánh thành Việt Nam Quốc tự - trụ sở mới của Ban Trị sự Phật giáo thành phố tại đường 3/2, quận 10. Ngôi chánh điện được xây dựng trên khuôn viên đất hơn 7.200 m do UBND TP bàn giao thêm cho BTS Phật giáo TP quản lý vào năm 2014, nhằm mở rộng và xây dựng Việt Nam Quốc tự thành một trung tâm hành chánh - văn hóa - tâm linh. Việt Nam Quốc tự được khởi công xây dựng vào ngày 12/10/2014 (nhằm ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, 19/9 Giáp Ngọ), là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ IX, cũng là để kỷ niệm ngày thành lập GHPGVN (7/11/1981). Tổng kinh phí đầu tư cho dự án Việt Nam Quốc tự là 250 tỷ đồng, trong đó phần chánh điện được đầu tư với chi phí 180 tỷ. 

Áo giáp của Bồ tát

Bồ tát là người tu hành tánh Không ngay trong cõi đời sinh tử này, đồng thời giúp đỡ cứu độ những người khác được giải thoát nhờ thấy và chứng tánh Không. 

Áo giáp của Bồ tát
Bồ tát là người tu hành trí huệ tánh Không và đại bi cứu giúp. Sau đây chúng ta sẽ trích một số đoạn kinh trong phần đầu của Pháp hội Mặc giáp Trang nghiêm, kinh Đại Bảo Tích, để thấy rõ hơn những yếu tố tạo thành con đường Bồ tát.
“Khi Bồ tát Vô Biên Huệ thưa hỏi đức Phật: ‘Thế nào là bậc thiện trượng phu xa lìa sợ hãi, nhất tâm chánh niệm vì chúng sinh mà mặc mũ giáp trang nghiêm?’, đức Phật nói kệ rằng:

Kinh ngạc bộ hài cốt 2.300 tuổi còn nguyên vẹn giữa Hà Nội

(Kiến Thức) - Bên trong mộ cổ Châu Can, bộ hài cốt 2.300 tuổi được đặt nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt song song với thân người bọc bằng những lớp vải mỏng hoặc lớp lá chẻ nhỏ đan lại một cách cẩn thận...

Kinh ngạc bộ hài cốt 2.300 tuổi còn nguyên vẹn giữa Hà Nội
Kinh ngac bo hai cot 2.300 tuoi con nguyen ven giua Ha Noi
Mộ cổ Châu Can là một hiện vật thu hút sự quan tâm đặc biệt tại trưng bày chuyên đề Báu vật Khảo cổ đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới