Cách sắp mâm cỗ chay và mâm cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7, ngoài chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh trong nhà, các gia đình Việt phải chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cúng chúng sinh.

Cúng Rằm tháng 7, các gia đình có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà. Tuy nhiên, để đầy đủ nhất, mọi nhà nên thực hiện các lễ cúng như: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng chúng sinh.
Cach sap mam co chay va mam cung chung sinh ngay ram thang 7
 
Những thứ phải có trong mâm cúng Phật ngày Rằm tháng 7
Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Với mâm cỗ chay, các gia đình có thể đảm bảo những món sau: Canh ngô nấm, đậu phụ sốt rau củ, nem chay, xôi vò hạt sen, giò chay, đĩa ngũ quả…
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Cach sap mam co chay va mam cung chung sinh ngay ram thang 7-Hinh-2
 
Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.
Những thứ phải có trong mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7
Lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước... là việc làm cần thiết của các gia đình vào mỗi Rằm tháng 7.
Lễ cúng này nhằm giải thoát, cứu vớt những vong hồn không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.
Mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
Hoa quả (5 loại 5 mầu)
12 cục đường thẻ
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)
Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.....
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, heo. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Với lễ cúng này, các gia đình có thể cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài văn khấn cúng Rằm tháng Bảy đầy đủ nhất ai cũng nên biết

Cúng Rằm tháng 7 là một truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, cách cúng và khấn Rằm tháng 7 sao cho đúng thì ít người biết.

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Rằm tháng 7 còn gọi là ngày mở cửa địa ngục. Từ đó, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng dành cho họ hay còn gọi là cúng cô hồn. Đây là lễ cúng cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa đi lang thang quấy nhiễu dương gian.

4 lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà nên cúng lần lượt thế nào chuẩn nhất?

Ai cũng biết, dịp Rằm tháng 7, mọi gia đình đều chuẩn bị chu đáo 4 lễ cúng tại gia. Song nhiều người chưa biết 4 lễ cúng Rằm tháng 7 được chuẩn bị cúng lần lượt thế nào mới đúng.

Theo giáo lý nhà Phật, cúng Rằm tháng 7 gồm 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.
Bởi thế, trong những ngày Rằm tháng 7, ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… Tuy nhiên, họ thường cúng lần lượt 4 lễ cúng này như sau:

Đọc nhiều nhất

Tin mới