Cách quân đội Nga "đuổi khéo" chiến hạm Hà Lan trên biển Đen

Cách quân đội Nga "đuổi khéo" chiến hạm Hà Lan trên biển Đen

“Giết gà không cần đến dao mổ trâu” - đó là cách ứng xử của Nga đối với khinh hạm của Hà Lan, khi con tàu này khiêu khích Moscow trên khu vực biển Đen.

 Khinh hạm Evertsen của Hà Lan, giống như tàu khu trục Defender của Anh một tuần trước, cố gắng đi vào eo biển Kerch gần bán đảo Crimea, đã nhận được một sự phản kháng quyết liệt không kém từ phía Nga.
Khinh hạm Evertsen của Hà Lan, giống như tàu khu trục Defender của Anh một tuần trước, cố gắng đi vào eo biển Kerch gần bán đảo Crimea, đã nhận được một sự phản kháng quyết liệt không kém từ phía Nga.
Lần này, Nga không đưa máy bay chiến đấu Su-24 mang bom cảnh cáo và cũng không có vụ nổ súng nào vào con tàu, dọc theo hành trình của kẻ xâm phạm biên giới. Tàu chiến Evertsen bị xử lý theo cách khác, nhưng cũng rất hiệu quả và mang tính răn đe cao.
Lần này, Nga không đưa máy bay chiến đấu Su-24 mang bom cảnh cáo và cũng không có vụ nổ súng nào vào con tàu, dọc theo hành trình của kẻ xâm phạm biên giới. Tàu chiến Evertsen bị xử lý theo cách khác, nhưng cũng rất hiệu quả và mang tính răn đe cao.
Máy bay của lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Biển Đen gồm Su-24 và Su-30 đã bay gần Evertsen, bắt chước các cuộc tấn công vào tàu; các thủy thủ trên tàu còn nhìn rõ cả những tên lửa chống hạm, gắn trên cánh của những chiếc máy bay này.
Máy bay của lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Biển Đen gồm Su-24 và Su-30 đã bay gần Evertsen, bắt chước các cuộc tấn công vào tàu; các thủy thủ trên tàu còn nhìn rõ cả những tên lửa chống hạm, gắn trên cánh của những chiếc máy bay này.
Cùng lúc đó, chỉ huy tàu Evertsen nhận thấy, mọi thông tin liên lạc của tàu đã bị gây nhiễu hoàn toàn, chỉ huy tàu không thể thông báo tình hình với chỉ huy căn cứ của họ. Các mệnh lệnh được gửi đến con tàu, đều bị các tổ hợp tác chiến điện tử (EW) của máy bay Nga gây nhiễu.
Cùng lúc đó, chỉ huy tàu Evertsen nhận thấy, mọi thông tin liên lạc của tàu đã bị gây nhiễu hoàn toàn, chỉ huy tàu không thể thông báo tình hình với chỉ huy căn cứ của họ. Các mệnh lệnh được gửi đến con tàu, đều bị các tổ hợp tác chiến điện tử (EW) của máy bay Nga gây nhiễu.
Cuối cùng, các thủy thủ Hà Lan không thể chịu đựng được nỗi sợ hãi, đã quyết định đổi hướng đi ra vùng biển quốc tế. Sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Beileveld-Schouten, trong tuyên bố khẩn cấp, bày tỏ sự phẫn nộ trước những “hành động phi pháp của Không quân Nga”. Do tàu Evertsen không vi phạm quy chuẩn quốc tế.
Cuối cùng, các thủy thủ Hà Lan không thể chịu đựng được nỗi sợ hãi, đã quyết định đổi hướng đi ra vùng biển quốc tế. Sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Ank Beileveld-Schouten, trong tuyên bố khẩn cấp, bày tỏ sự phẫn nộ trước những “hành động phi pháp của Không quân Nga”. Do tàu Evertsen không vi phạm quy chuẩn quốc tế.
Thuyền trưởng tàu Evertsen George Pastour nói với báo chí: “Evertsen đang đi trong vùng biển quốc tế. Không có lý do gì cho những hành động hung hăng của họ. Mặc dù vậy, các cuộc tấn công giả vẫn tiếp tục trong vài giờ. Đó là hành vi vô trách nhiệm và không an toàn trên biển”.
Thuyền trưởng tàu Evertsen George Pastour nói với báo chí: “Evertsen đang đi trong vùng biển quốc tế. Không có lý do gì cho những hành động hung hăng của họ. Mặc dù vậy, các cuộc tấn công giả vẫn tiếp tục trong vài giờ. Đó là hành vi vô trách nhiệm và không an toàn trên biển”.
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo tình hình, theo cách kiềm chế hơn nhiều: “Khinh hạm Evertsen của Hải quân Hà Lan, đang ở vùng biển quốc tế trên Biển Đen, đã đổi hướng vào ngày 24/6 và bắt đầu di chuyển về phía eo biển Kerch”.
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo tình hình, theo cách kiềm chế hơn nhiều: “Khinh hạm Evertsen của Hải quân Hà Lan, đang ở vùng biển quốc tế trên Biển Đen, đã đổi hướng vào ngày 24/6 và bắt đầu di chuyển về phía eo biển Kerch”.
Để ngăn chặn sự xâm phạm biên giới Nga của tàu Hải quân Hà Lan, các máy bay chiến đấu Su-30 và máy bay ném bom Su-24 đã cất cánh. Sau khi máy bay Nga đi qua, tàu khu trục Evertsen của Hà Lan ngay lập tức đổi hướng, đi khỏi biên giới Liên bang Nga.
Để ngăn chặn sự xâm phạm biên giới Nga của tàu Hải quân Hà Lan, các máy bay chiến đấu Su-30 và máy bay ném bom Su-24 đã cất cánh. Sau khi máy bay Nga đi qua, tàu khu trục Evertsen của Hà Lan ngay lập tức đổi hướng, đi khỏi biên giới Liên bang Nga.
Bộ Quốc phòng Hà Lan, ngay sau khi vụ việc xảy ra, đã thông báo rằng do hành động của Không quân Nga, thiết bị liên lạc trên tàu đã bị gây nhiễu hoàn toàn; tuy nhiên, liệu có thiết bị điện tử trên tàu Evertsen bị hỏng hóc không, thì phía Hà Lan chưa công bố.
Bộ Quốc phòng Hà Lan, ngay sau khi vụ việc xảy ra, đã thông báo rằng do hành động của Không quân Nga, thiết bị liên lạc trên tàu đã bị gây nhiễu hoàn toàn; tuy nhiên, liệu có thiết bị điện tử trên tàu Evertsen bị hỏng hóc không, thì phía Hà Lan chưa công bố.
Bán đảo Crimea, không giống như các khu vực khác của Nga, đã được trang bị rất nhiều hệ thống tác chiến điện tử, cả cố định và di động. Có những thiết bị như vậy, đã được lắp đặt trên máy bay ở các dạng thùng tác chiến điện tử và lắp đặt sẵn cả trên máy bay.
Bán đảo Crimea, không giống như các khu vực khác của Nga, đã được trang bị rất nhiều hệ thống tác chiến điện tử, cả cố định và di động. Có những thiết bị như vậy, đã được lắp đặt trên máy bay ở các dạng thùng tác chiến điện tử và lắp đặt sẵn cả trên máy bay.
Các tổ hợp tác chiến điện tử ven biển của Nga, có sức mạnh gây nhiễu đến 300-400 km. Ví dụ như hệ thống Krasukha-4, một trong những chức năng của nó là chặn và làm sai lệch tín hiệu vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Việc này làm gián đoạn hoạt động, các hệ thống định vị của đối phương.
Các tổ hợp tác chiến điện tử ven biển của Nga, có sức mạnh gây nhiễu đến 300-400 km. Ví dụ như hệ thống Krasukha-4, một trong những chức năng của nó là chặn và làm sai lệch tín hiệu vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Việc này làm gián đoạn hoạt động, các hệ thống định vị của đối phương.
Lực lượng EW của Nga, đang hoạt động rất hiệu quả ở chiến trường Syria. “Người Nga đã đầu tư rất nhiều vào các hệ thống giả mạo tín hiệu vệ tinh GPS, có cường độ mạnh gấp năm trăm lần, so với tín hiệu thật, đưa GPS lệch xa nhiều km”, The National Interest đã mô tả tình hình ở Syria như vậy.
Lực lượng EW của Nga, đang hoạt động rất hiệu quả ở chiến trường Syria. “Người Nga đã đầu tư rất nhiều vào các hệ thống giả mạo tín hiệu vệ tinh GPS, có cường độ mạnh gấp năm trăm lần, so với tín hiệu thật, đưa GPS lệch xa nhiều km”, The National Interest đã mô tả tình hình ở Syria như vậy.
Và trên thực tế, đã có một số trường hợp các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 tiên tiến nhất của Không quân Mỹ, đã bị mất định hướng và buộc phải quay trở lại căn cứ không quân một cách khó khăn.
Và trên thực tế, đã có một số trường hợp các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 tiên tiến nhất của Không quân Mỹ, đã bị mất định hướng và buộc phải quay trở lại căn cứ không quân một cách khó khăn.
Chưa dừng lại ở việc gây nhiễu, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga còn có thể gây hỏng hóc các thiết bị điện tử của đối phương. Theo thông tin của RAND tại Syria, bốn máy bay chiến đấu của Mỹ, thực hiện chiến dịch tấn công các mục tiêu mặt đất và bị một chiếc tiêm kích Su-35 theo dõi hành động từ một “khoảng cách tôn trọng”.
Chưa dừng lại ở việc gây nhiễu, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga còn có thể gây hỏng hóc các thiết bị điện tử của đối phương. Theo thông tin của RAND tại Syria, bốn máy bay chiến đấu của Mỹ, thực hiện chiến dịch tấn công các mục tiêu mặt đất và bị một chiếc tiêm kích Su-35 theo dõi hành động từ một “khoảng cách tôn trọng”.
Một chiếc F-22 đã tiếp cận chiếc máy bay Nga, nhưng sau đó phi công Mỹ phát hiện ra rằng, hệ thống ngắm bắn của máy bay anh ta đã bị lỗi; do đó, anh ta không thể tham gia vào các cuộc không kích vào các mục tiêu trên bộ. Khi máy bay trở về căn cứ, hóa ra cảm biến hồng ngoại của máy bay chiến đấu đã bị cháy.
Một chiếc F-22 đã tiếp cận chiếc máy bay Nga, nhưng sau đó phi công Mỹ phát hiện ra rằng, hệ thống ngắm bắn của máy bay anh ta đã bị lỗi; do đó, anh ta không thể tham gia vào các cuộc không kích vào các mục tiêu trên bộ. Khi máy bay trở về căn cứ, hóa ra cảm biến hồng ngoại của máy bay chiến đấu đã bị cháy.
Phía Mỹ kết luận, trường hợp hỏng hóc trên, do tác động năng lượng bên ngoài; hai tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ bị hư hỏng nặng, không thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, do một số linh kiện điện tử đã bị hỏng hóc nghiêm trọng, buộc phải thay thế.
Phía Mỹ kết luận, trường hợp hỏng hóc trên, do tác động năng lượng bên ngoài; hai tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ bị hư hỏng nặng, không thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, do một số linh kiện điện tử đã bị hỏng hóc nghiêm trọng, buộc phải thay thế.
Lori Bakhut, cựu Giám đốc lực lượng tác chiến điện tử của Lục quân Mỹ phát biểu: “Vấn đề chính, đó là chúng tôi đã không phải chiến đấu trong điều kiện bị ngăn chặn thông tin liên lạc, trong nhiều thập kỷ; vì vậy, chúng tôi không biết phải hành động như thế nào, trong tình huống như vậy”.
Lori Bakhut, cựu Giám đốc lực lượng tác chiến điện tử của Lục quân Mỹ phát biểu: “Vấn đề chính, đó là chúng tôi đã không phải chiến đấu trong điều kiện bị ngăn chặn thông tin liên lạc, trong nhiều thập kỷ; vì vậy, chúng tôi không biết phải hành động như thế nào, trong tình huống như vậy”.
Mỹ phải thừa nhận, họ không có khả năng tiến hành chiến tranh điện tử (EW) rộng rãi như Nga. Mỹ có thông tin tình báo vô tuyến rất tốt, có thể tiến hành nghe lén suốt ngày đêm, nhưng để vô hiệu hóa thiết bị điện tử của đối phương, Mỹ không bằng 1/10 của quân đội Nga. Lori Bakhut thú nhận
Mỹ phải thừa nhận, họ không có khả năng tiến hành chiến tranh điện tử (EW) rộng rãi như Nga. Mỹ có thông tin tình báo vô tuyến rất tốt, có thể tiến hành nghe lén suốt ngày đêm, nhưng để vô hiệu hóa thiết bị điện tử của đối phương, Mỹ không bằng 1/10 của quân đội Nga. Lori Bakhut thú nhận
Chuẩn tướng Frank Gorenk, Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu thừa nhận rằng, những thành tựu của Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử, đã phủ nhận mọi ưu điểm của vũ khí công nghệ cao, mà NATO đang sở hữu.
Chuẩn tướng Frank Gorenk, Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu thừa nhận rằng, những thành tựu của Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử, đã phủ nhận mọi ưu điểm của vũ khí công nghệ cao, mà NATO đang sở hữu.
Cựu chỉ huy các lực lượng NATO ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, cũng không kém phần bi quan: “Các đơn vị tác chiến điện tử của Nga có khả năng làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của các thiết bị điện tử của Mỹ, được lắp đặt trên tên lửa, máy bay và tàu chiến”. Vụ Nga chế áp điện tử đối với khinh hạm Evertsen, là minh chứng mới nhất cho lời các tướng lĩnh Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Cựu chỉ huy các lực lượng NATO ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, cũng không kém phần bi quan: “Các đơn vị tác chiến điện tử của Nga có khả năng làm tê liệt hoàn toàn hoạt động của các thiết bị điện tử của Mỹ, được lắp đặt trên tên lửa, máy bay và tàu chiến”. Vụ Nga chế áp điện tử đối với khinh hạm Evertsen, là minh chứng mới nhất cho lời các tướng lĩnh Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Không quân Nga xua đuổi tàu chiến HMS Defender của Anh trên biển Đen. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.

GALLERY MỚI NHẤT