Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ em bị ngộ độc thực phẩm

Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, cha mẹ phải tìm vật nghi ngờ gây độc, khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây ngộ độc.

Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ em bị ngộ độc thực phẩm

Khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận 2 trẻ là học sinh trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm của Trường Tiểu học Kim Giang, Hà Nội. Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nôn, mất nước, mệt, sốt nhẹ và đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Ngay sau khi tiếp nhận 2 bệnh nhi, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Chống độc đã nhanh chóng cho trẻ truyền dịch, uống Oresol, men vi sinh và làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Đến chiều ngày 29/3, tình trạng của 2 đã trẻ ổn định, không còn sốt, nôn, đi ngoài và lần lượt được xuất viện, tiếp tục theo dõi tại nhà.

Cach phong ngua va cham soc tre em bi ngo doc thuc pham

TS, bác sĩ Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương khám cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh BVCC

Để cha mẹ có thêm kiến thức trong việc nhận biết, xử trí và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm để tránh các biến chứng nguy hiểm, TS, bác sĩ Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết:

Triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm:

- Về tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy.

- Về hô hấp: ho, thở nhanh, khó thở, tím tái

- Về thần kinh: co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê. Dấu hiệu tăng tiết: đờm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.

Cach phong ngua va cham soc tre em bi ngo doc thuc pham-Hinh-2

Đau bụng, tiêu chảy và nôn là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Internet)

“Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm, cha mẹ phải chú ý kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây ngộ độc” – TS.BS Lê Ngọc Duy khuyến cáo.

Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm nên gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế nên:

- Để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít,…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.

- Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.

- Nếu trẻ sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol 10-15 mg/ kg/ lần x 4-6h/ lần (tối đa 0,5g/ lần và 2g/ngày).

- Tạm ngừng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm và báo ngay cho cơ quan y tế.

Cách chăm sóc trẻ phục hồi sau ngộ độc thực phẩm:

TS Duy cho biết, để chăm sóc trẻ sau ngộ độc thực phẩm cần:

Chế độ ăn của trẻ

- Cho trẻ ăn các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

- Cho trẻ ăn thêm sữa chua, rau xanh, hoa quả như chuối, táo để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường vitamin. Khi nhận thấy trẻ bình thường trở lại, cha mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác.

- Tránh các thực phẩm gây khó tiêu và dễ kích thích gây buồn nôn như: đồ chiên rán, thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

- Không nên ăn các thực phẩm từ sữa động vật như: bơ, phô mai, sữa…trong vài ngày do lúc này cơ thể trẻ khó dung nạp được lactose gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

Cach phong ngua va cham soc tre em bi ngo doc thuc pham-Hinh-3

Cho trẻ ăn các món ăn loãng, mềm để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn (Nguồn: Internet)

Uống nhiều nước

Cho trẻ uống nước bù điện giải đúng cách. Có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả để dễ uống hơn. Không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.

Chế độ nghỉ ngơi

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vận động mạnh. Cha mẹ tốt nhất nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Cach phong ngua va cham soc tre em bi ngo doc thuc pham-Hinh-4

Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Ảnh BSCC

TS Duy khuyến cáo, để phòng ngộ độc thực phẩm cần:

- Rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng đồ ăn uống.

- Bảo quản đồ ăn thừa và các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu chưa cần dùng đến.

- Nấu thức ăn chín với nhiệt độ thích hợp và lưu trữ trong hộp sạch.

- Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn.

- Không sử dụng lại đồ ăn cũ có dấu hiệu bị hỏng. Kiểm tra kĩ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.

Ngộ độc rượu trên rẫy tại Lâm Đồng: Nạn nhân thứ hai tử vong

Chiều 4/12, UBND xã Phú Hội, huyện Đức Trọng xác nhận, anh Kă Să Ju Ly (SN 1987) đã tử vong sau một tuần cấp cứu tích cực tại BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Ngộ độc rượu trên rẫy tại Lâm Đồng: Nạn nhân thứ hai tử vong
Sau vụ việc trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Đoàn điều tra, xác minh, xử lý vụ ngộ độc nghi do rượu.

Ăn bỏng ngô nghi tẩm cần sa, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Sau khi ăn hai miếng bỏng ngô mua trên mạng, bệnh nhân chóng mặt, nôn ói, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử giãn hai bên.

Ăn bỏng ngô nghi tẩm cần sa, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị đang điều trị cho người phụ nữ 56 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) được chẩn đoán bị ngộ độc sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi tẩm cần sa.

Theo lời kể của người nhà, khoảng 16h30 ngày 29/11, chị Phạm Thị Ch ăn 2 miếng bỏng ngô (do con chị đặt mua trên mạng). Một tiếng sau, chị Ch hoa mắt, chóng mặt, nôn ra thức ăn, sau đó ý thức lơ mơ nên được người nhà đưa vào Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai.

Khi có các biểu hiện này sau khi uống rượu, cần gọi cấp cứu

Say rượu là một dạng ngộ độc. Tùy từng người, số lượng, loại rượu tiêu thụ mà biểu hiện say ở mức độ khác nhau.

Khi có các biểu hiện này sau khi uống rượu, cần gọi cấp cứu

Theo BS Nguyễn Văn Thiện, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, say rượu là một dạng ngộ độc. Tùy từng người, số lượng, loại rượu tiêu thụ mà biểu hiện say ở mức độ khác nhau.

Cụ thể, ở mức độ nhẹ, người say thường không kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững… Nếu bị ngộ độc nặng, người bệnh nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

Ngộ độc rượu xảy ra khi người bệnh uống rượu quá mức đáp ứng của cơ thể, kể cả với "rượu xịn", rượu ngoại.

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ở người ít uống rượu (ethanol), các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường đi cùng với nồng độ rượu trong máu như sau:

Khi co cac bieu hien nay sau khi uong ruou, can goi cap cuu

Các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính. Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

Nếu người bệnh có một trong các dấu hiệu nặng, nguy hiểm sau đây, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người nhà cần gọi vận chuyển cấp cứu, nhân viên y tế gần nhất, người hỗ trợ và đưa tới cơ sở y tế.

- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.

- Co giật.

- Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.

- Thở khò khè, ứ đọng đờm ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.

- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.

- Không tự chủ vệ sinh, đi vệ sinh ra quần, tiểu ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)

- Nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một vật thành hai).

- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.

- Mệt nhiều

Nếu người say ở tình trạng nhẹ hơn, gia đình không nên cho bệnh nhân tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác. Cần cho bệnh nhân ăn đủ các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,…), hoặc cho uống nước đường.

Đặt bệnh nhân nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm và có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết). Nếu thời tiết lạnh, cần cho bệnh nhân ủ ấm, tránh lạnh do rượu gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt.

Khi co cac bieu hien nay sau khi uong ruou, can goi cap cuu-Hinh-2

Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân ngộ độc methanol tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương

Đa số bệnh nhân ngộ độc thường uống rượu ethanol. Một số trường hợp nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề hơn là ngộ độc do methanol trong rượu.

TS Nguyên cho biết về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, bệnh nhân cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn.

Tuy nhiên, khoảng 1-2 ngày sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa (do có quá nhiều acid formic được chuyển thành từ methanol), co giật, hôn mê. Khi đến viện, hầu hết trường hợp này đã tổn thương não, mù mắt và tụt huyết áp, ở trong tình trạng nguy kịch.

Không có loại rượu bia nào an toàn

Trong hầu hết các trường hợp, rượu, bia chỉ có hại cho sức khỏe, không có loại rượu bia nào an toàn.

Bia cũng là rượu “loãng” (hàm lượng rượu ethanol thấp hơn nhưng lại uống nhiều hơn nên tổng lượng ethanol bạn uống cũng đáng kể).

Chọn mua loại rượu, bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cả về người bán và người sản xuất, để tránh trường hợp bạn uống phải rượu giả, rượu có chứa cồn công nghiệp methanol. 

Khi co cac bieu hien nay sau khi uong ruou, can goi cap cuu-Hinh-3

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.