Cách phòng bệnh ung thư vòng họng ra sao?

(VietnamDaily) - Ca sĩ nhạc rock Eddie Van Halen qua đời vì ung thư vòm họng ngày 6/10. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, khi phát hiện thường đang ở giai đoạn cuối. Vì vậy, phòng ngừa bệnh luôn được mọi người hết sức quan tâm.

Trước khi mất, sức khỏe của Eddie Van Halen đã suy giảm trầm trọng vì ung thư di căn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Theo TMZ, ca sĩ 65 tuổi đã chiến đấu với ung thư vòm họng trong 10 năm. Trước đó, năm 2002, ông đã chữa khỏi ung thư lưỡi sau 2 năm điều trị.
Cach phong benh ung thu vong hong ra sao?
Ca sĩ Eddie Van Halen qua đời ở tuổi 65 sau nhiều năm điều trị ung thư. Ảnh: Getty. 

Trước đây, Eddie là người nghiện thuốc lá nặng và ông cũng tin rằng mình mắc bệnh do hay ngậm miếng gảy đàn guitar bằng kim loại.

Ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và thường gặp ở các loại ung thư nói chung. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng.

Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất

Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, ngạt mũi thoáng qua, đôi khi xuất hiện hạch nhỏ ở cổ nhưng không đau. 

Đau họng kéo dài là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vòm họng

Sau 06 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

Nổi hạch cổ.

Ngạt mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy mũi lẫn máu.

Đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày.

Ù tai, mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachio, thường xuyên nhiễm trùng tai.

Khó thở hoặc khó nói.

Giảm hoặc mất thị lực, sụp mi, nhìn đôi.

Có máu trong nước bọt, khó nuốt.

Cach phong benh ung thu vong hong ra sao?-Hinh-2
 

Ung thư vòm họng tuy là một bệnh lý ác tính. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao. Hãy tạo cho bản thân thói quen sống lành mạnh, khoa học, tránh xa những chất kích thích có hại.

Phòng ngừa ung thư vòm họng

Chúng ta nên hạn chế ăn mặn, vì ăn quá nhiều muối là nguy cơ gây ung thư vòm họng.

Rượu chứa nhiều chất cồn, mỗi ngày kích thích vùng khoang miệng của chúng ta chắc chắn sẽ gây thay đổi tế bào học vùng khoang miệng, từ đó gây ra nhiều bệnh lý khác chứ không chỉ có ung thư vòm họng.

Cach phong benh ung thu vong hong ra sao?-Hinh-3
Chúng ta nên hạn chế ăn mặn, vì ăn quá nhiều muối là nguy cơ gây ung thư vòm họng. Ảnh minh họa. 
Ngoài ra, hút thuốc lá rất có hại. Trong khói thuốc có gần 238 các chất độc hại khác nhau, có thể kích thích vùng vòm họng, là một trong những yếu tố nguyên nhân gây ung thư vòm họng.
Một số nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, chúng ta hít phải các bụi độc hại, ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ung thư vòm họng.
Thực hiện luyện tập thể dục, thể thao điều độ và thường xuyên giúp nâng cao cả tính thần và sức khỏe. Mọi người nên vận động thể thao mỗi ngày, thời gian khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp cho cơ thể thoải mái, giải tỏa stress, đặc biệt giúp các cơ vận động để đốt cháy lượng mỡ thừa, có tác dụng tăng khả năng miễn dịch với nhiều loại bệnh.
Tóm lại, chúng ta cần phải bảo vệ sức khỏe của chúng ta, bằng cách chúng ta nhận biết các nguyên nhân gây ung thư vòm họng để hạn chế hoặc phòng ngừa ung thư vòm họng xảy ra.

Chế độ ăn nào tốt nhất để phòng bệnh Covid-19?

(VietnamDaily) - Phần lớn mọi người muốn cải thiện khả năng miễn dịch thông qua chế độ ăn và cả thuốc thang. Tuy nhiên, không nên cố lựa chọn các loại thực phẩm chuyên biệt; thực tế, bổ sung dinh dưỡng toàn diện, cân bằng mới là quan trọng.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tình hình chống dịch ở một số nước trên thế giới như Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ... không hề lạc quan.

Trong thời điểm quan trọng này, để ngăn ngừa dịch bệnh tái bùng phát, mỗi người dân nên tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng cách rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân trong gia đình và nơi công cộng. Đồng thời, cũng rất quan trọng, đó là nâng cao sức đề kháng tự thân.

Như người ta vẫn thường nói, cơ thể khỏe mạnh là chìa khóa chiến thắng bệnh tật, phải đảm bảo sức khỏe thật tốt thông qua bốn việc chính, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, giữ tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi đầy đủ.

Che do an nao tot nhat de phong benh Covid-19?
 

"Bệnh xuất phát từ miệng", câu nói này thực sự rất đúng, ngoại trừ các nguyên nhân dẫn đến lão hóa tế bào tự thân, quan trọng nhất là do chế độ ăn uống không phù hợp. Vì vậy, để nâng cao đề kháng của cơ thể, đảm bảo sức khỏe, ưu tiên số một đó là lựa chọn các loại thực phẩm cẩn thận.

Liên quan đến vấn đề "trong dịch bệnh ăn gì tốt nhất?", mới đây, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam cho biết, phần lớn mọi người muốn cải thiện khả năng miễn dịch thông qua chế độ ăn và cả thuốc thang. Tuy nhiên, mọi người không nên cố lựa chọn các loại thực phẩm chuyên biệt. Thực tế, bổ sung dinh dưỡng toàn diện, cân bằng mới là quan trọng.

WHO công bố SARS-CoV-2 là đại dịch toàn cầu

Kiến nghị mọi người nên tuân thủ chế độ ăn như sau:

- Ăn 120-200g protein chất lượng cao mỗi ngày, chẳng hạn như cá, thịt, trứng, sữa, đậu và các loại hạt.

- Ăn hơn 300-500g rau quả tươi và 200-350g trái cây mỗi ngày. Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C, D và E, ví dụ như quả chà là tươi, kiwi, cam quýt, dâu, đậu và các loại hạt.

- Ăn khonarg 250-400g ngũ cốc mỗi ngày.

- Lượng muối hàng ngày không vượt quá 6g, dầu ăn không vượt quá 25-30g, lượng đường thêm vào không vượt quá 50g và lượng axit béo trans không vượt quá 2g.

- Đảm bảo rằng lượng nước nạp vào cơ thể không ít hơn 1500ml mỗi ngày.

- Không ăn kiêng, không giảm cân, không ăn quá nhiều và trộn thực phẩm chay.

- Tuyệt đối không ăn thịt động vật hoang dã.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch COVID-19.

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

(VietnamDaily) - Từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.201 trường hợp mắc sốt xuất huyết (trong đó có 2 trường hợp tử vong). Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, chỉ từ ngày 7 đến 13/9, ghi nhận thêm 399 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội (tăng 171 trường hợp so với tuần trước đó).
Số ca mắc mới phân bố tại 163 xã, phường, thị trấn, tập trung tại một số quận, huyện vùng ven, như: Quận Nam Từ Liêm 48 ca, quận Hoàng Mai 33 ca, quận Hà Đông 23 ca, huyện Thường Tín 57 ca, huyện Thanh Oai 26 ca.

Tin mới