Cách phát hiện đũa dùng một lần ngậm hoá chất

Cách phát hiện đũa dùng một lần ngậm hoá chất

(Kiến Thức) - Cách phát hiện đũa dùng một lần ngậm hoá chất, bát ăn nhiễm độc dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

Gần Tết, những thông tin liên quan tới  đũa dùng một lần ngậm hóa chất độc hại gây tổn thương phổi, dạ dày hay bát đĩa nhiễm độc chì đang khiến dư luận hoang mang...
Gần Tết, những thông tin liên quan tới đũa dùng một lần ngậm hóa chất độc hại gây tổn thương phổi, dạ dày hay bát đĩa nhiễm độc chì đang khiến dư luận hoang mang...
Để phát hiện và tránh sử dụng phải bát đĩa nhiễm độc hay đũa ngậm hóa chất , TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật hóa học - ĐH Bách Khoa Hà Nội và Kỹ sư Phạm Văn Lâm – Viện Hóa học đã đưa ra một số khuyến nghị cho độc giả.
Để phát hiện và tránh sử dụng phải bát đĩa nhiễm độc hay đũa ngậm hóa chất , TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật hóa học - ĐH Bách Khoa Hà Nội và Kỹ sư Phạm Văn Lâm – Viện Hóa học đã đưa ra một số khuyến nghị cho độc giả.
Với loại đũa ăn một lần, theo TS Trần Quang Tùng bên cạnh việc sử dụng oxi già người ta còn có thể sử dụng lưu huỳnh điôxit SO2 để tẩy trắng và bảo quản đũa.
Với loại đũa ăn một lần, theo TS Trần Quang Tùng bên cạnh việc sử dụng oxi già người ta còn có thể sử dụng lưu huỳnh điôxit SO2 để tẩy trắng và bảo quản đũa.
Để phát hiện loại đũa được ngâm tẩm hóa chất hay không bạn cần lưu ý ngay khi tiến hành bóc túi đũa ra sử dụng. Bạn hãy thử ngửi túi đũa và từng đôi đũa.
Để phát hiện loại đũa được ngâm tẩm hóa chất hay không bạn cần lưu ý ngay khi tiến hành bóc túi đũa ra sử dụng. Bạn hãy thử ngửi túi đũa và từng đôi đũa.
Nếu bạn thấy mùi hăng hắc tức là loại đũa đó được ngâm tẩm nhiều hóa chất không nên sử dụng.
Nếu bạn thấy mùi hăng hắc tức là loại đũa đó được ngâm tẩm nhiều hóa chất không nên sử dụng.
Còn với các loại bát đĩa thì Kỹ sư Phạm Văn Lâm – Viện Hóa học đưa ra một số lời khuyên cũng như cách thử đồ sứ bát đĩa nhiễm độc bằng nước và dấm.
Còn với các loại bát đĩa thì Kỹ sư Phạm Văn Lâm – Viện Hóa học đưa ra một số lời khuyên cũng như cách thử đồ sứ bát đĩa nhiễm độc bằng nước và dấm.
Đầu tiên bạn không nên rửa bát ngay mà hãy ngâm bát đĩa mới vào dung dịch dấm ăn, để kiểm tra xem có nhiễm kim loại nặng độc hại hay không? Nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng.
Đầu tiên bạn không nên rửa bát ngay mà hãy ngâm bát đĩa mới vào dung dịch dấm ăn, để kiểm tra xem có nhiễm kim loại nặng độc hại hay không? Nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng.
Bạn cũng có thể kiểm tra bát đĩa bằng nước. Hãy đổ một ít nước vào chỗ không tráng men của bát, cốc, đĩa (có thể là phần đế). Nếu thấy bát, đĩa hay cốc đó hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Với các loại đồ gốm sứ tráng men thủ công nếu nung ở nhiệt độ thấp dễ gây nhiễm độc chì cho người dùng.
Bạn cũng có thể kiểm tra bát đĩa bằng nước. Hãy đổ một ít nước vào chỗ không tráng men của bát, cốc, đĩa (có thể là phần đế). Nếu thấy bát, đĩa hay cốc đó hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Với các loại đồ gốm sứ tráng men thủ công nếu nung ở nhiệt độ thấp dễ gây nhiễm độc chì cho người dùng.
Những sản phẩm độc hại này rất dễ thôi nhiễm chì, làm nhiễm độc cơ thể. Đặc biệt nếu chúng ta sử dụng bát đĩa để đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả… nên tránh sử dụng.
Những sản phẩm độc hại này rất dễ thôi nhiễm chì, làm nhiễm độc cơ thể. Đặc biệt nếu chúng ta sử dụng bát đĩa để đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả… nên tránh sử dụng.

GALLERY MỚI NHẤT