Cách Mỹ xóa sổ kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Liên Xô

Cách Mỹ xóa sổ kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Liên Xô

Sau khi Liên Xô tan rã, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, sinh học còn sót lại rất nhiều trên lãnh thổ các quốc gia từng là một phần của Liên Xô và Mỹ đã chi rất nhiều tiền để giúp các quốc gia này giải trừ những thứ vũ khí nguy hiểm.

Sau khi  Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, một số lượng khổng lồ vũ khí nguy hiểm, từ vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học đã bị bỏ lại khắp nơi trên các nước cộng hòa mới thành lập.
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, một số lượng khổng lồ vũ khí nguy hiểm, từ vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học đã bị bỏ lại khắp nơi trên các nước cộng hòa mới thành lập.
Hầu hết các nước thuộc Cộng hòa hậu Xô Viết đều gặp nhiều khó khăn kinh tế, nên không muốn giữ lại số vũ khí này, mà nếu muốn cũng không đủ sức. Điều này đặt ra một mối nguy hiện hữu, các vũ khí nguy hiểm không được kiểm soát có thể rơi vào tay những kẻ tội phạm, những kẻ khủng bố hoặc chỉ cần một nhà kho cũ nát xảy ra sự cố là cũng đủ thành thảm họa.
Hầu hết các nước thuộc Cộng hòa hậu Xô Viết đều gặp nhiều khó khăn kinh tế, nên không muốn giữ lại số vũ khí này, mà nếu muốn cũng không đủ sức. Điều này đặt ra một mối nguy hiện hữu, các vũ khí nguy hiểm không được kiểm soát có thể rơi vào tay những kẻ tội phạm, những kẻ khủng bố hoặc chỉ cần một nhà kho cũ nát xảy ra sự cố là cũng đủ thành thảm họa.
Hầu hết các nước đều chọn cách: vũ khí hạt nhân thì dồn lại trả cho Nga, còn vũ khí hóa học thì tiêu hủy hết. Nhưng để tiêu hủy vũ khí hóa học là chuyện khó gấp vạn lần chế tạo ra nó.
Hầu hết các nước đều chọn cách: vũ khí hạt nhân thì dồn lại trả cho Nga, còn vũ khí hóa học thì tiêu hủy hết. Nhưng để tiêu hủy vũ khí hóa học là chuyện khó gấp vạn lần chế tạo ra nó.
Vạn lần ở đây là tính bằng tiền mặt chứ không phải là cách nói ước lệ nữa. Ngay cả ''anh lớn" Nga để tiêu hủy được hết số vũ khí hóa học của mình cũng phải “vác mặt” khắp nơi xin tiền từ Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) tới Đức, Italia, Canada rồi cả Mỹ mới đủ sức làm nổi.
Vạn lần ở đây là tính bằng tiền mặt chứ không phải là cách nói ước lệ nữa. Ngay cả ''anh lớn" Nga để tiêu hủy được hết số vũ khí hóa học của mình cũng phải “vác mặt” khắp nơi xin tiền từ Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) tới Đức, Italia, Canada rồi cả Mỹ mới đủ sức làm nổi.
Để ví dụ trực quan thì các bạn cần biết: Nhà máy tiêu hủy vũ khí hóa học Shchuchansky xây dựng ở vùng Kuban của Nga tiêu tốn 1 tỷ USD vào năm 2009 (Nga không đủ kinh phí xây dựng phải xin Mỹ 400 triệu USD).
Để ví dụ trực quan thì các bạn cần biết: Nhà máy tiêu hủy vũ khí hóa học Shchuchansky xây dựng ở vùng Kuban của Nga tiêu tốn 1 tỷ USD vào năm 2009 (Nga không đủ kinh phí xây dựng phải xin Mỹ 400 triệu USD).
Cùng năm đó, GDP của các nước như Tajikistan chỉ là 5 tỷ USD, Kyrgyzstan là 4 tỷ USD, Armenia là 8 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn của các nước hậu Xô Viết, mong muốn cải thiện quan hệ các bên, 2 thượng nghị sĩ Mỹ là Sam Nunn và Richard Lugar đã nảy ra một ý tưởng.
Cùng năm đó, GDP của các nước như Tajikistan chỉ là 5 tỷ USD, Kyrgyzstan là 4 tỷ USD, Armenia là 8 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn của các nước hậu Xô Viết, mong muốn cải thiện quan hệ các bên, 2 thượng nghị sĩ Mỹ là Sam Nunn và Richard Lugar đã nảy ra một ý tưởng.
Họ đề nghị lên Tổng thống Bush rằng Mỹ nên chi tiền để giúp các nước SNG tiêu hủy vũ khí hóa học, vì điều này cũng là bảo vệ sự an toàn của nước Mỹ. Sau các cuộc tranh luận ở lưỡng viện, chương trình “Giảm thiểu đe dọa” hay “Chương trình Nunn-Lugar” cũng được thông qua.
Họ đề nghị lên Tổng thống Bush rằng Mỹ nên chi tiền để giúp các nước SNG tiêu hủy vũ khí hóa học, vì điều này cũng là bảo vệ sự an toàn của nước Mỹ. Sau các cuộc tranh luận ở lưỡng viện, chương trình “Giảm thiểu đe dọa” hay “Chương trình Nunn-Lugar” cũng được thông qua.
Mục tiêu chủ yếu của chương trình là Mỹ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nước nghèo trong khối SNG, giúp họ giảm bớt gánh nặng trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học, sinh học.
Mục tiêu chủ yếu của chương trình là Mỹ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nước nghèo trong khối SNG, giúp họ giảm bớt gánh nặng trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học, sinh học.
Các nước hưởng lợi nhiều là các nước có kho vũ khí lớn từ thời Xô Viết như Ukraine, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, Gruzia ... còn Nga thì chủ yếu xin tiền để xử lý kho vũ khí hóa học.
Các nước hưởng lợi nhiều là các nước có kho vũ khí lớn từ thời Xô Viết như Ukraine, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, Gruzia ... còn Nga thì chủ yếu xin tiền để xử lý kho vũ khí hóa học.
Riêng với các nước Trung Á như Kazakhstan và Uzbekistan, các nước này chịu hậu quả môi trường do các chương trình thử nghiệm vũ khí của Liên Xô (trường hợp tiêu biểu là đảo Vozrozhdeniya của Uzbekistan). Trong tình huống này, Mỹ đồng ý giúp luôn các nước tẩy độc môi trường xung quanh mặc dù họ không liên quan và cũng chẳng có kiến thức.
Riêng với các nước Trung Á như Kazakhstan và Uzbekistan, các nước này chịu hậu quả môi trường do các chương trình thử nghiệm vũ khí của Liên Xô (trường hợp tiêu biểu là đảo Vozrozhdeniya của Uzbekistan). Trong tình huống này, Mỹ đồng ý giúp luôn các nước tẩy độc môi trường xung quanh mặc dù họ không liên quan và cũng chẳng có kiến thức.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh quan hệ cải thiện giữa Mỹ và các nước SNG, quân đội Mỹ cũng được phép xây dựng một số căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đó.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh quan hệ cải thiện giữa Mỹ và các nước SNG, quân đội Mỹ cũng được phép xây dựng một số căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đó.
Tuy nhiên khi quan hệ bắt đầu xấu đi vào những năm 2010, hầu hết các căn cứ này đã đóng cửa. Cho đến năm 2012, các tính toán của Nga đã chỉ ra kết quả lớn nhất của chương trình Nunn – Lugar là cung cấp tài chính hơn 9 tỷ USD cho Nga và các nước SNG.
Tuy nhiên khi quan hệ bắt đầu xấu đi vào những năm 2010, hầu hết các căn cứ này đã đóng cửa. Cho đến năm 2012, các tính toán của Nga đã chỉ ra kết quả lớn nhất của chương trình Nunn – Lugar là cung cấp tài chính hơn 9 tỷ USD cho Nga và các nước SNG.
Số tiền này đã giúp Ukraine, Belarus và Kazakhstan trở thành các quốc gia phi hạt nhân, vô hiệu hóa 7.610 đầu đạn hạt nhân, tiêu hủy 902 tên lửa xuyên lục địa, 906 tên lửa đất đối không, 33 tàu ngầm hạt nhân và 648 tên lửa từ tàu ngầm, 498 bệ phóng, 155 máy bay ném bom chiến lược,...
Số tiền này đã giúp Ukraine, Belarus và Kazakhstan trở thành các quốc gia phi hạt nhân, vô hiệu hóa 7.610 đầu đạn hạt nhân, tiêu hủy 902 tên lửa xuyên lục địa, 906 tên lửa đất đối không, 33 tàu ngầm hạt nhân và 648 tên lửa từ tàu ngầm, 498 bệ phóng, 155 máy bay ném bom chiến lược,...
Ngoài ra còn được dùng để vận chuyển cho Nga an toàn 590 vũ khí hạt nhân từ Ukraine, Belarus, Kazakhstan. Giúp Nga nâng cấp bảo vệ cho 260 tấn vật liệu phân hạch, 60% kho vũ khí hạt nhân, 35% kho vũ khí sinh học,...
Ngoài ra còn được dùng để vận chuyển cho Nga an toàn 590 vũ khí hạt nhân từ Ukraine, Belarus, Kazakhstan. Giúp Nga nâng cấp bảo vệ cho 260 tấn vật liệu phân hạch, 60% kho vũ khí hạt nhân, 35% kho vũ khí sinh học,...
Chưa hết, Nga còn dùng tiền của Mỹ và NATO để xây dựng 49 cơ sở nghiên cứu mới, tuyển dụng 58.000 nhà khoa học hạt nhân, hóa học, sinh học,... vào các dự án hòa bình. Với những kết quả to lớn đó, chương trình Nunn – Lugar được đánh giá là đã cải thiện đáng kể môi trường an ninh toàn cầu, khi 80% lượng vũ khí hóa học của thế giới đã được tiêu hủy.
Chưa hết, Nga còn dùng tiền của Mỹ và NATO để xây dựng 49 cơ sở nghiên cứu mới, tuyển dụng 58.000 nhà khoa học hạt nhân, hóa học, sinh học,... vào các dự án hòa bình. Với những kết quả to lớn đó, chương trình Nunn – Lugar được đánh giá là đã cải thiện đáng kể môi trường an ninh toàn cầu, khi 80% lượng vũ khí hóa học của thế giới đã được tiêu hủy.
Số còn lại hầu hết nằm ở Mỹ, quốc gia sẽ hoàn tất tiêu hủy 100% vũ khí hóa học vào năm 2022. Tới năm 2013, Nga và các nước SNG tuyên bố rằng họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và không gia hạn thêm chương trình Nunn – Lugar nữa (Nga hoàn tất tiêu hủy vũ khí hóa học vào năm 2017, 4 năm sau khi Nunn – Lugar hết hạn).
Số còn lại hầu hết nằm ở Mỹ, quốc gia sẽ hoàn tất tiêu hủy 100% vũ khí hóa học vào năm 2022. Tới năm 2013, Nga và các nước SNG tuyên bố rằng họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và không gia hạn thêm chương trình Nunn – Lugar nữa (Nga hoàn tất tiêu hủy vũ khí hóa học vào năm 2017, 4 năm sau khi Nunn – Lugar hết hạn).
Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất là 3 bộ trưởng quốc phòng William J. Perry (Mỹ), Valeriy Shmarov (Ukraine) và Pavel Grachev (Nga) trồng hoa hướng dương trên cánh đồng huyện Pervomaysk, tỉnh Luhansk, Ukraine.
Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất là 3 bộ trưởng quốc phòng William J. Perry (Mỹ), Valeriy Shmarov (Ukraine) và Pavel Grachev (Nga) trồng hoa hướng dương trên cánh đồng huyện Pervomaysk, tỉnh Luhansk, Ukraine.
Nơi đây từng có kho chứa và bệ phóng tên lửa hạt nhân. Tháng 6/1996, với sự giúp đỡ của Mỹ, các đầu đạn được Ukraine chuyển giao cho Nga, còn toàn bộ kho chứa và bệ phóng bị phá hủy để biến thành nông trại trồng hoa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nơi đây từng có kho chứa và bệ phóng tên lửa hạt nhân. Tháng 6/1996, với sự giúp đỡ của Mỹ, các đầu đạn được Ukraine chuyển giao cho Nga, còn toàn bộ kho chứa và bệ phóng bị phá hủy để biến thành nông trại trồng hoa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bức ảnh suýt đưa cả thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân - nguy cơ chấm dứt sự hiện diện của nhân loại. Nguồn: Vox.

GALLERY MỚI NHẤT