Cách ly xã hội toàn tỉnh Hải Dương: Hạn chế xe lưu thông QL 5, 18, 38, 38B, 17B,37

Để thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh, Hải Dương sẽ hạn chế các xe  đi trên các tuyến quốc lộ  5, 18, 38, 38B, 17B, 37, trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm...

Từ 0h ngày 16/2, Hải Dương thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian 15 ngày trên phạm vi toàn tỉnh.
Để thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16, chiều 15/2, Sở Giao thông vận tải Hải Dương thông báo, kể từ 0h 00 phút ngày 16/2 cho đến khi có thông báo mới, hạn chế các phương tiện lưu thông trên QL.5; QL.18; QL.38; QL.38B; QL.17B; QL.37 đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương. Trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết; xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất theo quy định của Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Cach ly xa hoi toan tinh Hai Duong: Han che xe luu thong QL 5, 18, 38, 38B, 17B,37
 Để thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh, Hải Dương sẽ hạn chế các xe  đi trên các tuyến quốc lộ  5, 18, 38, 38B, 17B, 37, trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm...
Các phương tiện qua địa bàn tỉnh Hải Dương có thể đi theo lộ trình sau: Lộ trình thay thế QL.5: Đi theo đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Lộ trình thay thế QL.18: QL.18 - Ngã ba Km48+500/QL.18 - Đường tỉnh 345/Quảng Ninh - Đường tỉnh 293/Bắc Giang - Ngã ba Vô Tranh (Km41+700/ĐT.293) - Đường tỉnh 293/Bắc Giang - Ngã ba Khám Lạng (Km24+750/QL.37) - QL.37 - Ngã ba Chằm (Km27+350/QL.37 - Đường tỉnh 293/Bắc Giang - Ngã tư BigC Bắc Giang - QL.1 - Ngã tư cầu Đại Phúc (Km18+400/QL.1) - QL.18;
Lộ trình thay thế QL.38: Đi vòng tránh theo đường tỉnh 281/Hưng Yên - Ngã tư Phố Nối - QL.39A; Lộ trình thay thế QL.38B: Hướng đi Hải Phòng vòng tránh qua QL.39A và QL.10; hướng đi Hà Nội vòng tránh qua QL.39A hướng ra QL.5; Lộ trình thay thế QL.17B: Đi vòng tránh theo QL.10; Lộ trình thay thế QL.37: Đi theo QL.10 - Đường tỉnh 345/Quảng Ninh - Đường tỉnh 293/Bắc Giang - QL.37/Bắc Giang hoặc đi theo QL.10 - QL.39A - Phố Nối/QL.5 tỉnh Hưng Yên.
Đồng thời, Sở GTVT tỉnh Hải Dương cũng tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động vận tải khách khác tiếp tục thực hiện theo Thông báo số 205/SGTVT-P5 ngày 28/1 của Sở Giao thông vận tải.
Cụ thể là tạm dừng vận tải hành khách bằng xe khách tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch bao gồm cả phương tiện của các tỉnh, thành phố khác. Các xe chở công nhân, các phương tiện tại bến phà, bến khách ngang sông không được chở quá 50% tổng số ghế hoặc số chỗ và không quá 20 người trên mỗi xe hoặc trên mỗi chuyến…
Để thực hiện nghiêm cách ly xã hội, Công an tỉnh Hải Dương đã khẩn trương phối hợp với các cấp, các ngành liên quan thành lập 170 chốt kiểm soát dịch các cấp. Trong đó, ngoài 16 chốt cấp tỉnh đã có từ trước sẽ thành lập mới 17 chốt tại các quốc lộ, nơi giáp ranh với tỉnh, thành phố lân cận. Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố thành lập 43 chốt cấp huyện, 94 chốt cấp xã.
Công an tỉnh Hải Dương cũng huy động 233 cán bộ, chiến sĩ cùng các lực lượng khác làm việc tại các chốt cấp tỉnh, còn chốt cấp huyện và xã do các địa phương bố trí. Các chốt làm nhiệm vụ kiểm soát người, phương tiện qua lại, đo thân nhiệt, nhắc nhở, xử lý những trường hợp không thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch theo quy định.

>>> Mời độc giả xem thêm video Bình Dương có bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

Tết Tân Sửu: Kỳ vọng năm mới 2021 đẩy lùi đại dịch COVID-19

Dù đang phải thực hiện các giải pháp đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 tại một số địa phương nhưng năm mới “Trâu vàng Tân Sửu 2021”, chúng ta có nhiều kỳ vọng về thành tựu của đất nước trên hành trình đổi mới, phát triển và hội nhập.

Năm Canh Tý 2020 vừa đi qua với bao khó khăn thách thức khi đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến nước ta gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và sự phát triển của đất nước. Cùng với đó, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền Trung gây mất mát, thiệt hại lớn về người và tài sản.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực, phấn đấu, sự đoàn kết, ý chí, quyết tâm, bản lĩnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và hệ thống chính trị, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng vừa phòng, chống đại dịch COVID-19 có hiệu quả, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

[e-Magazine] TSKH Nghiêm Vũ Khải: Trăn trở với Luật hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp

Trên cương vị Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, TSKH Nghiêm Vũ Khải đã được Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VII giao chủ trì việc xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp.

Trong các quốc gia thành viên ASIAN đã có 8 quốc gia ban hành Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp. Việt Nam là một trong hai nước còn lại chưa có đạo luật này. Đó có lẽ là điều khiến TSKH Nghiêm Vũ Khải trăn trở như là “việc hẹn chưa làm”.

- Thưa ông Nghiêm Vũ Khải, Luật hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp là vấn đề đang được giới trí thức công nghệ rất quan tâm. Xin Ông cho biết sự cần thiết và quá trình đề xuất để Quốc hội xem xét, quyết định đưa  đạo luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội đã diễn ra thế nào? 

Về sự cần thiết ban hành luật, trước hết đây là chủ trương đã được nêu trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa X. Đồng thời, đây là nhu cầu của đông đảo đội ngũ kỹ sư về một nền tảng pháp lý để phát triển nhân lực kỹ thuật chất lượng cao trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây cũng là xu thế phổ biến trên thế giới từ hơn một thế kỷ qua. Luật Kỹ sư chuyên nghiệp được ban hành đầu tiên ở Mỹ từ năm 1907. Trong khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành các hoạt động giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nền công nghiệp chế tạo, sản xuất phụ tùng, linh kiện...và đã nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực kỹ sư, kỹ thuật viên tay nghề cao. 

“Không có Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp và Luật Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ thì khó mà xây dựng đội ngũ trí thức chính quy, hiện đại, cũng như hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - TSKH Nghiêm Vũ Khải.

Khái niệm “kỹ sư chuyên nghiệp - KSCH” được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Để trở thành KSCN thì trước hết phải có được bằng đại học ngành kỹ thuật, công nghệ. Tiếp theo là phải có kinh nghiệm thực tiễn và đảm nhận vai trò chủ trì một số nhiệm vụ kỹ thuật và hằng năm phải học lớp nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. 

Từ yêu cầu khách quan đó, ngày 28/5/2019, VUSTA đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp. Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 số: 409/BC-UBTVQH14 ngày 10/6/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu: ”Về dự án Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp: ngày 28/5/2019, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét; trường hợp bảo đảm đủ điều kiện sẽ bổ sung vào Chương trình”. 

Các văn bản chỉ đạo của Trung ương yêu cầu phải ban hành Luật vào đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Rất tiếc là Quốc hội khóa XIV sắp kết thúc nhiệm kỳ nhưng chúng ta đã lỗi hẹn.

 
[e-Magazine] TSKH Nghiem Vu Khai: Tran tro voi Luat hanh nghe ky su chuyen nghiepTSKH Nghiêm Vũ Khải.

- Chúng ta cần phải làm gì để phát huy hơn nữa sự cống hiến của các nhà khoa học?

Ở nước ta cũng như hầu hết các nước, hiền tài được coi là nguyên khí quốc gia. Ngày nay, Hiến pháp cũng quy định phát triển khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đội ngũ trí thức được đánh giá là một trong 3 trụ cột tạo nền tảng của Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Lực lượng trí thức, nhất là trí thức tinh hoa và lực lượng quyết định lợi thế trong quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

Để phát huy hơn nữa những cống hiến của giới tri thức, chúng ta cần tăng đầu tư đi đôi với xác định đúng những vấn đề mà đất nước đang đối mặt để giới trí thức khoa học và công nghệ có thể tập trung giải quyết. Phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp - viện, trường - nhà khoa học. Đào tạo và sử dụng trí thức phải gắn liền với công cuộc công nghiệp hoa, hiện đại háo đất nước.

Hiện nay, chúng ta có đội ngũ trí thức trẻ đông đảo, được đào tạo từ trong nước cúng như tại các nước tiên tiến. Đối với trí thức chân chính, nhất là giới trẻ, việc thỏa mãn khát vọng khám phá được đặt cao hơn nhiều so với đãi ngộ về vật chất.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ và sự cạnh tranh nhân lực vô cùng gay gắt như hiện nay, công tác đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức của VUSTA càng có vai trò vô cùng quan trọng.

Xin cảm ơn TSKH Nghiêm Vũ Khải về cuộc phỏng vấn!

TSKH Nghiêm Vũ Khải sinh ngày 20/9/1953, tại xã Thái Bình. Đã từng học tập và nghiên cứu tại Liên Xô và Nhật Bản. Từ 2002 đến 2011, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII;  kinh qua các chức vụ Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông tiếp tục là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng.

Thực hiện: Hữu Tuấn

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.