Cách khắc phục vướng mắc khi đăng ký tài khoản định danh

Sau khi người dân phản hồi về việc gặp khó khăn khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, Bộ Công an cho biết sẽ khắc phục bằng cách bổ sung trang thiết bị, công nghệ để phục vụ người dân tốt hơn.

Trước việc nhiều người dân phản ánh việc đăng ký tài khoản định danh điện tử gặp phải một số vấn đề như hệ thống báo lỗi, liên quan đến mật khẩu... Các lỗi này ảnh hưởng trực tiếp khiến người dân không thể đăng ký được tài khoản.
Ngoài ra, một số lỗi khác người dân phản ánh khi sử dụng tài khoản định danh điện tử như: Người dân đã làm định danh điện tử nhưng khi kích hoạt thì phần mềm vẫn báo "chưa định danh"; nhiều người kích hoạt VNEID với tài khoản định danh mức 2 nhưng trong ứng dụng chưa hiển thị các trường thông tin như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế...
Cach khac phuc vuong mac khi dang ky tai khoan dinh danh
Lực lượng Công an thu nhận thông tin cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho người dân để phục vụ việc cấp tài khoản định danh điện tử. Ảnh: BCA
Trước vấn đề nêu trên, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết để khắc phục tình trạng trên, đơn vị sẽ rà soát quy trình thu nhận, đăng ký. Đồng thời nghiên cứu, bổ sung trang thiết bị hạ tầng và công nghệ để phục vụ người dân tốt hơn trong việc đăng ký tài khoản định danh điện tử.
C06 thông tin, hiện nay khi công dân đi đăng ký tài khoản định danh điện tử tại cơ quan công an, có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử, cảnh sát sẽ tiến hành thu nhận hồ sơ và gửi dữ liệu sang cơ quan quản lý dữ liệu như BHXH, Tổng cục Đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông… để xác thực thông tin các loại giấy tờ của công dân.
Theo C06: "Nếu thông tin giấy tờ của công dân được các đơn vị quản lý xác thực là đúng, chính xác sẽ được trả về hệ thống định danh và hiển thị lên ứng dụng VNEID. Nếu thông tin sai hoặc không chính xác sẽ không được hiển thị lên ứng dụng VNEID".

Từ 20/10, người dân được dùng tài khoản định danh điện tử thay CCCD

Người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương như sử dụng thẻ CCCD khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD.

Ngày 20/10, Bộ Công an cho biết, Nghị định số 59/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực thi hành từ hôm nay, trong đó quy định thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Có tài khoản định danh điện tử, ra đường không cần mang bằng lái xe

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 chính thức có hiệu lực từ 20/10. Khi có tài khoản định danh điện tử, công dân không cần mang theo bằng lái xe cũng như nhiều giấy tờ khác.

Tài khoản định danh điện tử là gì?

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an theo khoản 7 Điều 2 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg.

Theo đó, khi có tài khoản định danh điện tử mức 2, người dân có thể sử dụng tất cả tiện ích được cung cấp như tích hợp các loại giấy tờ (bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, đóng bảo hiểm y xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền).

Mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên được đăng ký tài khoản định danh điện tử. Người chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Co tai khoan dinh danh dien tu, ra duong khong can mang bang lai xe

Có tài khoản định danh điện tử mức 2, người dân không cần mang theo bằng lái xe

Làm sao để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2?

* Bước 1: Công dân thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Thông tin đăng ký bao gồm: số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email).

Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử).

Trường hợp công dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.

* Bước 2: Công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.

* Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân gắn chip theo đúng quy trình cấp căn cước công dân.

* Bước 4: Công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin nhân thân, thông tin các loại giấy tờ đăng ký tích hợp và ký xác nhận trên phiếu đăng ký định danh điện tử, phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.

Người dân cần lưu ý

Khi cán bộ chức năng yêu cầu kiểm tra thông tin cá nhân, giấy tờ, người dân phải cho phép (cấp quyền kiểm tra) thì cán bộ mới có thể xem được thông tin. Bên thứ ba (ngân hàng, ví điện tử, y tế, bảo hiểm, hệ thống dịch vụ công) muốn sử dụng dữ liệu phải được sự đồng ý của chủ tài khoản. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.