Cách học kỳ lạ “chẳng giống ai” của trẻ em Hà Lan

(Kiến Thức) - Trẻ em Hà Lan được hưởng nền giáo dục trong mơ với ba không đó là không thi cử, không điểm số và không cạnh tranh.

Không bài tập về nhà đến năm 10 tuổi
Ở cấp tiểu học, trẻ em Hà Lan sẽ không có bài tập về nhà, việc học sẽ chỉ gói gọn trên lớp và trong các hoạt động ngoại khóa. Cấp học tiểu học ở Hà Lan kéo dài tới 7 năm và trong khoảng thời gian này, các em sẽ không phải trải qua bất cứ một kỳ thi sát hạch đánh giá chấm điểm nào.
Cach hoc ky la
 Lớp học cấp 1 ở Hà Lan. Ảnh: Eurogates.
Mỗi lớp học ở Hà Lan có rất ít học sinh, trung bình chỉ khoảng 16 em nên các giáo viên có thể theo dõi sát sao từng em một. Việc nắm bắt được trình độ, năng khiếu và khả năng của từng học sinh cũng là cách để các giáo viên có thể đánh giá được năng lực học tập của học sinh mà không cần phải thông qua điểm số.
Một kỳ thi duy nhất
Kỳ thi này là kỳ thi chuyển từ cấp Tiểu học (7 năm) lên Trung học. Giáo dục Hà Lan chỉ có 2 cấp học và cấp học thứ hai có thể kéo dài 4, 5 hoặc 6 năm tùy theo từng chương trình học.
Sau khi kết thúc chương trình học cấp tiểu học 7 năm, các em sẽ dự một kỳ thi duy nhất để vào trung học. Mặc dù gọi là thi nhưng thực tế không có bất cứ ai bị đánh trượt trong kỳ thi này, đây chỉ là một kỳ thi phân loại với nhiều môn thi để phân loại học sinh.
Những em có khả năng học tập cao sẽ được theo học hệ trung học 6 năm với chương trình nặng hơn nhằm tạo tiền đề để các em vào đại học, những em học hệ 5 năm thường vào cao đẳng còn 4 năm là hệ học dành cho các em muốn học nghề.
Mặc dù có sự phân loại sớm như vậy nhưng bất cứ khi nào trong thời gian học các em cũng có thể chuyển xuống hệ học ngắn hơn để tiết kiệm thời gian và sức lực hoặc chuyển lên hệ học dài hơn với nhiều môn hơn để nhắm tới một trường Đại học chuyên ngành nào đó tùy theo sở thích của mình.
Đặt chất lượng lên trên số lượng
Số trường đại học ở Hà Lan chỉ có 15 trường Đại học nằm trong hệ thống giáo dục công lập và 5 trường thuộc hệ thống ngoài công lập. Vì số lượng các trường đại học ít như vậy nên những sinh viên theo học ở đây đều là những người rất xuất sắc, nhất là ở hệ Y khoa. Các trường đại học ở Hà Lan sẽ cấp bằng Thạc sĩ và Tiến Sĩ cho sinh viên sau khi ra trường.
Cach hoc ky la
 Môi trường học ở bậc đại học cực kỳ thoải mái. Ảnh: Eurogates.
Dù số lượng các trường đại học là rất ít nhưng những trường giáo dục hướng nghiệp cấp bằng cử nhân cho sinh viên lại khá nhiều, lên tới con số 55. Sinh viên ở những trường này thường học những môn liên quan đến kỹ thuật, nghề, nhiếp ảnh, báo chí... và thường sẽ có việc làm ngay từ khi còn đang ngồi ghế nhà trường.
Mời quý độc giả xem thêm video: MC Phan Anh chia sẻ bí quyết dạy con. Nguồn: VTC14:

Để bạn gái không bắt đi chơi, chàng trai nghĩ ra cách điên rồ này

Motaparthi Vamshi Krishna, 32 tuổi, sống tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ) đã kết hôn và có một đứa con, nhưng lại lén lút ngoại tình với người tình qua mạng sống ở Chennai.
 

Motaparthi Vamshi Krishna, 32 tuổi, sống tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ) đã kết hôn và có một đứa con, nhưng lại lén lút ngoại tình với người tình qua mạng sống ở Chennai.

Chuyện lạ hôm nay: Dị nhân sống trên gác mái, tích 500 chai nước tiểu

(Kiến Thức) - Sống 3 năm trên gác mái nhà vệ sinh công cộng, người đàn ông tích đủ 500 chai nước tiểu... là một trong những câu chuyện lạ hôm nay gây sốc nhất.

Chuyện lạ hôm nay do trang Sina đưa tin, một người đàn ông Nhật Bản đã khiến nhiều người sửng sốt bởi khả năng "ẩn thân" cực kỳ tài tình của mình.
Chuyen la hom nay: Di nhan song tren gac mai, tich 500 chai nuoc tieu
 Nhà vệ sinh ở thành phố Usuki, nơi ông Takashi Yamanouchi "ẩn thân" suốt 3 năm trên gác mái.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.