Cách hay giúp con giảm cơn cáu giận, ăn vạ

Chuyên gia cho rằng, hay cáu giận, ăn vạ, thái độ khó ưa... đều là những cảm xúc hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Cach hay giup con giam con cau gian, an va
Cha mẹ cần tìm hiểu lý do con dễ cau có, gắt gỏng. Ảnh minh họa
Ảnh hưởng tới nhân cách
Rất nhiều cha mẹ than phiền “trẻ ngày nay khó bảo” hoặc “lúc nào cũng phải lựa nếu không chúng rất dễ cáu gắt khó gần”…
Anh Nguyễn Duy Hưng (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ có cậu con trai đang học lớp 6. Ở tuổi này con thường dễ cáu, hay nổi nóng, thái độ rất khó chịu. Đôi khi chính cha mẹ phải bảo nhau lựa để dạy dỗ con, vì nếu người lớn mất bình tĩnh sẽ khiến không khí gia đình thêm nặng nề.
Tương tự, chị Lê Thu Hằng (cán bộ Ngân hàng Vietcombank, Hà Nội) cho hay, công việc của chị rất bận rộn, thời gian bên cạnh con không nhiều. Nhưng khi con hết tuổi cần cô giúp việc chăm sóc, chúng lại có biểu hiện khó hiểu về tâm lý như hay cãi, động vào là cau có, không thích gần gũi chia sẻ với bố mẹ.
Đôi lúc chị cảm thấy bất lực vì tình trạng này kéo dài mãi. Nhiều lần chị dành thời gian cho con đi chơi, sẵn sàng lắng nghe tâm sự nhưng chúng luôn cho rằng “có nói mẹ cũng không hiểu”… Còn nếu hỏi quá sâu thì chúng lại nổi nóng mà xa cách hơn.
Theo chuyên gia, nguyên nhân trẻ hay cáu giận, ăn vạ có thể là do thất vọng, mệt mỏi và đối với trẻ nhỏ thì có thể là bị đói. Trẻ em cũng có thể có cơn cáu giận để tìm kiếm sự chú ý, trẻ muốn có được thứ gì đó, hoặc để tránh phải làm điều gì đó.
Cơn giận dữ của trẻ có thể bao gồm các biểu hiện: Hét lên; trẻ hay khóc thét; khóc; đánh đập; lăn trên sàn; nhảy dậm chân; vứt bỏ mọi thứ…
Việc quản lý cảm xúc là một việc làm quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ, thậm chí nó sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ có thể có được các mối quan hệ giữa các cá nhân tốt và một tinh thần lành mạnh trong tương lai hay không. Một đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc sẽ dễ dàng chấp nhận và quản lý những điều vui buồn, lo lắng... của mình và không muốn trút vào ai.
TS Nguyễn Thùy Dương, giảng viên Khoa Tâm lý học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho hay, nghiên cứu về giáo dục trẻ em cho thấy, những trải nghiệm cảm xúc của trẻ trước 6 tuổi có tác động lâu dài trong cuộc đời một người.
Nếu không thể tập trung chú ý, tính cách của trẻ sẽ bi quan, cô đơn, lo âu, không hài lòng với bản thân và trẻ hay ăn vạ..., những điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của trẻ. Hơn thế, nếu những cảm xúc tiêu cực của trẻ xảy ra thường xuyên và liên tục, chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới tính cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân. Do đó, cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ từ sớm và có sự giúp đỡ trong việc điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của mình.
Theo TS Nguyễn Thùy Dương, vai trò của phụ huynh đối với cảm xúc của trẻ có thể chia làm hai loại: Một là hướng dẫn cảm xúc; Hai là loại bỏ cảm xúc.
Việc hướng dẫn cảm xúc sẽ điều chỉnh, coi cảm xúc tiêu cực của trẻ là cơ hội để con biết được về bản thân mình, hướng dẫn bé đối phó với cảm xúc của chính mình một cách hiệu quả nhất. Trong khi đó, phụ huynh loại bỏ cảm xúc thường sẽ chọn cách chấm dứt cảm xúc, thay đổi trẻ. Thế nhưng cả hai điều này đều không dễ nếu chính bản thân cha mẹ trẻ là những người không thể kiểm soát.
Do vậy, trước khi dạy trẻ học cách quản lý cảm xúc, cha mẹ nên nghiêm túc suy nghĩ về bản thân. Trong quá trình dạy con, liệu bạn có tức giận, chán nản, buồn bã không? Khi bị mất kiểm soát, bạn có tìm ra một giải pháp thích hợp không?
Để học cách kiểm soát trẻ hay cáu giận, ăn vạ chính người lớn cũng cần phải tự mình kiểm soát được bản thân. Bởi vì, khi trẻ hay cáu gắt đã là một việc thách thức sự kiểm soát cảm xúc đối với bạn. Nói cách khác, việc giáo dục trẻ cũng chính là cơ hội để bạn tự rèn giũa những kỹ năng quản lý cảm xúc của chính mình. 
Lắng nghe, chấp nhận cảm xúc của trẻ
Thông thường, khi trẻ tức giận, nhiều người sẽ dùng cách răn đe: “Con thử làm một lần nữa xem, bố mẹ sẽ đuổi con ra khỏi cửa”. Đây giống như một hình phạt nghiêm khắc, có tính đe dọa. Thế nhưng, điều này không chỉ làm mất lòng tự trọng và cảm giác an toàn của đứa trẻ, mà thậm chí còn dẫn đến sự phá hoại và chống trả thụ động như một sự trả thù.
TS Nguyễn Thùy Dương cho rằng, khi trẻ hay khóc thét, cáu giận, ăn vạ trước tiên nên có thái độ thông cảm, vận dụng khả năng lắng nghe để chấp nhận cảm xúc của bé.
Như khi gia đình có khách tới chơi, trẻ bị bạn khác giật đồ chơi, trẻ sẽ tức giận, muốn đánh “vị khách nhí” kia. Lúc này, điều bạn nên nói không phải là việc đổ lỗi cho trẻ không biết chia sẻ đồ chơi hoặc mắng trẻ là không ngoan, mà bạn nên chấp nhận cảm xúc tiêu cực của trẻ. Sau đó, bạn chia sẻ với trẻ về cách xử lý tình huống một cách thích hợp.
Bạn có thể nói với trẻ: “Nếu món đồ mà bố/mẹ thích bị lấy đi, bố/mẹ cũng rất tức giận. Nhưng nếu con cho bạn mượn chơi một chút, rồi bạn sẽ trả lại con mà”. Bạn cũng có thể thương lượng với trẻ như: “Tại sao con không chơi chung đồ chơi với bạn, chơi cùng nhau sẽ rất vui đấy...”.
Đôi khi, trẻ hay cau có cũng có thể do con đang lo lắng hoặc che giấu nỗi sợ nào đó. Trẻ có thể có những nỗi sợ hãi khác nhau như sợ chó, sợ bóng đêm, thậm chí sợ những người lạ.
Trường hợp này, cha mẹ cần phải cùng trẻ trải nghiệm chính những cảm xúc này và sau đó tâm sự với trẻ. Người lớn có thể nói: “Bố/mẹ biết con sợ, bố/mẹ cũng có những nỗi sợ đấy nhé. Khi chúng ta sợ hãi, ta sẽ muốn trốn trong vòng tay của bố/mẹ hoặc tìm một nơi an toàn nào đó để lẩn trốn. Tuy nhiên, có những lúc nỗi sợ là không cần thiết đâu. Ví dụ, con đã từng rất sợ việc tới trường mẫu giáo, nhưng khi tới trường, con lại thấy lớp mẫu giáo rất vui, đúng không nào....?”.

Mẹ chồng chăm khi mang bầu, nhìn thức ăn trên bàn mà mắt tôi đỏ hoe

Mang thai đến đến tháng thứ 4 thì tôi lại nghén hơn, mẹ chồng đành phải gác lại công việc đồng áng lên chăm tôi.

Mẹ chồng chăm khi mang bầu, nhìn thức ăn trên bàn mà mắt tôi đỏ hoe

Tôi là một cô gái nông thôn. Mẹ mất từ khi tôi còn rất nhỏ nên tôi phải ở với ông bà ngoại. Bố lấy vợ ở một nơi khác, không nuôi nấng tôi. May mà có ông bà nếu không cuộc đời tôi hẩm hiu lắm. Ông bà đã già nhưng vẫn nhất quyết cho tôi ăn học đầy đủ và chăm lo cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Khi tôi thi đỗ đại học, ông bà rất vui mừng nhưng lúc này chi phí học hành đắt đỏ, tôi đành phải tìm bố để nhờ giúp đỡ.

Dù ở xa nhưng trong lòng bố vẫn thương tôi nên khi tôi hỏi xin tiền học đại học, ông đồng ý ngay. Những năm đó, tôi luôn phải cân đo đong đếm tiền bạc, thời gian được nghỉ để đi làm thêm ở các quán ăn bên ngoài. Bốn năm đại học, tôi đã làm rất nhiều công việc bán thời gian, nhưng tôi không thấy vất vả mà ngược lại rất hạnh phúc vì vẫn còn sức mà học hành, kiếm tiền.

Chị dâu đang mang bầu 5 tháng vẫn đòi ly hôn

Dù cả nhà đã lựa lời khuyên can nhưng chị dâu vẫn kiên quyết đòi ly hôn, trong khi chị đang có bầu hơn 5 tháng.

Chị dâu tôi rất năng động, suy nghĩ tích cực. Nhờ bản tính vui vẻ, yêu đời của chị mà anh tôi cũng có những thay đổi lớn. Anh không còn "già dặn quá mức" nữa, từ lúc biết yêu đã biết cười tươi, biết tạo dáng chụp ảnh hay thậm chí biết đút người yêu ăn. Lần đầu tiên thấy anh ấy đút con tôm cho chị dâu, cả nhà tôi đều tròn mắt kinh ngạc. Chẳng ai tin nổi một người đàn ông nổi tiếng khó tính, cứng nhắc như anh mà vẫn bị tình yêu làm cho thay đổi.

Đám cưới anh chị nhanh chóng diễn ra. Mẹ tôi không muốn sống chung với vợ chồng con trai, nửa vì sợ mâu thuẫn với nàng dâu, nửa vì không muốn phá hỏng không khí thoải mái của đôi vợ chồng son. Vậy nên bố mẹ đã cho anh chị một mảnh đất và 1 tỷ để xây nhà riêng. 

Bị "bắt" làm mẹ chồng khi mới 44 tuổi

Chị Nguyễn Thu Mai (ở Cầu Diễn, Hà Nội) trở thành mẹ chồng khi mới 44 tuổi. Con trai chị rơi vào tình huống "bác sĩ bảo cưới" khi mới học năm cuối đại học.

Khỏi phải nói cảm giác bị "bắt" làm mẹ chồng với chị bức bí, khó chịu đến nhường nào. Cái gì các con làm cũng không vừa lòng mẹ chồng, từ việc ngủ muộn, dậy muộn đến nấu nướng, dọn dẹp. Cho nên, tiếng càm ràm của chị trong nhà cứ vang lên liên tục.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.