Trong Đông y, hoàng kỳ có tác dụng làm ẩm tỳ, tăng cường khí phổi, khí tim, ích khí thận, bổ gan hư. Ngoài ra, hoàng kỳ còn có tác dụng với nhiều bệnh mãn tính như viêm thận mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường.
Ngoài bổ tỳ phổi, hoàng kỳ còn có nhiều tác dụng khác như: giãn nỡ mạch máu, phòng đột quỵ, hạ huyết áp, ngừa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm béo, làm mướt da, đẹp da mặt. Để phát huy được tối đa công dụng của hoàng kỳ có thể tham khảo một số cách dùng sau:
Ảnh minh họa. |
Hoàng kỳ với hồng trà
Đầu tiên cho hoàng kỳ vào nồi đun khoảng 15 phút, sau đó tiếp tục cho hồng trà vào đun cùng khoảng 5 phút là có thể uống được.
Nếu thường xuyên uống trà này sẽ có tác dụng điều hòa tỳ vị, nhuận phổi, sinh tân, tiêu viêm, bổ khí, sinh dương. Ngoài ra còn có tác dụng trị liệu hiệu quả chứng mồ hôi trộm, tỳ vị hư nhược, tiêu thũng, giải độc, hạ huyết áp, chống lão hóa.
Trà hoàng kỳ đương quy
Cách làm: Dùng hoàng kỳ cùng đương quy đun lấy nước uống hãm thay trà có tác dụng bổ khí huyết, chống lạnh hiệu quả, trị hiệu quả chứng chân tay lạnh mùa Đông
Canh gà nấu với hoàng kỳ
Nguyên liệu: Gà 500g, hoàng kỳ 10g, hạt sen 10g, kỷ tử 5g, táo đỏ 10g, dầu lạc 10g, muối 1g, gừng vài lát nhỏ, rượu trắng 10g.
Cách làm: Đầu tiên rửa sạch gà cho vào nồi, cho phần rượu trắng để rửa lại lần nữa. Tiếp theo, gà chặt miếng vừa ăn. Cho gà, hoàng kỳ, hạt sen vào nồi hầm cùng nhau trong khoảng 1 tiếng cho mềm. Tiếp đến cho táo đỏ vào đun cùng khoảng 20 phút rồi tiếp tục cho kỷ tử vào cùng đun tiếp 10 phút nữa. Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
Món canh gà hoàng kỳ có tác dụng bổ khí kiện tỳ, ích phổi, ngừa mồ hôi, đặc biệt rất tốt cho sản phụ sau sinh.