Tuyệt chiêu chữa nhiệt miệng tại nhà không dùng thuốc
(Kiến Thức) - Nhiệt miệng tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây không ít khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống. Dưới đây là những “bí kíp” giúp bạn đánh bay nhiệt miệng nhanh chóng mà không cần dùng thuốc.
Củ cải trắng không những là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng một cách nhanh chóng. Ảnh: adayroi. |
Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy ép củ cải trắng lấy nước để súc miệng 3 lần/ngày. Với cách này, bạn chỉ cần thực hiện 2 ngày là khỏi hẳn nhiệt miệng. Ảnh: wikimedia. |
Sau khi sử dụng túi trà, bạn chớ nên vội vứt bỏ mà hãy giữ lại và đắp vào vết nhiệt miệng. Ảnh: phunuphapluat. |
Chất tanin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm hiệu quả. Ảnh: cooky. |
Đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn có thể đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Ảnh: hocviensacdep. |
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp mật ong và nghệ để chữa trị nhiệt miệng mà không cần dùng thuốc. Ảnh: dacsan47. |
Bạn chỉ cần trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa nghệ lại với nhau để tạo nên hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết nhiệt miệng 2-3 lần/ngày. Ảnh: hellobacsi. |
Mật ong có tính kháng khuẩn trong khi nghệ có tính kháng viêm sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng các nốt nhiệt miệng. Ảnh: mypham3nc. |
Râu ngô tưởng chừng là thứ bỏ đi nhưng cũng có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả. Ảnh: khoahocdoisong. |
Bạn có thể dùng nước râu ngô uống thay nước hàng ngày sẽ thấy các nốt nhiệt miệng sẽ không còn sưng đau chỉ sau 2 ngày. Ảnh: meohay. |
Mách bạn mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà
Nhiệt miệng là những vết loét gây đau trên lưỡi, cuống họng, môi hoặc má trong. Dưới đây là 10 mẹo đơn giản để vết nhiệt miệng biến mất nhanh chóng.
Nước muối: Nước muối là một bài thuốc tại nhà giúp chữa nhiệt miệng. Dung dịch nước muối hút các dịch lỏng ra khỏi vết nhiệt qua quá trình thẩm thấu, nhờ đó giảm sưng, viêm và đau. |
Vệ sinh khoang miệng: Giải pháp cho hầu hết mọi vấn đề về răng miệng là cải thiện vệ sinh khoang miệng. Khi làm sạch răng miệng, hãy chú ý tránh đụng các vết loét vì việc này có thể gây chảy máu. Hãy dùng bàn chải lông mềm để tránh kích ứng thêm.
|
Ớt tiêu cayenne: Bên cạnh công dụng nêm gia vị cho các món ăn, ớt tiêu còn là một bài thuốc tuyệt vời cho các vết nhiệt miệng. Ớt tiêu giàu capsaicin, một chất giúp giảm viêm đau do nhiệt miệng bằng cách làm tê các dây thần kinh. |
Dầu tràm trà: Dầu tràm trà nổi tiếng với công dụng chữa các vấn đề da liễu như vảy nến, mụn nhọt, nấm móng hay chàm. Nhờ có thành phần kháng khuẩn và sát trùng, dầu tràm trà chữa nhiệt miệng bằng cách tiêu diệt các mầm mống gây viêm.
|
Dầu dừa: Dầu dừa được sử dụng nhiều trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, bao gồm cả chữa nhiệt miệng. Dầu dừa có tính kháng viêm; đồng thời chứa các thành phần kháng khuẩn và chống nấm, giúp đánh bay nhiệt miệng.
|
Tinh dầu cam thảo: Tinh dầu cam thảo có tính kháng viêm cực mạnh nhờ có thành phần glycyrrhizin. Bạn nên thoa trực tiếp tinh dầu cam thảo lên vết nhiệt hai lần mỗi ngày, hoặc uống trà cam thảo để đạt hiệu quả tốt nhất.
|
Sữa chua: Sữa chua hữu cơ rất tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe đường tiêu hóa nói chung vì nó giúp cân bằng các vi sinh vật trong toàn hệ thống. Mất cân bằng vi khuẩn là một nguyên nhân gây nhiệt miệng, do đó sữa chua chính là giải pháp bạn cần.
|
Mật ong: Mật ong chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng viêm giúp vết nhiệt mau lành hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng mật ong tươi chưa qua xử lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
|
Cây xô thơm: Trước khi có các loại thuốc hiện đại, cây xô thơm đã được sử dụng để làm sạch khoang miệng và chữa nhiệt miệng. Nước xô thơm giúp giảm viêm, đồng thời chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng virus.
|
Túi lọc trà hoa cúc: Trà hoa cúc chứa chất bisabolol giúp giảm viêm. Chất này còn có các thành phần làm dịu và kháng khuẩn. Bisabolol có tính kiềm, do đó giúp trung hòa các axit gây kích ứng vết nhiệt. |
Bị nhiệt miệng, ăn ngay 5 loại thực phẩm này để nhanh khỏi
Chọn đúng loại thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng thuyên giảm, các vết loét mau lành hơn.
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nhiệt miệng là một viết loét hoặc kích ứng nhỏ. Chúng gây ra khó chịu, đau đớn khi ăn uống.
Nhiệt miệng có thể tự khỏi trong vòng 10-14 ngày nhưng cũng có lúc kéo dài đến 6 tuần.
Để nhiệt miệng nhanh khỏi và không gây ra đau, sót khi ăn uống, bạn hãy ưu tiên chọn những thực phẩm dưới đây.
Trà đen
Trà đen có chứa chất tannin giúp làm giảm cơn đau do nhiệt miệng. Bạn có thể uống trà đen hoặc dùng túi trà đen ướt đắp lên vết nhiệt miệng sẽ làm tình trạng đau sót giảm bớt và nhanh khỏi hơn.
Đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen
Đây đều là những loại thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và làm vết nhiệt miệng mau lành.
Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây rất tốt cho việc phòng và điều trị nhiệt miệng. Lượng vitamin C dồi dào trong những loại thực phẩm này giúp tăng cường sức để khãng của cơ thể, chống lại sự tấn công của vi khuẩn và chăm sóc khoang miệng tốt hơn.
Sữa chua
Loại thực phẩm này có tính lợi khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong miệng. Bạn có thể ăn sữa chua với nha đam và một số loại trái cây có tính mát để làm dịu tình trạng viêm loét.
Rau xanh
Rau xanh có tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế các tổn thương do nhiệt miệng. Bạn có thể chọn những loại rau có tính mát như rau má, rau diếp cá...
Nhiệt miêng nên tránh ăn thực phẩm gì?
Khi bị nhiệt miệng, bạn cần tránh các loại thực phẩm
cay nóng vì nó có thể kích thích và làm tình trạng viêm loét miệng trở nên nặng hơn.
Nên hạn chế những loại hoa quả tính nóng có nhiều đường như nhãn, vải, đào, mậm...
Không nên uống cà phê vì chất axit salicylic sẽ làm kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, tác động đến vết nhiệt miệng.