|
Kích cỡ cảm biến càng lớn thì chất lượng hình ảnh càng cao. Hiện tại, máy ảnh DSLR sử dụng hai loại cảm biến CCD và CMOS với ba kích thước: Full Frame (nguyên khung – bằng kích thước phim 35 mm: 36 × 24 mm), APS-C (dao động từ 20,7 × 13,8 mm tới 28,7 × 19,1 mm – với kích thước đường chéo nhỏ hơn Full Frame 1,5 đến 1,6 lần) và Four-Thirds (18 × 13,5 mm).
Do phần lớn các máy DLSR đều xây dựng trên chuẩn máy phim 35 mm, nên những cảm biến kích thước nhỏ hơn sẽ chịu một hiệu ứng gọi là “crop factor” (hệ số cúp nhỏ). Cảm biến nhỏ sẽ thu được khung hình nhỏ hơn tạo cảm giác hình được chụp bằng ống kính có tiêu cự lớn hơn tiêu cự công bố khi so sánh với khổ 35 mm (lớn hơn khoảng 1,5 tới 1,6 lần ở khổ APS-C, và 2 lần ở khổ Four-Thirds). Lưu ý – tiêu cự càng lớn thì góc nhìn càng nhỏ và càng kéo gần lại được vật thể ở xa.
Tốc độ
Một chiếc DSLR dù là dòng khởi điểm cũng lấy nét và chụp nhanh hơn bất kỳ một chiếc máy compact nào. Hơn nữa, dòng càng cao thì lấy nét càng nhanh hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt lại nằm ở tốc độ chụp liên tiếp – tính năng cần thiết khi chụp thể thao và thiên nhiên hoang dã. Do đó, khi lựa chọn và phân biệt các dòng máy khác nhau, nên để ý tới thông số này.
Hầu hết dòng DSLR khởi điểm đều cho phép chụp liên tiếp 2,5 hoặc 3 hình mỗi giây. Trong khi đó, dòng máy trung hoặc bán chuyên thường có tốc độ chụp liên tiếp là ít nhất 5 hình/giây, một số model còn chụp được 10 – 11 khung hình/giây. Lưu ý, bộ nhớ đệm (buffer) càng lớn thì máy càng có khả năng chụp nhiều hình trong một lần liên tiếp (burst).
Tuy vậy, các ống kính được bán kèm thân máy thường có tốc độ khá chậm, do đó mọi người sẽ không thể chụp được ảnh chuyển động trong điều kiện thiếu sáng mà không có đèn flash. Nếu thường xuyên chụp trong nhà, nên cân nhắc đầu tư mua ống kính có tốc độ nhanh hơn.
Lựa chọn ống kính
Nếu xác định được sẽ mua DSLR để phục vụ cho mục đích gì (chụp tele, chụp macro, hoặc chụp sử dụng hiệu ứng, ví dụ như mắt cá), hãy cân nhắc về các mẫu ống kính tương thích với dòng máy mà đang cân nhắc. Nếu thấy ống kính đi kèm thân máy không hữu dụng, nên chọn chỉ mua thân máy và đầu tư vào các mẫu ống kính muốn mua.
Khi mua ống kính, cần cân nhắc tới các yếu tố như: chụp xa hay chụp gần, cần chụp chuyển động tốc độ cao và chụp trong điều kiện thiếu sáng (đòi hỏi khẩu độ cao) hay không, yêu cầu về kích cỡ và cân nặng là gì, có hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh hay không...
Với nhiều người, lựa chọn ống kính còn quan trọng hơn lựa chọn thân máy. Do đó, mua ống kính dựa trên… sở thích hoặc thiết kế cũng là một lựa chọn hợp lý, bởi càng yêu qúy bộ đồ nghề của mình thì sẽ càng có cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ hơn.
Ổn định hình ảnh
Máy ảnh DSLR lớn hơn và nặng hơn các loại máy khác rất nhiều, do đó khách hàng sẽ phải quan tâm tới kích cỡ của máy. Một mẫu DSLR có thể hoàn toàn vừa vặn với tay người này song lại là quá lớn hoặc quá nhỏ trong tay người khác. Nếu kích cỡ và cân nặng là yếu tố quan trọng số 1, hãy cân nhắc máy không gương lật sử dụng ống kính rời.
Pin
Loại pin mà DSLR sử dụng cũng rất khác nhau. Một số máy sử dụng pin tiểu, loại không sạc hoặc có thể sạc được. Nhiều model DSLR sử dụng pin sạc đi kèm theo máy, vốn có giá lên tới vài chục USD. Thời lượng pin và giá của máy ảnh không phải lúc nào cũng tương đồng: có những loại giá rất đắt sẽ tiêu tốn pin rất nhanh, trong khi những loại rẻ hơn có thể trụ được trong một vài ngày. Trong mọi trường hợp, mua pin dự phòng luôn là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu mua máy sử dụng pin tiểu (AA), mọi người sẽ nhận ra rằng việc thay pin quá thường xuyên sẽ làm khó chịu.