Cách bảo vệ sức khỏe giữa thời tiết nắng nóng

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, người dân cần tăng cường áp dụng những biện pháp dưới đây.

Nắng nóng trên diện rộng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, có khoảng 150.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy do nhiệt độ tăng quá cao.
Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Các loại bệnh dễ mắc phải do nắng nóng như bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, sốt vi-rút…), việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (tiêu chảy).
Cach bao ve suc khoe giua thoi tiet nang nong
 Ảnh minh họa.
Nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ ozon và một số chất ô nhiễm khác trong không khí tăng cao, làm gia tăng các bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột tử. Đặc biệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da.
Say nắng, kiệt sức, mất nước, chuột rút… cũng có thể xảy ra do thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, nắng nóng kéo dài có thể gây hạn hán, thiếu nước sạch sinh hoạt làm các bệnh dịch càng dễ phát triển trong khi sức đề kháng của cơ thể kém đi do thiếu nước sạch…
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, người dân cần tăng cường áp dụng những biện pháp chống nắng, nóng như sau:
Uống nhiều nước
Nắng nóng làm cơ thể ra mồ hôi nhiều nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước, điện giải; Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi.
Đây chính là biện pháp đầu tiên, dễ thực hiện và rất hiệu quả để chống nắng nóng. Không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Vào mùa hè, để tăng cường sức đề kháng hiệu quả, cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn; nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, chè hạt sen, sữa chua, sữa tươi…
Mặc trang phục mát
Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt. Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kính mát để bảo vệ mắt... Ngoài ra cần tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm.
Giữ nhà cửa thông thoáng
Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà. Lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng.
Tránh xa ánh nắng
Nếu cần thiết phải ra nắng thì cần cố gắng chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.
Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng. Nếu thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt…
Khi dùng quạt và điều hòa cần lưu ý:
Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ bị nhiễm lạnh. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại. 

Nắng nóng 40 độ gây hại gì cho sức khoẻ và nên ăn mặc thế nào?

(Kiến Thức) - Thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao nhất lên đến 40 - 41 độ C gây ra không ít những hệ lụy, đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với trẻ em.

Nắng nóng 40 độ gây hại gì cho sức khoẻ và nên ăn mặc thế nào?
Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?
Thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao nhất lên đến 40 - 41 độ C gây ra không ít những hệ lụy, đe dọa sức khỏe. 

Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-2
Đi ngoài trời nắng nóng 40 độ C làm thân nhiệt tăng đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi có thể dẫn đến phù do nhiệt, phát ban, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức, thậm chí sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ.  

Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-3
 Các bệnh lý do ảnh hưởng của nhiệt độ được chia theo các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy mức độ tiếp xúc với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường xung quanh, thời lượng và người đó có làm công việc nặng nhọc hay không.

Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-4
Những tình trạng thường gặp phải khi nắng nóng:
Phát ban: Những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao bên ngoài dễ bị kích thích làm xuất hiện mẩn ngứa, mề đay, sau một thời gian sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. 
Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-5
 Ngứa nhiều, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, sau đó cơ thể tự điều chỉnh và các triệu chứng sẽ biến mất. Lưu ý: Cần phân biệt giữa phát ban do nhiệt và bỏng. Cơ thể tiếp xúc với nắng quá lâu có thể dẫn đến bỏng làm cho vùng da tại đó bị đỏ, sưng rộp.


Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-6
Chuột rút: Bệnh thường xuất hiện ở người lao động nặng hay vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Cơ thể đang vận động và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao dễ gây ra chuột rút do nhiệt. 

Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-7
 Ngất xỉu: Tình trạng này thường gặp ở những người đi du lịch mùa hè, phải ra ngoài nắng nhiều hoặc leo núi, di chuyển, tập quân sự… khiến cơ thể mất muối và nước. Tình trạng này kéo dài đến một giai đoạn nào đó làm nước trong lòng mạch máu giảm, giảm huyết áp, đặc biệt bệnh nhân ở tư thế đứng sẽ giảm lưu lượng máu lên não gây ngất xỉu.

Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-8
 Kiệt sức: Khi tình trạng mất muối và nước kéo dài hơn so với các tình huống trên sẽ dẫn đến kiệt sức. Khi đó, bệnh nhân không chỉ ngất xỉu mà còn kèm theo các triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn…

Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-9
Nếu được sơ cứu kịp thời, ngưng các hoạt động hiện tại, di chuyển vào môi trường thoáng mát thì cơ thể phục hồi hoàn toàn. Vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển đến môi trường khác, cơ thể có hiện tượng sốc nhiệt. Sốc nhiệt là thể bệnh nặng nhất trong các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra. 
Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-10
Sốc nhiệt (đột quỵ do nhiệt): Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Sốc nhiệt là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm sự quá tải khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt. 


Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-11
Tăng thân nhiệt kéo dài làm tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận đặc biệt là hệ thần kinh. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân có thể lên đến trên 40 độ C, kèm các triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, buồn ói, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật thậm chí hôn mê. 
Nang nong 40 do gay hai gi cho suc khoe va nen an mac the nao?-Hinh-12
Để tránh những tác hại từ nắng nóng, bạn nên bảo vệ cơ thể bằng cách mặc áo chống nắng, đội mũ nón và che ô đầy đủ. Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dài, dày thích hợp khi ra đường nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Thực phẩm không ăn khi nắng nóng, dùng nhiều dễ mất nước suy kiệt

(Kiến Thức) - Đồ ăn giúp cơ thể nạp năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Dù vậy, có những thực phẩm không nên ăn khi nắng nóng. Lạm dụng chúng có thể gây mất nước, suy kiệt cơ thể.

Thực phẩm không ăn khi nắng nóng, dùng nhiều dễ mất nước suy kiệt
Thuc pham khong an khi nang nong, dung nhieu de mat nuoc suy kiet
 Chuyên gia sức khỏe khuyên người dân nên bổ sung đủ nước, thoa kem chống nắng (loại có SPF từ 30 trở lên) để bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng, nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thận trọng trong việc lựa chọn đồ ăn bởi có những thực phẩm không nên dùng khi nắng nóng

Bảo bối tăng trí nhớ cho sĩ tử ôn thi ngày nắng nóng

Một số loại thực phẩm dưới đây được xem là "bảo bối" có thể giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe cho sĩ tử trong những ngày ôn thi mùa nắng nóng.

Bảo bối tăng trí nhớ cho sĩ tử ôn thi ngày nắng nóng
1. Cá béo
Từ lâu, cá được xem là "thực phẩm tốt nhất cho trí não", và có bằng chứng thuyết phục chứng minh điều này. Các nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ cá thường xuyên có thể cải thiện trí nhớ, nhờ các axit béo omega-3. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp nâng cao sự tập trung tinh thần.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.