Cách Ba Lan cải biên vũ khí từ thời Liên Xô cho "hợp thời đại"

Cách Ba Lan cải biên vũ khí từ thời Liên Xô cho "hợp thời đại"

Ra đời vào năm 1991 - ngay sau khi Liên Xô tan rã - PT-91 Twardy đã chứng tỏ được khả năng tự lực của ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan thời điểm bấy giờ.

Vào cuối thập niên 1980, sau khi Ba Lan hiện đại hoá được hết kho xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 của mình sang phiên bản T-55AM Merida, mục tiêu tiếp theo của quân đội nước này chính là hiện đại hoá kho xe tăng T-72 của mình. Dù gặp nhiều bất ổn chính trị trong nước và trong khu vực, dự án hiện đại hoá T-72 của Ba Lan vẫn gần như không bị ảnh hưởng. Nguồn ảnh: Wiki.
Vào cuối thập niên 1980, sau khi Ba Lan hiện đại hoá được hết kho xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 của mình sang phiên bản T-55AM Merida, mục tiêu tiếp theo của quân đội nước này chính là hiện đại hoá kho xe tăng T-72 của mình. Dù gặp nhiều bất ổn chính trị trong nước và trong khu vực, dự án hiện đại hoá T-72 của Ba Lan vẫn gần như không bị ảnh hưởng. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới năm 1991, ngay khi Liên Xô tan rã, Ba Lan đã cho ra đời phiên bản hiện đại hoàn chỉnh của T-72. Phiên bản nâng cấp này được đặt tên là PT-91 Twardy. So với phiên bản gốc, PT-91 của Ba Lan có hệ thống giáp bảo vệ hiện đại hơn, hệ thống kiểm soát hoả lực đời mới và động cơ được nâng cấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới năm 1991, ngay khi Liên Xô tan rã, Ba Lan đã cho ra đời phiên bản hiện đại hoàn chỉnh của T-72. Phiên bản nâng cấp này được đặt tên là PT-91 Twardy. So với phiên bản gốc, PT-91 của Ba Lan có hệ thống giáp bảo vệ hiện đại hơn, hệ thống kiểm soát hoả lực đời mới và động cơ được nâng cấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Bắt đầu từ năm 1993, Bộ quốc phòng Ba Lan bắt đầu trang bị những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 đầu tiên vào biên chế quân đội nước này để tiến hành thực nghiệm, đánh giá chất lượng của gói nâng cấp này. Nguồn ảnh: Wiki.
Bắt đầu từ năm 1993, Bộ quốc phòng Ba Lan bắt đầu trang bị những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91 đầu tiên vào biên chế quân đội nước này để tiến hành thực nghiệm, đánh giá chất lượng của gói nâng cấp này. Nguồn ảnh: Wiki.
PT-91 Twardy có tổng trọng lượng 48,5 tấn, chiều dài 6,86 mét và có chiều rộng 3,7 mét. Xe có kíp chiến đấu ba người - nghĩa là mọi thông số cơ bản vẫn gần như được giữ nguyên như trên chiếc T-72 do Liên Xô sản xuất trước đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
PT-91 Twardy có tổng trọng lượng 48,5 tấn, chiều dài 6,86 mét và có chiều rộng 3,7 mét. Xe có kíp chiến đấu ba người - nghĩa là mọi thông số cơ bản vẫn gần như được giữ nguyên như trên chiếc T-72 do Liên Xô sản xuất trước đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lớp giáp của xe được cải tiến hoàn toàn với giáp làm bằng composite. Phần trước và hai bên thân xe được ứng dụng công nghệ giáp phức hợp nhiều lớp. Trong khi đó giáp phản ứng nổ được trang bị ở phía trước, hai bên và cả phía sau xe. Nguồn ảnh: Flickr.
Lớp giáp của xe được cải tiến hoàn toàn với giáp làm bằng composite. Phần trước và hai bên thân xe được ứng dụng công nghệ giáp phức hợp nhiều lớp. Trong khi đó giáp phản ứng nổ được trang bị ở phía trước, hai bên và cả phía sau xe. Nguồn ảnh: Flickr.
Xe tăng chủ lực chiến trường PT-91 Twardy được trang bị một khẩu pháo chính loại 2A46MS cỡ nòng 125mm với cơ số đạn dự phòng 40 viên. Kèm theo đó là một súng máy đồng trục 7,62mm với cơ số đạn 7,62 viên và 1 khẩu súng máy phòng không cỡ nòng 12,7mm đặt trên nóc xe. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Xe tăng chủ lực chiến trường PT-91 Twardy được trang bị một khẩu pháo chính loại 2A46MS cỡ nòng 125mm với cơ số đạn dự phòng 40 viên. Kèm theo đó là một súng máy đồng trục 7,62mm với cơ số đạn 7,62 viên và 1 khẩu súng máy phòng không cỡ nòng 12,7mm đặt trên nóc xe. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Động cơ cải tiến của xe là loại PZL-Wola S-1000R sử dụng nhiên liệu diesel do Ba Lan tự chế tạo có công suất 1000 mã lực. Động cơ này cho phép PT-91 di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 70 km/h và tỷ số sức kéo trên tấn vào khoảng 20,6 sức ngựa. Nguồn ảnh: Tube.
Động cơ cải tiến của xe là loại PZL-Wola S-1000R sử dụng nhiên liệu diesel do Ba Lan tự chế tạo có công suất 1000 mã lực. Động cơ này cho phép PT-91 di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 70 km/h và tỷ số sức kéo trên tấn vào khoảng 20,6 sức ngựa. Nguồn ảnh: Tube.
Hệ thống nạp đạn tự động của PT-91 cũng được cải tiến lại so với phiên bản gốc. Về mặt lý thuyết, PT-91 có khả năng bắn với tốc độ từ 8 tới 10 viên mỗi phút. Tuy nhiên đáng được nhắc tới nhất chính là hệ tống kiểm soát hoả lực của PT-91. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống nạp đạn tự động của PT-91 cũng được cải tiến lại so với phiên bản gốc. Về mặt lý thuyết, PT-91 có khả năng bắn với tốc độ từ 8 tới 10 viên mỗi phút. Tuy nhiên đáng được nhắc tới nhất chính là hệ tống kiểm soát hoả lực của PT-91. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo đó hệ thống kiểm soát hoả lực trên xe được các kỹ sư Ba Lan tự cải tiến lại hoàn toàn. Hệ thống này bao gồm hai kiểu ngắm bắn ban ngày và ban đêm riêng biệt, trong đó kiểu ngắm bắn ban đêm sử dụng cảm biến nhiệt, được phát triển bởi Israel được coi là một trong những hệ thống ảnh nhiệt hiện đại nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Bumar.
Theo đó hệ thống kiểm soát hoả lực trên xe được các kỹ sư Ba Lan tự cải tiến lại hoàn toàn. Hệ thống này bao gồm hai kiểu ngắm bắn ban ngày và ban đêm riêng biệt, trong đó kiểu ngắm bắn ban đêm sử dụng cảm biến nhiệt, được phát triển bởi Israel được coi là một trong những hệ thống ảnh nhiệt hiện đại nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Bumar.
Hệ thống laser đo khoảng cách tới mục tiêu và hệ thống xử lý dữ liệu đường đạn cũng được cải tiến lại cùng với việc nâng cấp hệ thống máy tính. Hệ thống này có thể tính toán và tự điều khiển nòng pháo khoá theo mục tiêu dựa trên các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ, hướng di chuyển, tốc độ di chuyển (của cả mục tiêu và của cả PT-91). Nguồn ảnh: Bumar.
Hệ thống laser đo khoảng cách tới mục tiêu và hệ thống xử lý dữ liệu đường đạn cũng được cải tiến lại cùng với việc nâng cấp hệ thống máy tính. Hệ thống này có thể tính toán và tự điều khiển nòng pháo khoá theo mục tiêu dựa trên các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ, hướng di chuyển, tốc độ di chuyển (của cả mục tiêu và của cả PT-91). Nguồn ảnh: Bumar.
Tổng cộng đã có hàng chục bản PT-91 được ra đời trong suốt những năm 90 và đây đã từng là một trong những loại xe tăng khiến bản thân Moscow cũng phải dè chừng. Tới ngày nay, Quân đội Ba Lan vẫn còn đang sở hữu hơn 200 xe tăng PT-91 loại này. Trong quá khứ, Ba Lan cũng từng xuất khẩu 48 chiếc PT-91 ra nước ngoài và người nhận là Malaysia. Nguồn ảnh: Genuhik.
Tổng cộng đã có hàng chục bản PT-91 được ra đời trong suốt những năm 90 và đây đã từng là một trong những loại xe tăng khiến bản thân Moscow cũng phải dè chừng. Tới ngày nay, Quân đội Ba Lan vẫn còn đang sở hữu hơn 200 xe tăng PT-91 loại này. Trong quá khứ, Ba Lan cũng từng xuất khẩu 48 chiếc PT-91 ra nước ngoài và người nhận là Malaysia. Nguồn ảnh: Genuhik.

GALLERY MỚI NHẤT