Các triệu phú đô la rồi sẽ chỉ được coi là giới trung lưu tại Mỹ?

Trở thành triệu phú đang là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người dân Mỹ, nhưng trong khoảng 1 thế kỷ nữa, tổng thu nhập trị giá 7 con số sẽ chỉ còn là vấn đề “cân đường hộp sữa” với ngay cả tầng lớp trung lưu của nước này.

Các triệu phú đô la rồi sẽ chỉ được coi là giới trung lưu tại Mỹ?
Để có một cái nhìn trực quan về vấn đề này, chúng ta hãy nhìn vào những gì sẽ xảy ra nếu xu hướng tăng trưởng ở thời điểm hiện tại tiếp tục được giữ nguyên trong tương lai. Ước tính tương đối này, dựa chính xác trên những giả định mà chúng ta đưa ra, sẽ trải dài từ thời điểm vài thập kỷ trước cho đến tương lai khoảng 2000 năm sau.
Cac trieu phu do la roi se chi duoc coi la gioi trung luu tai My?
 Trong tương lai, kể cả khi kiếm được 1 triệu đô la tại Mỹ, bạn vẫn chỉ được coi là tầng lớp...bình dân (Ảnh: GETTY)
Chương trình khảo sát tài chính người tiêu dùng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cứ 3 năm 1 lần đã tập hợp một cách chi tiết tình hình tài chính của các gia đình tại Mỹ. Một trong những thước đo cơ bản của khảo sát này chính là tổng thu nhập trung bình của mỗi gia đình, vốn được xác định bởi chênh lệch giữa tổng tài sản và số nợ phát sinh trong quá trình phân phối tài sản của gia đình đó.
Số liệu từ khảo sát trên cho thấy tác động của cuộc Đại suy thoái năm 2007 đã làm tụt đáng kể tổng giá trị trung bình của một gia đình tại Mỹ, từ 140.000 đô la Mỹ xuống chỉ còn 85.000 đô la Mỹ vào năm 2010. Phải mãi đến cuộc khảo sát gần đây vào năm 2016, những dấu hiệu phục hồi mới bắt đầu xuất hiện, nhưng giá trị tài sản trung bình của một gia đình trung lưu vẫn còn cách khá xa vị trí cao nhất của mình vào năm 2007.
Đến khoảng giữa những năm từ 2013 đến 2016, giá trị tài sản trung bình của một gia đình tại Mỹ tăng từ 83.700 đến 97.300 đô la Mỹ, đạt mức tăng trung bình 4.533 đô la Mỹ/năm trong chu kỳ 3 năm này, theo dữ liệu từ FED. Với đà tăng trưởng như vậy, phải đến tận năm 2215 thì tổng thu nhập trung bình của giới trung lưu tại Mỹ sẽ cán mốc 1 triệu đô la Mỹ.
Ở một kịch bản thay thế khác, cũng có khả năng thay vì tăng trưởng một cách tuyến tính như ví dụ nêu trên, kèm thêm việc giá trị thật có thể tăng thêm một số tiền cố định trung bình vào mỗi năm, thì tổng giá trị tài sản thậm chí có thể tăng theo cấp số nhân. Đây chính là ý tưởng cơ bản của khái niệm lãi kép trong lĩnh vực đầu tư.
Áp dụng khuôn khổ trên, việc tăng thêm 13.600 đô la Mỹ trong khoản thu nhập trung bình từ năm 2013 đến năm 2016 sẽ làm mức tăng trưởng kép hàng năm đạt 5,1%. Nếu tổng tài sản trung bình đạt 97.300 đô la Mỹ trong năm 2016 và tiếp tục đà tăng trưởng trên, thì nó sẽ đạt mức 1 triệu đô la Mỹ vào khoảng năm 2063.
Ở những tính toán kể trên, cũng như những ước tính theo sau, chúng ta đang sử dụng những thay đổi có thật về tổng tài sản trung bình. Điều đó có nghĩa là mọi thứ đang được điều chỉnh theo mức lạm phát để biểu hiện sức mua của đồng đô la Mỹ vào năm 2016. Nếu tính cả yếu tố lạm phát vào những ước tính trên, tổng tài sản trung bình của một gia đình trung lưu tại Mỹ sẽ sớm cán mốc 1 triệu đô la Mỹ, nhưng sức mua thực tế sẽ thấp hơn mức thu nhập 1 triệu đô la Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Nhìn vào toàn bộ thời kỳ trên, bao gồm cả sự sụt giảm từ cuộc Đại suy thoái, thu nhập trung bình của các hộ gia đình trung lưu tại Mỹ đã tăng từ 87.500 vào năm 1989 đến 97.300 vào năm 2016. Điều này có nghĩa là thu nhập trung bình mỗi năm của các hộ gia đình chỉ tăng 363 đô la Mỹ, đạt tỉ lệ tăng trưởng 0,4%.
Cac trieu phu do la roi se chi duoc coi la gioi trung luu tai My?-Hinh-2
Nếu tính cả thu nhập trung bình từ 1989 đến 2016, một gia đình trung lưu tại Mỹ phải mất 2.500 năm mới có thể thành triệu phú (Ảnh: Alternet) 
Với con số ít ỏi như vậy, phải mất 2.500 năm để một hộ gia đình trung lưu tại Mỹ đạt tổng thu nhập trung bình 1 triệu đô la Mỹ. Kể cả khi có lợi nhuận kép, một gia đình bình thường sẽ không thể trở thành triệu phú trước năm 2609.
Còn ở phương án thứ 3, nếu giữ nguyên mức tăng trưởng ở thời điểm trước cuộc Đại suy thoái. Lúc đó, tổng giá trị trung bình sẽ tăng ở mức 2.900 đô la Mỹ/năm vào năm 2016, đạt tỉ lệ tăng trưởng 2,6%/năm.
Với tốc độ tăng trưởng như vậy, và lấy mốc giá trị khởi điểm của một gia đình trung lưu trong năm 2016 là 97.300 đô la Mỹ vào năm 2016, tổng giá trị này sẽ đạt 1 triệu đô la Mỹ vào năm 2328. Nếu gộp cả lãi suất kép vào tỉ lệ tăng trưởng 2,6%, một gia đình bình thường sẽ trở thành triệu phú vào năm 2106.
Tất nhiên, cần phải nhắc lại rằng tất cả những tính toán trên chỉ mang tính chất tương đối. Dự đoán tương lai bao giờ cũng là một điều khó khăn, nếu không muốn nói là không tưởng.
Cac trieu phu do la roi se chi duoc coi la gioi trung luu tai My?-Hinh-3
Nếu cuộc Đại suy thoái không xảy ra, một gia đình trung lưu tại Mỹ rất có thể đã đạt mức thu nhập trung bình 1 triệu đô la vào năm 2106 (Ảnh: SmartAsset) 
Với những gì đã xảy ra vừa qua, một xu thế dù đang trong đà đi lên vẫn có thể đột ngột lao dốc, ít nhất một cách tạm thời, bởi những cuộc thoái trào đột ngột như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc Đại suy thoái năm 2007. Một cú sốc tương tự ảnh hưởng đến sản nghiệp của con người – như những cuộc suy thoái kinh tế hay những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu – có thể làm đình trệ một cách nghiêm trọng sự tăng trưởng của một gia đình trung lưu tại Mỹ.
Cũng có thể kể đến những bước ngoặt theo chiều hướng khác – như những thay đổi mang tính công nghệ, xã hội hoặc chính trị có thể làm kinh tế biến đổi một cách ngoạn mục. Điều này cũng có thể tạo ra nhiều của cải hơn cho một gia đình trung lưu.
Đương nhiên, tất cả những điều trên chỉ là những phỏng đoán vô căn cứ, nhưng không phải phi lý khi cho rằng trong vài thế kỷ hoặc thậm chí chỉ vài thập kỷ nữa, việc trở thành triệu phú giờ chỉ còn là vấn đề “cân đường hộp sữa” đối với các gia đình trung lưu ở Mỹ.

Quá khứ tội lỗi và bước hoàn lương ngoạn mục của triệu phú Mỹ

Sau những lần vào tù ra tội, giờ đây Ryan Blair đã xây dựng đế chế riêng cho mình với doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Quá khứ tội lỗi và bước hoàn lương ngoạn mục của triệu phú Mỹ
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy.
Qua khu toi loi va buoc hoan luong ngoan muc cua trieu phu My
 Ryan Blair (hàng sau bên trái) thời niên thiếu, khi còn là thành viên của băng đảng đường phố Los Angeles
Con đường đi đến thành công của Ryan Blair minh chứng cho một điều: dù bạn là ai, xuất phát điểm thế nào nhưng chỉ cần có quyết tâm, không có gì là không thể.
Tuổi thơ bão táp
Ryan Blair sinh ngày 14/ 7/1977, tại miền Nam California, Mỹ. Anh đã có một tuổi thơ vô cùng khó khăn, lớn lên trong gia đình chỉ toàn thấy lạm dụng, bạo lực, ma túy, rượu chè, nghèo đói và tù tội.
Cha của Blair tuy là một kỹ sư nhưng lại nghiện ma túy nặng và thường đánh đập mẹ và anh chị của Blair. “Có lần ông ấy gí súng vào đầu mẹ ngay trước mặt chúng tôi”, Blair nhớ lại..
Lúc nào cũng bị ám ảnh, Ryan mắc chứng rối loạn thần kinh và bỏ học từ năm lớp 9.
13 tuổi, cha Ryan bỏ đi, Cánh cửa cuộc đời như khép lại với cậu khi anh trai và chị gái vào tù, môt người chị khác đang trốn chạy truy nã, người mẹ - chỗ dựa duy nhất cũng nhanh chóng lâm vào con đường nghiện ngập ma túy và rượu. Blair lâm vào bước đường cùng, buộc phải sống trong trung tâm bảo trợ xã hội.
Một lần, khi đang chơi bóng rổ trên đường, một thanh niên khoảng 25 tuổi bước đến, đẩy Ryan xuống đất và bắt đầu tấn công cậu khiên Ryan gãy hai cái răng dưới, khuôn mặt đầy thương tích. “Anh ta nói nếu tôi không phải là thành viên của băng đảng, điều này sẽ tiếp tục xảy ra. Vài tháng sau, chuyện này lại lặp lại. Sau khi bị 10 người cùng lao vào đánh, họ tuyên bố tôi đã trở thành một phần trong số họ”.
Ở tuổi 13, trong khi bạn bè trang lứa còn đang cắp sách đi học thì Ryan chính thức gia nhập băng đảng đường phố.
Blair đã vào tù ra tội hơn chục lần vì những hành vi phạm pháp. Năm 16 tuổi là lần cuối cùng Blair bị bắt. Blair bị cáo buộc cướp có vũ trang và đối mặt với bản án 4 năm tù.
17 tuổi, Ryan trở nên bất cần, ngỗ ngược, thậm chí cũng không quan tâm đến việc sống chết của bản thân.
Tuy nhiên, cuối cùng Ryan đã nhận ra rằng bản thân sẽ không đạt được bất cứ điều gì tốt đẹp nếu tiếp tục cuộc sống như vậy. Và không chỉ thay đổi, Ryan còn rút ra bài học từ chính sai lầm của mình, anh quyết tâm tìm cách thoát ra khỏi vũng lầy tội ác.
Rũ bùn đứng dậy
Qua khu toi loi va buoc hoan luong ngoan muc cua trieu phu My-Hinh-2
 Ryan Blair bên cha dượng, người đã cho anh động lực đứng dậy

Đại gia chôn kho báu triệu đô xuống núi, 350.000 người đổ xô tìm

(Kiến Thức) - Chôn kho báu gồm nhiều vàng, kim cương, ngọc dưới chân núi từ năm 2010, triệu phú Mỹ Forrest Fenn muốn đem lại một chút hy vọng cho những người thất nghiệp. Manh mối duy nhất ông để lại dưới dạng một bài thơ. 

Đại gia chôn kho báu triệu đô xuống núi, 350.000 người đổ xô tìm
Theo tờ Cnbc, triệu phú Mỹ 87 tuổi, Forrest Fenn, đã nghĩ ra một trò chơi đầy thách thức cho cả thế giới khi chôn rất nhiều vàng và đá quý trong một chiếc hòm, sau đó đem giấu một khu vực bí ẩn ở vùng núi Rockies (thuộc bang New Mexico).

Người giàu chỉ làm khác bạn 4 điều dưới đây

Bạn tự tin mình thông minh nhưng sao vẫn mãi chưa trở thành người giàu có. Rất có thể, khác biệt chỉ gói gọn trong 4 điều dưới đây.

 Người giàu chỉ làm khác bạn 4 điều dưới đây
Nguoi giau chi lam khac ban 4 dieu duoi day
 Thông minh nhưng bạn chưa giàu có? Khác biệt đôi khi nằm ở những điều đơn giản. Ảnh: mxdwn Movies.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.