Các "ông lớn" nói gì về thượng đỉnh Mỹ-Triều trước giờ G

(Kiến Thức) - Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên sắp diễn ra vào ngày hôm nay (12/6), được coi như là một bước ngoặc lịch sử mở ra một chương mới hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như Đông Á nói chung.

Các "ông lớn" nói gì về thượng đỉnh Mỹ-Triều trước giờ G
Với quy mô cũng như tính chất đặc biệt của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, vốn được xem là cánh cửa mở ra thời kỳ hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên, sự kiện đặc biệt này thu hút nhiều sự quan tâm từ các nước trong khu vực nhất là khi nó có thể đưa Bắc Đông từ một điểm nóng xung đột trở thành trung tâm kinh tế mới của cả châu lục. Vậy các "ông lớn" đang mong chờ điều gì vào hội nghị thượng đỉnh lịch sử này?
Hàn Quốc
Theo Straits Times, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, Tổng thống Moon Jae-in đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 11/6, một ngày trước khi thượng đỉnh Mỹ-Triều chính thức diễn ra.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Moon đã bày tỏ hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ diễn ra thành công, nhưng cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu của tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên kéo dài nhiều năm.
“Mối quan hệ thù địch từ lâu giữa hai miền Triều Tiên và vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng không thể được giải quyết chỉ trong một cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo (Mỹ-Triều). Đó là cả một quá trình, có thể kéo dài một năm, hai năm hoặc thậm chí lâu hơn”, Tổng thống Moon phát biểu.
“Tôi nhấn mạnh rằng chúng ta cần sự nỗ lực chân thành của Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ cũng như sự hợp tác của các nước liên quan khác cho đến khi hoàn thành quá trình đó”, nhà lãnh đạo Hàn Quốc nói thêm.
Tổng thống Moon Jae-in (giữa) hy vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Trump (trái) và lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra thành công. Ảnh: CNN.
Tổng thống Moon Jae-in (giữa) hy vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Trump (trái) và lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra thành công. Ảnh: CNN.
Trên thực tế, Tổng thống Hàn Quốc hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng về một kết thúc tốt đẹp của hội nghị thượng đỉnh này.
“Tổng thống Trump thể hiện quyết tâm muốn giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thông qua những hành động thiết thực của mình. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện thiện chí trước cuộc gặp thượng đỉnh và ý định sẵn sàng giải trừ vũ khí hạt nhân thông qua hành động cụ thể, chẳng hạn như phá dỡ bãi thử hạt nhân Punggye-ri”, Tổng thống Moon nói.
Trung Quốc
Trung Quốc – đồng minh và là đối tác thương mại chính của Triều Tiên – cũng rất quan tâm đến cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Theo Straits Times, Trung Quốc hy vọng thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ đạt được kết quả tích cực, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên, nỗ lực hết sức để thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa cũng như đem lại hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên sẽ thành công, đạt được kết quả tích cực và tiến thêm một bước hướng tới giải trừ hạt nhân và ổn định tình hình trên bán đảo Triều Tiên”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang trả lời khi được hỏi về phản ứng của Bắc Kinh trong trường hợp Mỹ-Triều có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam (SCMP) đưa tin, Trung Quốc từng nhiều lần kêu gọi đối thoại trực tiếp Mỹ-Triều và dĩ nhiên rất hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh 12/6. Tuy nhiên, theo New York Times, giới phân tích cho rằng Bắc Kinh vẫn có nỗi lo lắng riêng về những kịch bản có thể xảy ra tại sự kiện lịch sử này.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy “bất an” về việc liệu họ có giữ được đồng minh Triều Tiên sau cuộc gặp Trump-Kim hay không. Điều Bắc Kinh lo sợ nhất là nhà lãnh đạo Kim có thể tìm cách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách “kết thân” với Mỹ.
Và các chuyên gia nhận định, kết quả được Trung Quốc trông đợi ở cuộc gặp thượng đỉnh này là Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim cùng ký một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, qua đó dọn đường cho việc Mỹ rút 28.500 binh sĩ đồn trú ở Hàn Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Nga
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày hôm nay là sự kiện thu hút sự quan tâm của cả thế giới và dĩ nhiên Nga nằm trong số đó. Từ trước đến nay, Moscow luôn cho rằng hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên là điều cần thiết.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Getty.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Getty. 
“Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim là 'một bước đi trên con đường đúng đắn. Một thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên là cần thiết để bình thường hóa tình hình xung quanh bán đảo Triều Tiên”, AP dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng 3/2018.
Mới đây, trên Bloomberg, Ngoại trưởng Lavrov cho biết, cuộc thảo luận về việc “giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên” cần đề cập đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên và lộ trình phi hạt nhân hóa bán đảo nên được tiến hành theo từng bước.
Nhật Bản
Tối 11/6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lịch sử.
Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Abe bày tỏ mong muốn cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6 sẽ đánh dấu một bước tiến mới cho hòa bình và ổn định của khu vực Đông Bắc Á. Ông Abe cũng hy vọng cuộc gặp sẽ thành công thông qua việc thảo luận về vấn đề hạt nhân-tên lửa và công dân Nhật Bản bị bắt cóc.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Trump gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Dinh Tổng thống Istana (Nguồn: Straits Times)

Singapore
Có thể nói, Singapore đang trở thành "trung tâm ngoại giao quốc tế" khi là nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim. Và dĩ nhiên, hơn ai hết, đảo quốc này cũng rất mong muốn hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp.
Được biết, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có cuộc hội đàm riêng với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 10/6 và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/6, ngay trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Trong các cuộc hội đàm, Thủ tướng Lý Hiển Long chúc hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều sẽ đạt được thành công tại cuộc gặp thượng đỉnh và hy vọng đó sẽ là “bước đi đầu tiên trên con đường tiến tới hòa bình”.
“Mong đợi một kết quả tích cực”, nhà lãnh đạo Singapore viết trên trang Facebook cá nhân.

Cuộc “chạy đua” ngoại giao trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới tại Singapore, nhiều cuộc gặp ngoại giao quan trọng đã diễn ra, trong đó có cuộc hội đàm lần hai giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm.

Cuộc “chạy đua” ngoại giao trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ngày 26/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau lần thứ hai tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4. Ảnh: Reuters.
Ngày 26/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau lần thứ hai tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4. Ảnh: Reuters. 
Theo thông báo từ Nhà Xanh, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề thi hành Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 cũng như hướng đến thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới thành công. Ảnh: Yonhap.
Theo thông báo từ Nhà Xanh, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề thi hành Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 cũng như hướng đến thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới thành công. Ảnh: Yonhap. 
Tổng thống Moon viết vào sổ lưu niệm trước cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26/5. Ảnh: Reuters.
 Tổng thống Moon viết vào sổ lưu niệm trước cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26/5. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 7/5, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp chuyến bay xuống thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh để gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 7/5, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp chuyến bay xuống thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh để gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters. 
Có thể nói, chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
 Có thể nói, chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 4/5/2018. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 4/5/2018. Ảnh: Reuters. 
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống máy bay khi tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống máy bay khi tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 9/5. Ảnh: Reuters. 
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5. Ảnh: Reuters. 
Hôm 30/5, ông Kim Yong-chol (trái), người được mệnh danh là "cánh tay phải" của lãnh đạo Kim Jong-un, đã đến Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm cứu vãn hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6. Ảnh: Reuters.
Hôm 30/5, ông Kim Yong-chol (trái), người được mệnh danh là "cánh tay phải" của lãnh đạo Kim Jong-un, đã đến Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm cứu vãn hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6. Ảnh: Reuters. 
Chuyến thăm Mỹ của ông Kim Yong-chol diễn ra cùng thời điểm với hàng loạt chuyến công du con thoi khác của các quan chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mỹ được cho là đang hoạt động trên 3 “mặt trận” để chuẩn bị cho thượng đỉnh tiềm năng với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Chuyến thăm Mỹ của ông Kim Yong-chol diễn ra cùng thời điểm với hàng loạt chuyến công du con thoi khác của các quan chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mỹ được cho là đang hoạt động trên 3 “mặt trận” để chuẩn bị cho thượng đỉnh tiềm năng với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Triều Tiên, chiều 31/5 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà khách chính phủ Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
 Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Triều Tiên, chiều 31/5 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà khách chính phủ Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters. 
Được biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga tới Triều Tiên trong vòng 9 năm qua. Ông Lavrov đã chuyển tải thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra. Ảnh: Ngoại trưởng Nga nâng ly cùng người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho trong cuộc gặp ngày 31/5. Ảnh: Reuters.
 Được biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga tới Triều Tiên trong vòng 9 năm qua. Ông Lavrov đã chuyển tải thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra. Ảnh: Ngoại trưởng Nga nâng ly cùng người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho trong cuộc gặp ngày 31/5. Ảnh: Reuters.
Ngày 27/4, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters.
 Ngày 27/4, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters. 
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay trong năm nay. Ảnh: Reuters.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay trong năm nay. Ảnh: Reuters. 

Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Sáng 10/6, Singapore đã mở cửa trung tâm báo chí phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Trung tâm báo chí (IMC) phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. được đặt tại toà nhà F1 Pit, nơi từng diễn ra chặng đua công thức 1 Singapore.
Trung tâm báo chí (IMC) phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. được đặt tại toà nhà F1 Pit, nơi từng diễn ra chặng đua công thức 1 Singapore. 
Toà nhà có trị giá 40 triệu USD đã được cải tạo lại để phục vụ cho hội nghị lần này.
 Toà nhà có trị giá 40 triệu USD đã được cải tạo lại để phục vụ cho hội nghị lần này.
Trung tâm báo chí mở của từ 10h ngày 10/6 và sẽ hoạt động 24/24 giờ.
 Trung tâm báo chí mở của từ 10h ngày 10/6 và sẽ hoạt động 24/24 giờ.
Dự kiến có khoảng 3.000 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
 Dự kiến có khoảng 3.000 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
IMC có 2.000 chỗ làm việc, các khu media hub phục vụ việc sản xuất chương trình ngay tại chỗ. Các phóng viên tới đây tác nghiệp sẽ nhận được khoảng 20 dịch vụ bao gồm cả ăn uống, internet tốc độ cao.
 IMC có 2.000 chỗ làm việc, các khu media hub phục vụ việc sản xuất chương trình ngay tại chỗ. Các phóng viên tới đây tác nghiệp sẽ nhận được khoảng 20 dịch vụ bao gồm cả ăn uống, internet tốc độ cao.
Từ sáng sớm 10/6, đã có rất đông phóng viên tới để nhận thẻ tác nghiệp. Để có được tấm thẻ này các phóng viên đều phải trải qua quá trình đăng ký rất khó khăn và kiểm duyệt phức tạp.
 Từ sáng sớm 10/6, đã có rất đông phóng viên tới để nhận thẻ tác nghiệp. Để có được tấm thẻ này các phóng viên đều phải trải qua quá trình đăng ký rất khó khăn và kiểm duyệt phức tạp.
Một tặng phẩm cho phóng viên tới Singapore đưa tin về hội nghị lần này có in hình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tặng phẩm cho phóng viên tới Singapore đưa tin về hội nghị lần này có in hình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Toàn bộ mặt sàn để phục vụ của trung tâm báo chí rộng 23.000 mét vuông, các màn hình lớn được bố trí cạnh nhau để các phóng viên có thể theo dõi diễn biến từ hội nghị.
 Toàn bộ mặt sàn để phục vụ của trung tâm báo chí rộng 23.000 mét vuông, các màn hình lớn được bố trí cạnh nhau để các phóng viên có thể theo dõi diễn biến từ hội nghị.
Trung tâm báo chí được đặt cách khách sạn Capella trên đảo Sentosa, nơi diễn ra hội nghị khoảng 5km. Các hoạt động tại cuộc gặp Thượng đỉnh sẽ được truyền trực tiếp về trung tâm.
 Trung tâm báo chí được đặt cách khách sạn Capella trên đảo Sentosa, nơi diễn ra hội nghị khoảng 5km. Các hoạt động tại cuộc gặp Thượng đỉnh sẽ được truyền trực tiếp về trung tâm.
Trung tâm báo chí được thiết kế theo nguyên tắc ai tới trước được phục vụ trước, vì vậy các phóng viên phải chọn chỗ ngồi làm việc cho mình nếu không muốn bị mất chỗ.
 Trung tâm báo chí được thiết kế theo nguyên tắc ai tới trước được phục vụ trước, vì vậy các phóng viên phải chọn chỗ ngồi làm việc cho mình nếu không muốn bị mất chỗ.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Singapore

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay Boeing 747 của hãng hàng không Air China (Trung Quốc) chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã hạ cánh xuống sân bay Changi chiều 10/6, hai ngày trước khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều chính thức diễn ra.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Singapore
Theo Straits Times, máy bay Boeing 747 của hãng Air China chở nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã hạ cánh xuống sân bay Changi, Singapore, chiều ngày 10/6 (giờ địa phương).
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: EPA.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: EPA. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.