Các nước ven Biển Đông phản đối TQ cấm đánh bắt cá

(Kiến Thức) - Các nước ven Biển Đông phản đối việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hà khắc, khiến các tàu cá của họ có nguy bị chặn bắt.

Các nước ven Biển Đông phản đối TQ cấm đánh bắt cá
Bắc Kinh tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông kéo dài 3 tháng bắt đầu từ ngày 1/5, dài hơn 30 ngày so với năm trước, đồng thời hạn chế nhiều phương pháp đánh bắt cá. Theo VOA, lệnh cấm áp dụng ở Biển Đông, khu vực trên vĩ tuyến 12 dọc theo phía bắc đường xích đạo. Việt Nam và Philippines phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc.
Cac nuoc ven Bien Dong phan doi TQ cam danh bat ca
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi tàu đánh cá Philippines trên Biển Đông. Ảnh: AP
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc vẫn được ban hành sau khi Tòa Trọng tài quốc tế La Haye ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông hồi năm ngoái.
Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã thi hành các biện pháp hạn chế đánh bắt hải sản theo mùa trên Biển Đông, lần đầu tiên tuyên bố lệnh cấm vào năm 1995 bằng cách chặn bắt các tàu đánh cá nước ngoài.
Ông Douglas Guilfoyle, giáo sư luật quốc tế thuộc Đại học Monash (Australia) nói rằng im lặng và phản đối “không đồng nghĩa với việc chấp nhận quyền kiểm soát của bất cứ nước nào trên các vùng biển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ biển quốc gia”.
Giáo sư Guilfoyle nói: “Không ai buộc phải tranh cãi các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở pháp lý. Luật pháp quốc tế đòi hỏi một quốc gia muốn áp đặt một quy định mới, phải được sự chấp nhận của các nước khác”.
Hồi tháng 3/2017, Việt Nam tuyên bố sẽ điều tàu ra bảo vệ các tàu đánh cá, chống lại việc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông.
Ông Murray Hiebert, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói các tàu đánh cá có thể bị tuần duyên và cảnh sát biển Trung Quốc bắt giữ, hay đánh chìm. Ông nói: "Một số tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam sẽ tiếp tục ra khơi và đối mặt với nguy cơ bị sách nhiễu hoặc bắt giữ. Một số khác thận trọng hơn để tránh rắc rối."
Ông Zhang Hongzhou, nhà nghiên cứu Chương trình Trung Quốc tại Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Nanyang ở Singapore, nói: "Điều này không chỉ xảy ra trong thời gian lệnh cấm đánh bắt có hiệu lực. Trong mùa đánh cá, nếu tàu Việt Nam tiến vào các vùng biển do Trung Quốc kiểm soát, lực lượng tuần duyên Trung Quốc và các tàu thực thi pháp luật khác sẽ có hành động chống họ”.
Ông Guilfoyle nói các nước phản đối việc Trung Quốc bắt giữ tàu có thể kiện lên Tòa Trọng tài quốc tế, ít nhất để đòi trả lại tàu.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông như thế nào?

Trang Business Insider mới có bài viết về việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông trong thời gian qua.

Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông như thế nào?
Trang Business Insider ngày 19-3 có bài viết liệt kê ra những thực thể được Trung Quốc cải tạo trái phép với tốc độ và quy mô lớn nhất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong số những hành động của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông.
Trung Quoc thay doi hien trang dao tren Bien Dong nhu the nao?
 Đá Chữ Thập năm 2006 (trái) và năm 2015 (phải). Ảnh: CSIS.
Các hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS - Mỹ) cho thấy sự thay đổi rõ rệt của một số thực thể trên Biển Đông trước và sau khi có bàn tay trái phép của Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.