Các nước láng giềng Triều Tiên nói gì về cuộc hội đàm thế kỷ?

(Kiến Thức) - Đối với các nước nằm trong khu vực Đông Bắc Á, việc Triều Tiên có thể giải quyết mọi bất đồng với Mỹ cũng như đồng minh là cơ hội chưa từng có để biến khu vực này thành trung tâm kinh tế đầu tàu tiếp theo của châu Á.

Các nước láng giềng Triều Tiên nói gì về cuộc hội đàm thế kỷ?

Dù chưa rõ thỏa thuận chung mà Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký kết hôm nay sẽ được thực hiện tới đâu nhưng đến thời điểm hiện tại có thể nói cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đã diễn ra thành công tốt đẹp, đạt được kết quả tích cực mà nhiều quốc gia trên thế giới mong đợi, đặc biệt là các nước láng giềng của Triều Tiên.

Trung Quốc

Phát biểu về kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết tại buổi họp báo, Trung Quốc đánh giá cao việc hai nhà lãnh đạo gặp nhau, cùng đàm phán bình đẳng và cho rằng đây là động thái mở ra chương sử mới.

Đồng thời, Bắc Kinh kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần phối hợp và nên có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế thúc đẩy tiến triển tích cực trên bán đảo Triều Tiên.

Trước đó, theo The Independent, sáng ngày 12/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng ca ngợi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
“Chúng tôi hy vọng rằng hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều có thể xóa bỏ những rào cản, thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau, vượt qua khó khăn và có thể đạt được sự đồng thuận căn bản để tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân, thúc đẩy và tạo lập cơ chế hòa bình cho bán đảo Triều Tiên”, ông Vương phát biểu trước các phóng viên.
Cac nuoc lang gieng Trieu Tien noi gi ve cuoc hoi dam the ky?
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters.
“Dĩ nhiên, chúng tôi sẵn sàng dõi theo tất cả các bên liên quan đang nỗ lực hướng tới việc này. Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng”, ông Vương nói thêm.

Một chương mới cho Đông Bắc Á

Sau khi cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un kết thúc tại Singapore, Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề quốc tế Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky phát biểu, kết quả đạt được của cuộc gặp đã này mở ra cơ hội giải pháp hòa bình đối với tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

“Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim Jong-un thực sự là sự kiện lịch sử. Ngày hôm nay chắc chắc đã tạo hy vọng, trước hết là tiến triển trong việc giải quyết vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”, ông Leonid Slutsky nói.

Còn Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Frants Klintsevych bình luận, quá trình đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và những đảm bảo đáp lại của Mỹ là tiến trình rất lâu dài và không đơn giản. 

Cac nuoc lang gieng Trieu Tien noi gi ve cuoc hoi dam the ky?-Hinh-2
Tổng thống Moon cười tươi và vỗ tay cùng các bộ trưởng khi theo dõi thượng đỉnh Mỹ-Triều qua màn ảnh nhỏ sáng 12/6 tại Nhà Xanh. Ảnh: ST.

Tờ Straits Times cho hay, sáng nay, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng các quan chức nội các đã chăm chú theo dõi cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim được phát sóng trực tiếp trên truyền hình tại Nhà Xanh.

Bức ảnh được chụp lại cho thấy, Tổng thống Moon cười tươi và vỗ tay cùng các bộ trưởng khi theo dõi thượng đỉnh Mỹ-Triều qua màn ảnh nhỏ. Truyền thông Hàn Quốc ca ngợi cuộc gặp lịch sử này là “cuộc hội đàm thế kỷ”.
Trước đó cùng ngày, trong bài phát biểu sáng 12/6 khi cuộc gặp thượng đỉnh đang diễn ra, Tổng thống Moon Jae-in đã bày tỏ hy vọng về “kỷ nguyên mới” của hòa bình và giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
“Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã bắt đầu. Tôi đoán tất cả mọi người đang đổ dồn sự chú ý vào Singapore. Tôi cùng tất cả mọi người sẽ tích cực tham gia vào nỗ lực vì sự thành công của hội nghị để mang lại hòa bình cho tất cả chúng ta cũng như mở ra kỷ nguyên mới giữa hai miền Triều Tiên với Mỹ”, Tổng thống Moon phát biểu và cho biết thêm rằng ông gần như mất ngủ cả đêm hôm qua.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un hội đàm song phương (Nguồn: Straits Times)

Nhật Bản cũng lên tiếng ủng hộ thỏa thuận chung đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore hôm 12/6.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định Tokyo sẽ làm mọi điều có thể trong việc hợp tác với Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc để giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Đồng thời, ông Abe cũng mong muốn có cuộc thảo luận với Tổng thống Trump về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua.

Trước đó cùng ngày, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết Tokyo hy vọng rằng Thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ đánh dấu bước tiến lớn hướng tới hòa bình và ổn định khu vực Đông Bắc Á.
“Có vẻ hội nghị đã thành công được một nửa và tôi hy vọng chúng ta có thể vui mừng khi hội nghị kết thúc. Việc hai nước có thể đối thoại trực tiếp với nhau đã là một điều hết sức may mắn cho tất cả mọi người và chúng ta nên nỗ lực để tiếp tục duy trì tinh thần này trong thời gian tới”, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản Toshihiro Nikai nói về cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim.

Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Sáng 10/6, Singapore đã mở cửa trung tâm báo chí phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Cận cảnh trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Trung tâm báo chí (IMC) phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. được đặt tại toà nhà F1 Pit, nơi từng diễn ra chặng đua công thức 1 Singapore.
Trung tâm báo chí (IMC) phục vụ cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. được đặt tại toà nhà F1 Pit, nơi từng diễn ra chặng đua công thức 1 Singapore. 
Toà nhà có trị giá 40 triệu USD đã được cải tạo lại để phục vụ cho hội nghị lần này.
 Toà nhà có trị giá 40 triệu USD đã được cải tạo lại để phục vụ cho hội nghị lần này.
Trung tâm báo chí mở của từ 10h ngày 10/6 và sẽ hoạt động 24/24 giờ.
 Trung tâm báo chí mở của từ 10h ngày 10/6 và sẽ hoạt động 24/24 giờ.
Dự kiến có khoảng 3.000 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
 Dự kiến có khoảng 3.000 phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới để đưa tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
IMC có 2.000 chỗ làm việc, các khu media hub phục vụ việc sản xuất chương trình ngay tại chỗ. Các phóng viên tới đây tác nghiệp sẽ nhận được khoảng 20 dịch vụ bao gồm cả ăn uống, internet tốc độ cao.
 IMC có 2.000 chỗ làm việc, các khu media hub phục vụ việc sản xuất chương trình ngay tại chỗ. Các phóng viên tới đây tác nghiệp sẽ nhận được khoảng 20 dịch vụ bao gồm cả ăn uống, internet tốc độ cao.
Từ sáng sớm 10/6, đã có rất đông phóng viên tới để nhận thẻ tác nghiệp. Để có được tấm thẻ này các phóng viên đều phải trải qua quá trình đăng ký rất khó khăn và kiểm duyệt phức tạp.
 Từ sáng sớm 10/6, đã có rất đông phóng viên tới để nhận thẻ tác nghiệp. Để có được tấm thẻ này các phóng viên đều phải trải qua quá trình đăng ký rất khó khăn và kiểm duyệt phức tạp.
Một tặng phẩm cho phóng viên tới Singapore đưa tin về hội nghị lần này có in hình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tặng phẩm cho phóng viên tới Singapore đưa tin về hội nghị lần này có in hình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Toàn bộ mặt sàn để phục vụ của trung tâm báo chí rộng 23.000 mét vuông, các màn hình lớn được bố trí cạnh nhau để các phóng viên có thể theo dõi diễn biến từ hội nghị.
 Toàn bộ mặt sàn để phục vụ của trung tâm báo chí rộng 23.000 mét vuông, các màn hình lớn được bố trí cạnh nhau để các phóng viên có thể theo dõi diễn biến từ hội nghị.
Trung tâm báo chí được đặt cách khách sạn Capella trên đảo Sentosa, nơi diễn ra hội nghị khoảng 5km. Các hoạt động tại cuộc gặp Thượng đỉnh sẽ được truyền trực tiếp về trung tâm.
 Trung tâm báo chí được đặt cách khách sạn Capella trên đảo Sentosa, nơi diễn ra hội nghị khoảng 5km. Các hoạt động tại cuộc gặp Thượng đỉnh sẽ được truyền trực tiếp về trung tâm.
Trung tâm báo chí được thiết kế theo nguyên tắc ai tới trước được phục vụ trước, vì vậy các phóng viên phải chọn chỗ ngồi làm việc cho mình nếu không muốn bị mất chỗ.
 Trung tâm báo chí được thiết kế theo nguyên tắc ai tới trước được phục vụ trước, vì vậy các phóng viên phải chọn chỗ ngồi làm việc cho mình nếu không muốn bị mất chỗ.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm trung tâm báo chí phục vụ Thượng đỉnh Mỹ-Triều

Ông Donald Trump, Kim Jong-un sẽ đạt thoả thuận gì ở Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

(Kiến Thức) - Thỏa thuận hòa bình nhằm chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ rút quân đồn trú tại Hàn Quốc,… dự đoán sẽ là ba vấn đề trọng tâm của Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6.

Ông Donald Trump, Kim Jong-un sẽ đạt thoả thuận gì ở Thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sẽ diễn ra vào lúc 9h sáng ngày 12/6 (giờ địa phương) tại khách sạn Capella nằm trên đảo nghỉ dưỡng Sentosa của Singapore.
Tại sự kiện chính trị “nóng” nhất và được cả thế giới quan tâm này, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên dự kiến sẽ thảo luận về ba vấn đề trọng điểm gồm: Thỏa thuận hòa bình chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và Mỹ rút quân đồn trú tại Hàn Quốc.

Ngạc nhiên cảm nghĩ của người dân Mỹ về thượng đỉnh Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, xã hội Mỹ đang có cái nhìn tích cực hơn về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào ngày mai, đặc biệt là về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ngạc nhiên cảm nghĩ của người dân Mỹ về thượng đỉnh Mỹ-Triều
Kết quả thăm dò ý kiến của người dân Mỹ liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều mới đây đã được đăng tải trên trang Politico. Cuộc khảo sát này phần nào phản ánh quan điểm cũng như mong muốn của người dân Mỹ về cuộc gặp lịch sử sắp tới giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Có thể thấy, người dân Mỹ khá lạc quan về thượng đỉnh Mỹ-Triều, mong muốn nó sẽ diễn ra song lại không quá kỳ vọng cuộc gặp này sẽ đạt được kết quả khả quan, đặc biệt là về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.