Các nước Đông Nam Á bắt đầu cuộc chạy đua tiêm kích hiện đại?

Các nước Đông Nam Á bắt đầu cuộc chạy đua tiêm kích hiện đại?

Dựa vào tiềm lực kinh tế đang lên cũng như phải đối mặt nhiều thách thức mới về quốc phòng, các nước Đông Nam Á đã gấp rút xây dựng cho mình những kế hoạch nâng cấp không quân rất ấn tượng.

Trong các quốc gia  Đông Nam Á thì Singapore là lực lượng vũ trang được trang bị tối tân, hiện đại nhất.
Trong các quốc gia Đông Nam Á thì Singapore là lực lượng vũ trang được trang bị tối tân, hiện đại nhất.
Hiện nay chủ lực của không quân Singapore là các chiến đấu cơ F-15SG và F-16 Block 50/52 do Mỹ sản xuất, họ cho rằng những loại tiêm kích này sẽ lạc hậu sau năm 2030 vì vậy cần nhanh chóng thay thế.
Hiện nay chủ lực của không quân Singapore là các chiến đấu cơ F-15SG và F-16 Block 50/52 do Mỹ sản xuất, họ cho rằng những loại tiêm kích này sẽ lạc hậu sau năm 2030 vì vậy cần nhanh chóng thay thế.
Vào tháng 3/2019, Singapore đã công bố kế hoạc mua sắm đợt đầu tiên bao gồm 12 tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II do Mỹ chế tạo, 4 máy bay sẽ được bàn giao trước cho "Đảo quốc sư tử" đánh giá tính năng.
Vào tháng 3/2019, Singapore đã công bố kế hoạc mua sắm đợt đầu tiên bao gồm 12 tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II do Mỹ chế tạo, 4 máy bay sẽ được bàn giao trước cho "Đảo quốc sư tử" đánh giá tính năng.
Nếu F-35 được kết luận là đáp ứng tốt các đòi hỏi từ phía Singapore thì số lượng chiến đấu cơ loại này sẽ được đặt mua trong tương lai nhiều khả năng sẽ còn cao gấp nhiều lần.
Nếu F-35 được kết luận là đáp ứng tốt các đòi hỏi từ phía Singapore thì số lượng chiến đấu cơ loại này sẽ được đặt mua trong tương lai nhiều khả năng sẽ còn cao gấp nhiều lần.
Không quân Indonesia mới đây đã nhận được 24 chiếc F-16 Block 52ID Fighting Falcon lấy ra từ kho dự trữ Davis-Monthan trên đất Mỹ để bổ sung cho phi đội Su-27SKM và Su-30MK2 của mình.
Không quân Indonesia mới đây đã nhận được 24 chiếc F-16 Block 52ID Fighting Falcon lấy ra từ kho dự trữ Davis-Monthan trên đất Mỹ để bổ sung cho phi đội Su-27SKM và Su-30MK2 của mình.
Chưa dừng lại đó, Tư lệnh Không quân Indonesia - Nguyên soái Yuyu Sutisna đã công bố kế hoạch mua phiên bản mới nhất của tiêm kích F-16V Block 70/72 Viper từ Lockheed Martin.
Chưa dừng lại đó, Tư lệnh Không quân Indonesia - Nguyên soái Yuyu Sutisna đã công bố kế hoạch mua phiên bản mới nhất của tiêm kích F-16V Block 70/72 Viper từ Lockheed Martin.
Số lượng F-16V Block 70/72 mà Indonesia đặt mua có thể lên tới con số 60 chiếc, giúp cho Đất nước Vạn Đảo xây dựng được lực lượng tác chiến mạnh cả về chất lẫn lượng.
Số lượng F-16V Block 70/72 mà Indonesia đặt mua có thể lên tới con số 60 chiếc, giúp cho Đất nước Vạn Đảo xây dựng được lực lượng tác chiến mạnh cả về chất lẫn lượng.
Indonesia còn nuôi tham vọng đặt mua khoảng 12 tiêm kích đa năng hạng nặng Su-35S của Nga, nhưng dự định này khó thành hiện thực bởi Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt theo đúng Đạo luật CAATSA lên Indoneis.
Indonesia còn nuôi tham vọng đặt mua khoảng 12 tiêm kích đa năng hạng nặng Su-35S của Nga, nhưng dự định này khó thành hiện thực bởi Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt theo đúng Đạo luật CAATSA lên Indoneis.
Tiếp theo là không quân Philippines (PAF), họ đang muốn khu vực phải nhìn lại mình là một đất nước có quân đội đủ sức mạnh để giữ vững chủ quyền lãnh thổ.
Tiếp theo là không quân Philippines (PAF), họ đang muốn khu vực phải nhìn lại mình là một đất nước có quân đội đủ sức mạnh để giữ vững chủ quyền lãnh thổ.
Trước đây không quân Philippines không có tiêm kích đúng nghĩa, họ đang phải dùng tạm những chiếc F/A-50PH (phát triển từ máy bay huấn luyện) do Hàn Quốc sản xuất để tuần tra không phận.
Trước đây không quân Philippines không có tiêm kích đúng nghĩa, họ đang phải dùng tạm những chiếc F/A-50PH (phát triển từ máy bay huấn luyện) do Hàn Quốc sản xuất để tuần tra không phận.
Nhưng trong bài phát biểu vào ngày 14/11, một quan chức cấp cao của PAF đã trình bày một bản tóm tắt cho thấy Eurofighter Typhoon, F-16 Fighting Falcon, JAS 39 Gripen và cả Rafale đang nằm trong "tầm ngắm" của Manila.
Nhưng trong bài phát biểu vào ngày 14/11, một quan chức cấp cao của PAF đã trình bày một bản tóm tắt cho thấy Eurofighter Typhoon, F-16 Fighting Falcon, JAS 39 Gripen và cả Rafale đang nằm trong "tầm ngắm" của Manila.
Sau quá trình đánh giá chi tiết, Phillipines sẽ tiến tới lựa chọn một dòng chiến đấu cơ phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình, đây là bước tiến đáng ghi nhận của Manila.
Sau quá trình đánh giá chi tiết, Phillipines sẽ tiến tới lựa chọn một dòng chiến đấu cơ phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình, đây là bước tiến đáng ghi nhận của Manila.
Khác với 3 người láng giềng trên, không lực Hoàng Gia Thái Lan lại dự định nâng cấp phi đội F-5E/T Tiger II của mình lên chuẩn F-5T sánh ngang chiến đấu cơ thế hệ 4.
Khác với 3 người láng giềng trên, không lực Hoàng Gia Thái Lan lại dự định nâng cấp phi đội F-5E/T Tiger II của mình lên chuẩn F-5T sánh ngang chiến đấu cơ thế hệ 4.
Các tiêm kích F-5T này sẽ bổ sung cho phi đội hàng chục chiếc F-16 Fighting Falcon cùng với JAS 39 Gripen mà nước này mua sắm từ trước, tạo ra đội hình tác chiến liên hợp rất nên lưu tâm.
Các tiêm kích F-5T này sẽ bổ sung cho phi đội hàng chục chiếc F-16 Fighting Falcon cùng với JAS 39 Gripen mà nước này mua sắm từ trước, tạo ra đội hình tác chiến liên hợp rất nên lưu tâm.
Cuộc chạy đua mua sắm tiêm kích hiện đại tại khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ còn diễn biến sôi động trong vài năm tới với sự tham gia của nhiều quốc gia khác.
Cuộc chạy đua mua sắm tiêm kích hiện đại tại khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ còn diễn biến sôi động trong vài năm tới với sự tham gia của nhiều quốc gia khác.

GALLERY MỚI NHẤT