Các nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà dễ bị bỏ qua

(Kiến Thức) - Các nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà được thống kê thường bao gồm phóng xạ radon từ nền đất đá, khói thuốc lá khi nhà có người nghiện thuốc...

Các nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà dễ bị bỏ qua
Hỏi: Các nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà thường là gì? - Đào Văn Vĩnh (Hải Dương).
Cac nguon gay o nhiem chinh trong nha de bi bo qua
 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà được thống kê thường bao gồm phóng xạ radon từ nền đất đá, khói thuốc lá khi nhà có người nghiện thuốc...
PGS.TS Đỗ Quang Huy, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Các nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà được thống kê thường bao gồm phóng xạ radon từ nền đất đá, khói thuốc lá khi nhà có người nghiện thuốc, phấn hoa và nấm mốc lâu ngày nơi các kẽ tường, khói bếp hay lò sưởi. 
Ngoài ra còn các hóa chất dùng để tẩy rửa và lau chùi chưa nhiều benzen, methylen chriod và perchloroethylen, formaldehyde trong đồ gỗ nội thất, rèm cửa, amiăng từ mái lợp fibrocement, chất chì bay hơi ra khi cạo rửa sơn cũ, bụi khuẩn nằm dưới thảm lót nhà, thuốc diệt côn trùng...

Đóng kín cửa nhà càng... ô nhiễm nặng

Đóng kín cửa nhà càng... ô nhiễm nặng
- Các nhà khoa học cảnh báo, càng đóng kín cửa nhà thì ô nhiễm không khí trong nhà càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ các thành viên trong gia đình.

Về đến nhà là mệt

Anh Nguyễn Quốc Long (Gia Lâm, Hà Nội) cho hay, vào mùa nóng gia đình anh thường xuyên đóng kín cửa bật điều hòa. Mỗi lần như vậy, mọi người trong nhà anh thường cảm thấy bí bách vì không khí như đặc quánh lại, nhất là trong phòng ngủ có trải thảm.

Tương tự, chị Trần Thùy Anh (Tập thể Vân Hồ, Hà Nội) cho biết, nhà chị mới xây nhưng mỗi khi ở trong nhà chị lại cảm thấy mệt mỏi, đầu óc nặng nề, chẳng muốn làm gì. Những lúc phòng đóng cửa kín quá, cả nhà còn hay bị hắt xì hơi và có cảm giác cay mắt, ngứa mũi, thậm chí ngột ngạt khó thở.

Theo TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ở nước ngoài thường có các cuộc khảo nghiệm về ô nhiễm không khí trong nhà. Trong khi ở nước ta việc làm này vẫn còn hạn chế.

Cuộc sống càng hiện đại sẽ càng có nhiều chất độc ảnh hưởng hơn từ đồ dùng, chất tẩy rửa, làm sạch, các vật dụng và cách sử dụng... Các loại sơn tường trong nhà đều có chứa  chất chống nấm mốc, dung môi dễ bay hơi giúp sơn nhanh khô, trong đó polyme là thành phần quan trọng vì nó giúp đóng màng. Các chất hữu cơ gây độc hại cho sức khoẻ con người như benzen (C6H6), amonia (NH3)... được gọi chung là các hợp chất hữu cơ không bền VOC (Volatile Organic Compounds). Các chất này có cấu tạo mạch vòng hoặc không mạch vòng nhưng lại rất dễ bay hơi. Con người hít phải với nồng độ cao hoặc lâu dài có thể gây nên các bệnh hô hấp, ung thư, giảm khả năng hoạt động trí óc...
Thường xuyên mở cửa để đón nắng và gió tự nhiên.
Thường xuyên mở cửa để đón nắng và gió tự nhiên.

Tiếp xúc 24 hóa chất mỗi sáng

Một khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quốc gia về An toàn Nghề nghiệp và Sức khoẻ Hoa Kỳ đã tìm thấy 884 hóa chất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cá nhân và mỹ phẩm là độc hại. Theo nghiên cứu này, mỗi buổi sáng bạn thức dậy, đánh răng, rửa mặt, tắm, vệ sinh cá nhân và trang điểm, mới chỉ từng đó hoạt động bạn đã tiếp xúc với 24 hóa chất độc hại. Các sản phẩm này được ngộ nhận là "an toàn" chỉ vì người sử dụng không bị nguy hại đến tính mạng ngay khi tiếp xúc. Tuy nhiên, chúng sẽ tích tụ hằng ngày, có thể ngấm trực tiếp qua da và đi vào máu trong cơ thể.

Các số liệu nghiên cứu cho thấy, hầu hết phụ nữ đều rất ngạc nhiên và bối rối khi biết được số lượng các chất gây ô nhiễm được phát hiện trong gia đình. Các sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những hóa chất xịt kính, gỗ, kim loại, các loại chất tẩy rửa toilet đều có hóa chất độc hại như amoniac, axit sunfuric, kiềm, chlorine, formaldehyde và phenol... Những hành vi đơn giản như giặt thảm, rửa bát đũa hoặc sơn tường có thể dễ dàng dẫn việc bạn tiếp xúc với các sản phẩm có thể gây hại cho sức khoẻ của mình.

Mở cửa đón nắng, gió tự nhiên

Theo TS vật lý Nguyễn Văn Khải, nhà là một vật thể rỗng, có sự trao đổi năng lượng và vật chất với bên ngoài, vì thế trong xây dựng và sử dụng cần chú ý tận dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời từ tự nhiên. Nắng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, trong khi gió có thể giúp làm thông thoáng khí, đưa vi khuẩn, khí độc, thải nhiệt thừa ra môi trường bên ngoài. Vì thế, càng đóng kín cửa nhà ô nhiễm sẽ càng cao. Tốt nhất là nên thường xuyên mở cửa để đón nắng và gió tự nhiên, giúp không khí lưu thông, làm "loãng" không khí ô nhiễm trong nhà và giảm các nguy cơ bệnh tật.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, thời hiện đại nhưng không có nghĩa nên dùng tất cả các sản phẩm từ hóa chất để phục vụ đời sống. Hạn chế được cao nhất vẫn là cách bảo vệ sức khoẻ của gia đình. Tốt nhất nên phát huy các ứng dụng tự nhiên như dùng chanh, giấm... để làm sạch thay các chất tẩy rửa sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo nên trồng một số cây quanh hoặc trong nhà nhằm mục đích làm sạch không khí.
Căn nhà bị ô nhiễm không khí thường có biểu hiện như: Phòng đóng kín cả ngày khi mở ra thấy mùi hoặc khí sực ra khó chịu, nhất là nhà mới xây hoặc đồ dùng mới mua về. Người ở trong nhà lâu có cảm thấy mệt mỏi, các biểu hiện thường không rõ ràng là bệnh gì, có thể là nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mũi, đau họng, ho, ngứa ngáy…, và các triệu chứng thường giảm khi rời khỏi nhà.
Thu Na

Chất tẩy rửa bếp, bồn cầu...có thể gây ung thư

Chất tẩy rửa bếp, bồn cầu...có thể gây ung thư
(Kienthuc.net.vn) - Sàn nhà, cầu thang, bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm đều được tẩy rửa sạch sẽ, láng bóng và thoang thoảng mùi thơm từ dung dịch xịt phòng, tinh dầu hay nến thơm... Các gia đình hài lòng với một không gian sống như vậy bởi sự sạch sẽ, vệ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những thứ làm sạch đó nhẹ có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, nặng là làm thoái hóa tế bào, gây ung thư...

Mỗi ngày tiếp xúc 20 hóa chất độc hại

Để tìm hiểu thực tế việc sử dụng các hóa chất gia dụng tại các hộ gia đình, PV Kienthuc.net.vn đã làm một khảo sát nhỏ với 50 hộ gia đình tại khu vực Tây Hồ và Cầu Giấy (Hà Nội) về số lượng và tần suất sử dụng các sản phẩm hóa chất gia dụng hằng ngày. Kết quả cho thấy, có đến 45/50 hộ được hỏi có sử dụng 18/20 loại sản phẩm được nêu, trong đó 37 hộ sử dụng các sản phẩm đó hàng ngày và 8 hộ gia đình khác chỉ sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hai hoặc ba lần/tuần.

Chị Nguyễn Thị Thanh (191 Lạc Long Quân, Hà Nội) cho biết, riêng đối với khu vực bếp, ngoài nước rửa bát, nước rửa tay, hằng ngày chị đều phải dùng bột giặt để giặt các loại khăn lau, dung dịch tẩy trắng bếp nấu và tường bếp. Mỗi lần chị lau dọn bằng các hóa chất tẩy rửa nhà bếp, cả nhà lại bịt mũi lắc đầu vì mùi hắc, khó chịu.

Gia đình bà Lê Thu Hoài (42/184 Hoa Bằng, Hà Nội) là một trong số 5/50 hộ gia đình được hỏi chỉ sử dụng khoảng 8 - 13 trong tổng số 20 sản phẩm được liệt kê, chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu như bột giặt, dung dịch cọ rửa nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, sữa tắm, dầu... “Gia đình tôi chỉ biết sử dụng các hóa chất này cho nhà cửa sạch sẽ chứ cũng không rõ liều lượng dùng thế nào để an toàn cho sức khoẻ”, bà Hoài chia sẻ

Một khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu Quốc gia về an toàn nghề nghiệp và sức khoẻ Hoa Kỳ (NIOSH) đã đưa ra 884 các loại hóa chất độc hại sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cá nhân và mỹ phẩm.

Những sai lầm cực kỳ tai hại khi ăn cà chua

Dù rằng cà chua rất tốt, nhưng những sai lầm khi ăn cà chua được kể dưới đây sẽ làm giảm tác dụng, thậm chí có những tác hại không ngờ.

Những sai lầm cực kỳ tai hại khi ăn cà chua
Nhũng sai làm khi an ca chua  cục kỳ tai hại

Sai lầm khi ăn cà chua rất nhiều người mắc phải là dùng chung với dưa chuột, nhất là trong món salad. Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.