Các món ngon từ chân gà rất được lòng dân nhậu và chị em

Các món ngon từ chân gà rất được lòng dân nhậu và chị em

(Kiến Thức) - Chân gà ngâm sả tắc, chân gà nướng muối ớt, ngâm cóc, hấp tàu xì, xào cay kiểu Hàn Quốc là món ăn vặt lý tưởng được dân nhậu và chị em yêu thích mỗi dịp tụ tập cùng bạn bè hay người thân.

Chân gà ngâm sả tắc: Chân gà ngâm sả tắc có vị thơm và chua ngọt nhẹ nhàng. Bạn có thể chế biến  món ngon từ chân gà này để nhâm nhi cùng bạn bè hay người thân vào các dịp lễ hay cuối tuần.
Chân gà ngâm sả tắc: Chân gà ngâm sả tắc có vị thơm và chua ngọt nhẹ nhàng. Bạn có thể chế biến món ngon từ chân gà này để nhâm nhi cùng bạn bè hay người thân vào các dịp lễ hay cuối tuần.
Chặt bỏ phần móng của chân gà. Bóp chân gà với gừng đập dập, rượu trắng để khử mùi, xả lại nước lạnh, để ráo. Tách bỏ phần lá già của sả, đập dập, cắt khúc 3 cm hay bào mỏng đều được. Tách đôi trái ớt, bỏ hạt, cắt miếng hay để nguyên. Cắt tắc thành những lát mỏng. Có thể để hay bỏ hạt đều được.
Chặt bỏ phần móng của chân gà. Bóp chân gà với gừng đập dập, rượu trắng để khử mùi, xả lại nước lạnh, để ráo. Tách bỏ phần lá già của sả, đập dập, cắt khúc 3 cm hay bào mỏng đều được. Tách đôi trái ớt, bỏ hạt, cắt miếng hay để nguyên. Cắt tắc thành những lát mỏng. Có thể để hay bỏ hạt đều được.
Nấu nước sôi, luộc chân gà với gừng và 1/2 sả đập dập. Khi chân gà chín tới, vớt ra cho vào nước đá lạnh cho nguội, vớt ra. Cho chân gà vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để có độ giòn. Pha nước ngâm chân gà theo công thức: 3 muỗng canh giấm, 3 muỗng canh nước mắm, 300 ml nước lọc, 3 muỗng canh đường. Khuấy tan hỗn hợp rồi đun sôi rồi cho sả, ớt, tắc và lá chanh xắt nhuyễn vào. Nước sôi một lần nữa thì tắt bếp.
Nấu nước sôi, luộc chân gà với gừng và 1/2 sả đập dập. Khi chân gà chín tới, vớt ra cho vào nước đá lạnh cho nguội, vớt ra. Cho chân gà vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để có độ giòn. Pha nước ngâm chân gà theo công thức: 3 muỗng canh giấm, 3 muỗng canh nước mắm, 300 ml nước lọc, 3 muỗng canh đường. Khuấy tan hỗn hợp rồi đun sôi rồi cho sả, ớt, tắc và lá chanh xắt nhuyễn vào. Nước sôi một lần nữa thì tắt bếp.
Lấy chân gà ra khỏi tủ lạnh, xếp vào lọ, đổ hỗn hợp nước ngâm đã nguội vào lọ sao cho ngập chân gà. Dùng vỉ nén bên trên để chân gà không nổi khỏi nước ngâm. Chân gà ngâm sả tắc khoảng một ngày là có thể ăn được.
Lấy chân gà ra khỏi tủ lạnh, xếp vào lọ, đổ hỗn hợp nước ngâm đã nguội vào lọ sao cho ngập chân gà. Dùng vỉ nén bên trên để chân gà không nổi khỏi nước ngâm. Chân gà ngâm sả tắc khoảng một ngày là có thể ăn được.
Chân gà nướng muối ớt là một trong những món ăn vặt quen thuộc, được giới trẻ ưa chuộng. Thông thường, chân gà công nghiệp đem nướng sẽ ngon hơn chân gà ta vì chúng có nhiều da và mỡ. Bạn có thể mua gói sẵn trong siêu thị, về sơ chế sạch với muối, giấm (hoặc rượu), gừng. Tuy nhiên lúc ướp thì không nên cho muối, tránh bị mặn.
Chân gà nướng muối ớt là một trong những món ăn vặt quen thuộc, được giới trẻ ưa chuộng. Thông thường, chân gà công nghiệp đem nướng sẽ ngon hơn chân gà ta vì chúng có nhiều da và mỡ. Bạn có thể mua gói sẵn trong siêu thị, về sơ chế sạch với muối, giấm (hoặc rượu), gừng. Tuy nhiên lúc ướp thì không nên cho muối, tránh bị mặn.
Ướp chân gà với tỏi, ớt, tương ớt trong hai tiếng. Trước khi nướng thì cho muối hạt vào, trộn lên 2-3 phút rồi nướng đến khi chín vàng. Chân gà nướng muối ớt sẽ thơm và ngon hơn nếu thực hiện trên bếp than.
Ướp chân gà với tỏi, ớt, tương ớt trong hai tiếng. Trước khi nướng thì cho muối hạt vào, trộn lên 2-3 phút rồi nướng đến khi chín vàng. Chân gà nướng muối ớt sẽ thơm và ngon hơn nếu thực hiện trên bếp than.
Tuy nhiên nếu ngại quạt than, bạn dùng lò nướng ở 200 độ C, nên làm nóng trước trong khoảng 7-10 phút. Lót giấy nến hoặc giấy bạc vào khay nướng trước khi xếp chân gà lên. Cứ cách 10 phút thì lấy ra phết thêm gia vị, trở mặt và kiểm tra cho đến khi ngả màu vàng là được. Món chân gà nướng sa tế cũng ướp tương tự.
Tuy nhiên nếu ngại quạt than, bạn dùng lò nướng ở 200 độ C, nên làm nóng trước trong khoảng 7-10 phút. Lót giấy nến hoặc giấy bạc vào khay nướng trước khi xếp chân gà lên. Cứ cách 10 phút thì lấy ra phết thêm gia vị, trở mặt và kiểm tra cho đến khi ngả màu vàng là được. Món chân gà nướng sa tế cũng ướp tương tự.
Chân gà ngâm cóc non: Sau cơn sốt chân gà ngâm sả tắc thì gần đây món chân gà rút xương ngâm cóc non được nhiều người ưa chuộng nhờ chân gà dai sần sật, kết hợp với độ giòn của cóc nhai vui miệng. Món này khó ở khâu rút xương chân gà sao cho không bị nát.
Chân gà ngâm cóc non: Sau cơn sốt chân gà ngâm sả tắc thì gần đây món chân gà rút xương ngâm cóc non được nhiều người ưa chuộng nhờ chân gà dai sần sật, kết hợp với độ giòn của cóc nhai vui miệng. Món này khó ở khâu rút xương chân gà sao cho không bị nát.
Muốn làm chuẩn, sau khi sơ chế, bạn phải luộc chân gà với gừng sả cho chín rồi để vào tủ lạnh hoặc ngâm nước đá. Tiếp theo, dùng dao rạch những đường dọc theo ngón chân và cẳng chân, rồi tách lấy xương. Cóc non gọt vỏ, chẻ làm đôi hoặc bốn rồi đem ngâm trong nước đường đá tạo độ giòn.
Muốn làm chuẩn, sau khi sơ chế, bạn phải luộc chân gà với gừng sả cho chín rồi để vào tủ lạnh hoặc ngâm nước đá. Tiếp theo, dùng dao rạch những đường dọc theo ngón chân và cẳng chân, rồi tách lấy xương. Cóc non gọt vỏ, chẻ làm đôi hoặc bốn rồi đem ngâm trong nước đường đá tạo độ giòn.
Phần nước ngâm chân gà pha bằng hỗn hợp sả bào mỏng, gừng cắt sợi, tắc cắt cắt làm đôi nhưng không cần vắt, nước mắm, đường, bột ớt (hoặc ớt tươi xay nhuyễn), nước cốt chanh (hoặc giấm nuôi), nêm nếm vừa miệng là được. Sau đó cho chân gà, cóc vào, trộn đều để ít nhất 30 phút là có thể thưởng thức.
Phần nước ngâm chân gà pha bằng hỗn hợp sả bào mỏng, gừng cắt sợi, tắc cắt cắt làm đôi nhưng không cần vắt, nước mắm, đường, bột ớt (hoặc ớt tươi xay nhuyễn), nước cốt chanh (hoặc giấm nuôi), nêm nếm vừa miệng là được. Sau đó cho chân gà, cóc vào, trộn đều để ít nhất 30 phút là có thể thưởng thức.
Chân gà hấp tàu xì: Món này chế biến khá công phu. Quan trọng nhất là hỗn hợp nước sốt phải chuẩn. Gia vị làm nước sốt gồm dầu hào, hoa hồi, đinh hương và tàu xì (nước tương đậu đen), cũng là hành phần chính làm nên cái tên của món ăn.
Chân gà hấp tàu xì: Món này chế biến khá công phu. Quan trọng nhất là hỗn hợp nước sốt phải chuẩn. Gia vị làm nước sốt gồm dầu hào, hoa hồi, đinh hương và tàu xì (nước tương đậu đen), cũng là hành phần chính làm nên cái tên của món ăn.
Sơ chế chân gà rồi luộc với nước lọc pha giấm, đường vàng trong 3 phút. Phi tỏi, chiên chân gà đến khi vàng rồi vớt ra, để ráo dầu, sau đó lại phi hỗn hợp ớt, tỏi, gừng cho thơm. Đổ chân gà đã chiên vào. Rưới hỗn hợp nước sốt gồm 2 thìa canh tàu xì, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê bột ngọt, nửa thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê hạt tiêu và 2 thìa cà phê nước lọc. Công thức này áp dụng cho 500 gram chân gà. Cuối cùng, cho hoa hồi, đinh hương vào chảo, đậy vung.
Sơ chế chân gà rồi luộc với nước lọc pha giấm, đường vàng trong 3 phút. Phi tỏi, chiên chân gà đến khi vàng rồi vớt ra, để ráo dầu, sau đó lại phi hỗn hợp ớt, tỏi, gừng cho thơm. Đổ chân gà đã chiên vào. Rưới hỗn hợp nước sốt gồm 2 thìa canh tàu xì, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê bột ngọt, nửa thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê hạt tiêu và 2 thìa cà phê nước lọc. Công thức này áp dụng cho 500 gram chân gà. Cuối cùng, cho hoa hồi, đinh hương vào chảo, đậy vung.
Hầm chân gà trong 30 phút trên lửa nhỏ cho tới khi nước sốt cô đặc lại, chân gà mềm thì xếp vào đĩa. Bạn có thể dùng xửng hấp nhỏ để giữ nóng cho chân gà. Món này càng mềm rục, càng thấm vị và ngon. Sau khi hoàn thành, chân gà có màu vàng nâu đẹp mắt, thơm mùi thảo dược. Ảnh: Internet.   Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Hầm chân gà trong 30 phút trên lửa nhỏ cho tới khi nước sốt cô đặc lại, chân gà mềm thì xếp vào đĩa. Bạn có thể dùng xửng hấp nhỏ để giữ nóng cho chân gà. Món này càng mềm rục, càng thấm vị và ngon. Sau khi hoàn thành, chân gà có màu vàng nâu đẹp mắt, thơm mùi thảo dược. Ảnh: Internet.

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

GALLERY MỚI NHẤT