Các khoản đầu tư hào phóng từ Trung Quốc không phải lòng từ thiện

Phần lớn các khoản đầu tư của Trung Quốc là dành cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như hải cảng, các nhà máy điện, đường xá và cầu.

Các khoản đầu tư hào phóng từ Trung Quốc không phải lòng từ thiện
Trang mạng philstar.com của Philippines mới đây đăng bài viết của cựu Đại sứ Ấn Độ tại Liên hợp quốc, ông Hardeep Singh Puri cảnh báo rằng các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần thận trọng khi ký kết các hợp đồng đầu tư lớn với Trung Quốc. Một trong những lý do là các nước ASEAN có thể sẽ phải chi trả nhiều hơn những gì đã thương lượng.
Ông Puri, hiện là Chủ tịch Hệ thống Nghiên cứu và Thông tin (RIS) cho các nước đang phát triển, cho rằng mặc dù các nước ASEAN phải tận dụng chính sách đầu tư ráo riết của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhưng cũng phải cân nhắc đến khả năng chi trả các khoản vay và các dự án đó có khả thi hay không.
Cac khoan dau tu hao phong tu Trung Quoc khong phai long tu thien
Ông Hardeep Singh Puri. 
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng các quốc gia ASEAN, từng nước một, dù lớn hay nhỏ, đều có khả năng phục hồi tốt. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những kế hoạch mang lại nhiều tiền một cách quá dễ dàng”.
Ví dụ được ông Puri chỉ ra là trường hợp các hợp đồng đầu tư giữa Sri Lanka và Trung Quốc xây dựng một cảng nước sâu ở khu vực Hambantota và sân bay quốc tế ở Mattala. Chính phủ Sri Lanka đã ký các thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc để rồi sau đó nhận ra rằng các dự án này không hề khả thi, bởi chúng không đi kèm các dự án phát triển để có thể thu hút các tàu thuyền, hàng hóa, cũng như khách du lịch đến cảng biển Hambantota và sân bay quốc tế Mattala.
Sân bay Mattala hiện đang được coi là sân bay vắng nhất thế giới, song việc duy trì hoạt động và bảo dưỡng sân bay vẫn chiếm một phần lớn trong tổng nguồn thu của Sri Lanka.
Cac khoan dau tu hao phong tu Trung Quoc khong phai long tu thien-Hinh-2
Một mẫu tàu cao tốc được Trung Quốc quảng bá ở Indonesia. 
Tháng 10 năm ngoái, Chính phủ Sri Lanka tuyên bố đã ký kết một thỏa thuận hoán đổi nợ thành cổ phần với 2 công ty tư nhân của Trung Quốc để 2 công ty này có thể gánh vác một khoản lớn trong số 8 tỷ USD mà Sri Lanka nợ Chính phủ Trung Quốc. Theo thỏa thuận này, các công ty Trung Quốc sẽ sở hữu phần lớn cổ phần trong 2 dự án này và sẽ tiếp quản các hoạt động của chúng, trong đó cảng biển Hambantota nằm ở vị trí chiến lược trên Ấn Độ Dương.
Ông Puri cho biết: “Hiện tại, khoảng hơn 65% GDP của Sri Lanka là để trả nợ. Mỗi năm, Sri Lanka phải gánh vác khoản nợ khoảng 8-10 tỷ USD. Nếu quốc gia của bạn là một nền kinh tế nhỏ và khoảng 70% GDP là để trả nợ, bạn không thể điều hành đất nước một cách hiệu quả”.
Theo ông Puri, chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cần đảm bảo rằng trường hợp tương tự như vậy sẽ không xảy ra tại Philippines trong bối cảnh mà Trung Quốc hồi năm ngoái - vào thời điểm ông Duterte đang có chuyến thăm chính thức đầu tiên tại đây - đã cam kết sẽ cho vay và đầu tư 24 tỷ USD vào Philippines. Theo đó, có đến 15 tỷ USD trong cam kết này là liên quan đến các thỏa thuận giữa công ty với công ty.
Phần lớn các khoản đầu tư của Trung Quốc là dành cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như hải cảng, các tuyến đường sắt của tỉnh, các nhà máy điện, đường xá và cầu.
Ông Puri nói: “Trong cuộc chơi này, không có lòng từ thiện hay vị tha… Tại Sri Lanka, nợ đang được chuyển thành cổ phần … Vấn đề là nếu nợ trở thành cổ phần, thì có nghĩa là bạn đang bán đi chính đất nước của bạn”.
Khi được hỏi liệu rằng chính sách đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc không chỉ vào Philippines mà còn vào nhiều quốc gia ASEAN khác, có phải nhằm để buộc các nước này phải im lặng trong vấn đề Biển Đông hay không, ông Puri nói: “Tôi sẽ không liều lĩnh đưa ra phỏng đoán. Khi một nước vạch ra một chính sách như vậy, họ có những động cơ riêng của mình”.

Loạt ảnh dân Trung Quốc ở New Zealand từ thời xa xưa

(Kiến Thức) - Những người dân Trung Quốc đầu tiên đến New Zealand cách đây hơn 170 năm phải làm các công việc để kiếm sống và dần hòa nhập vào xã hội mới.

Loạt ảnh dân Trung Quốc ở New Zealand từ thời xa xưa
Loat anh dan Trung Quoc o New Zealand tu thoi xa xua
 Huang Heting (ảnh trên, người Quảng Đông) là công dân Trung Quốc đầu tiên đến New Zealand. Năm 1842, mảnh đất đầu tiên Huang đặt chân tới New Zealand là Nelson với công việc ban đầu là làm quản gia. Năm 1852, là một doanh nhân giàu có, ông chính thức trở thành công dân New Zealand. Ảnh QQ

Vì sao người Trung Quốc cần nghỉ Tết tới 7 ngày?

Kì nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc hay còn gọi là Tuần lễ Vàng, thời điểm hàng triệu người dân về quê, đi du lịch trong và ngoài nước.

Vì sao người Trung Quốc cần nghỉ Tết tới 7 ngày?
Tết Nguyên đán của Trung Quốc, hay còn gọi là Lễ hội Mùa xuân, là dịp lễ quan trọng và phổ biến nhất ở Trung Quốc.

Những hình ảnh ở đất nước Trung Quốc năm 1980

(Kiến Thức) - Loạt ảnh màu về cuộc sống thường nhật ở đất nước Trung Quốc năm 1980 chắc hẳn sẽ gợi nhớ đến thời kỳ bao cấp trước cải cách mở cửa.

Những hình ảnh ở đất nước Trung Quốc năm 1980
Nhung hinh anh o dat nuoc Trung Quoc nam 1980
 Một nhóm ra ngồi công viên hóng mát trong bộ ảnh ghi lại đời sống thường nhật ở đất nước Trung Quốc năm 1980. Ảnh Sina

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.