Các hội quán Sài Gòn biến đổi ra sao sau một thế kỷ?

(VietnamDaily) - Hội quán người Hoa là những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn - Chợ Lớn. Cùng khám phá sự thay đổi diện mạo của các hội quán nổi tiếng sau một thế kỷ quả loạt ảnh xưa - nay thú vị.

Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?
Chùa Bà Thiên Hậu (hội quán Tuệ Thành) ở Chợ Lớn vào khoảng năm 1865-1875. Công trình được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và công xây dựng vào khoảng năm 1760, là một trong những hội quán cổ nhất ở Chợ Lớn xưa.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-2
Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay (số 710 Nguyễn Trãi, quận 5). So với một thế kỷ trước, các đường nét kiến trúc chính của hội quán vẫn được giữ nguyên.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-3
Hội quán Nghĩa An, Chợ Lớn đầu thế kỷ 20. Hội quán này hình thành từ trước thế kỷ 19. Do vị thần được thờ chính trong hội quán là Quan Công, nên hội quán người Hoa này còn có tên miếu Quan Đế hay chùa Ông.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-4
Hội quán Nghĩa An ngày nay (676 đường Nguyễn Trãi, quận 5). So với kiến trúc xưa, phần hậu cung của hội quán Nghĩa An ngày nay được xây cao hơn, trang trí ở mặt trước cũng có nhiều thay đổi.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-5
Hội quán Quảng Triệu trong bức ảnh chụp vào khoảng năm 1890. Hội quán này còn được gọi là miếu Thiên Hậu hay chùa Bà bến Chương Dương, chùa Bà Cầu Ông Lãnh, do nằm gần bến Chương Dương và cầu Ông Lãnh..
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-6
Hội quán Quảng Triệu ngày nay (số 122 đường Võ Văn Kiệt, quận 1). Về cơ bản, kiến trúc của hội quán Quảng Triệu không có nhiều thay đổi sau hơn một thế kỷ.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-7
Hội quán Ôn Lăng năm 1904. Hội quán này được cộng đồng người Hoa gốc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến xây dựng vào năm 1740 để thờ các vị thần Trung Hoa. Sau này, hội quán thờ thêm Quan Âm bồ tát nên còn được gọi là chùa Quan Âm.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-8
Hội quán Ôn Lăng ngày nay (số 12 đường Lão Tử, quận 5). Thay đổi lớn nhất của hội quán Ôn Lăng là cánh cổng tam quan bằng bê tông cốt thép bề thế đã thay thể cho cánh cổng sắt đơn giản thời xưa.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-9
Hội quán Nhị Phủ năm 1904. Hội quán này được những người đồng hương ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (Nhị phủ), thuộc tỉnh Phúc Kiến góp công sức, tiền của xây dựng vào khoảng năm 1730.
Cac hoi quan Sai Gon bien doi ra sao sau mot the ky?-Hinh-10
Hội quán Nhị Phủ ngày nay ( 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5). Kiến trúc hội quán Nhị Phủ không có nhiều khác biệt so với xưa kia, nhưng cảnh quan xung quanh thì đã thay đổi chóng mặt, từ chốn đồng không mông quạnh trở thành khu dân cư sầm uất.

Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.

Người Sài Gòn xưa hưởng thụ cuộc sống thế nào?

(VietnamDaily) - Người Sài Gòn xưa hưởng thụ cuộc sống như thế nào? Cùng khá phá điều này qua những không gian sống của Sài Gòn trước 1975 được tái hiện sinh động tại nhà trưng bày trong khuôn viên Dinh Thống Nhất và Thảo Cầm Viên ở TP HCM.

Nguoi Sai Gon xua huong thu cuoc song the nao?
 Không gian của một phòng trà ở Sài Gòn trước 1975 được tái hiện tại tòa nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966” trong khuôn viên Dinh Thống Nhất, TP HCM.

Ảnh đẹp về hàng quán vỉa hè Sài Gòn năm 1991

(VietnamDaily) - Thanh niên ngồi ăn sáng trên nắp cống, phụ nữ và trẻ em ngồi xổm dưới lòng đường ăn quà vặt... là những hình ảnh "hiếm có khó tìm" về hàng quán vỉa hè Sài Gòn năm 1991 do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện.

Anh dep ve hang quan via he Sai Gon nam 1991
Gánh hủ tiếu trên vỉa hè Sài Gòn năm 1991. Ảnh: Hans-Peter Grumpe / Hpgrumpe.de.

Tin mới