Các hoàng tử nhà Thanh học hành căng thẳng hơn học sinh ngày nay

Các tài liệu lịch sử cho thấy thời gian biểu học tập của các hoàng tử nhà Thanh thậm chí còn căng thẳng, mệt mỏi gấp bội lần thế hệ học sinh hiện tại.

Các hoàng tử nhà Thanh học hành căng thẳng hơn học sinh ngày nay

Giáo dục hoàng thất vào thời nhà Thanh (Trung Hoa cổ đại) được thiết lập chính thức kể từ thời vua Khang Hi còn là hoàng tử. Các vương thân quý tộc tròn 6 tuổi trở lên sẽ được đi học. Các lớp học bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 3h chiều, tổng cộng 10 tiếng đồng hồ. Mỗi năm, họ chỉ có 5 ngày nghỉ là Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, sinh nhật hoàng đế và sinh nhật bản thân. Thậm chí cả Giao thừa cũng không được nghỉ.

Mặc dù lớp học bắt đầu lúc 5h sáng nhưng các hoàng tử phải đến thư phòng lúc 4h để ôn lại bài của ngày hôm trước. Vào mùa hè, dù thời tiết nóng bức, họ cũng không được phép sử dụng quạt để xua tan cái nóng.

Cac hoang tu nha Thanh hoc hanh cang thang hon hoc sinh ngay nay

Các hoàng tử thời nhà Thanh phải học 10 tiếng/ngày và chỉ được nghỉ 5 ngày/năm

Để đạt được kết quả giáo dục tốt nhất, mỗi hoàng tử được giao cho một thầy giáo người Hán, số lượng ít nhiều khác nhau và người phụ trách công việc giảng dạy được gọi là "tổng sư phụ" (thầy chính). Phương pháp học tập kinh điển của Nho gia là: thầy đọc một câu, hoàng tử đọc một câu, sau khi lặp lại câu này một trăm lần, sau đó cùng đọc với nội dung đã học mấy ngày trước, lặp lại không ngắt quãng.

Bản thân Khang Hi được coi là một trong những hoàng tử "học bá" của triều Thanh. Ông bắt đầu đi học từ năm 5 tuổi và cũng được áp dụng phương pháp là học được 1 chữ, viết 100 lần và đọc thành tiếng 120 lần. Ông không ngừng học hành, thậm chí mệt mỏi đến mức ho ra máu nhưng vẫn kiên trì không bỏ cuộc.

Tuy nhiên, cũng nhờ khoảng thời gian dài khổ luyện nên Khang Hi mới "trên thông thiên văn dưới tường địa lý", tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, cuối cùng bình định Tam phiên, diệt trừ Ngao Bái, lập nên đại nghĩa bất diệt.

Vua Khang Hi cũng đã viết 80 - 90 chuyên luận về khoa học tự nhiên, đích thân phê duyệt nhiều cuốn sách về lịch sử. Ông thông thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng Mãn Châu, tiếng Hán, tiếng Mông Cổ, tiếng Tây Tạng,... Các ngoại ngữ như Anh, Pháp, Nga, Latin... cũng được Khang Hi nắm rõ. 

Được biết ngoài học Hán văn kinh điển, đến năm 12 tuổi, các hoàng tử nhà Thanh còn học tiếng Mãn châu, đến năm 14 tuổi thì học cưỡi ngựa, bắn cung. Lớn hơn một chút, các hoàng tử tiếp tục được bồi dưỡng võ thuật, bao gồm quyền thuật, súng săn, đao kiếm, hỏa khí...

Trong thời kỳ thịnh vượng nhất của nhà Thanh, hoàng đế hầu như ngày nào cũng đến thư phòng để giám sát việc học hành của các hoàng tử. Bản thân Khang Hi sau này khi lên ngôi vua cũng đều đặn đến thăm thư phòng vào 9 giờ sáng hàng ngày. Các hoàng tử sẽ không được bỏ lỡ việc học hành cho đến khi họ kết hôn, được phân phủ riêng.

Triều đại nào phụ nữ địa vị cao nhất thời phong kiến Trung Quốc

Nam tôn nữ ti là tư tưởng lưu truyền từ xưa của Trung Quốc, nghiêm trọng nhất là trong thời kỳ phong kiến.

Triều đại nào phụ nữ địa vị cao nhất thời phong kiến Trung Quốc

Thê vi phu cương, nhưng trên thực tế thì khác, ở thời cổ đại Trung Quốc, nữ nhân không bó chân, đây là tập tục sau triều Minh. Theo quá trình phát triển của xã hội phụ hệ, địa vị của nữ giới giảm xuống, nhất là sau khi có “tam cương ngũ thường” (lời dạy của Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo).

Song không phải địa vị của phụ nữ luôn thấp như vậy. Ít ai nhận ra trong các triều đại xưa ở Trung Quốc, vẫn có giai đoạn phụ nữ được đề cao, tôn trọng và được hưởng những quyền lợi chính đáng.

Ảnh độc: Bất ngờ nhan sắc phi tần, cách cách cuối thời nhà Thanh

Những bức ảnh chụp hậu cung cuối thời nhà Thanh hé lộ dung mạo của một số phi tần, cách cách. Theo đó, nhan sắc đời thực của nhiều nữ nhân hoàng tộc nhà Thanh không phải tuyệt sắc giai nhân như nhiều người vẫn nghĩ.

Ảnh độc: Bất ngờ nhan sắc phi tần, cách cách cuối thời nhà Thanh
Anh doc: Bat ngo nhan sac phi tan, cach cach cuoi thoi nha Thanh
 Hàng trên từ trái sang phải: Cẩn Phi, Từ Hy thái hậu và Long Dụ hoàng hậu. Ba người phụ nữ này sống vào cuối thời nhà Thanh. Trong đó, Từ Hy thái hậu là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc khi nắm quyền khuynh đảo triều chính trong vài thập kỷ.  

Mở mộ vua Quang Tự, lóa mắt kho báu khổng lồ kẻ trộm bỏ sót

Các chuyên gia cứ nghĩ toàn bộ đồ tùy táng giá trị tại nơi an nghỉ ngàn thu của vua Quang Tự đã bị những kẻ trộm mộ lấy. Thế nhưng, khi đào sâu lăng mộ họ đã phát hiện ra kho báu khổng lồ.

Mở mộ vua Quang Tự, lóa mắt kho báu khổng lồ kẻ trộm bỏ sót
Mo mo vua Quang Tu, loa mat kho bau khong lo ke trom bo sot
Vào tháng 4/1980, các nhà khảo cổ học thuộc Cục Di tích Văn hóa thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc phát hiện Sùng Lăng. Qua kiểm tra, họ xác định đây là nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế Quang Tự. Bên trong lăng mộp có quan tài vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới