Các bệnh dễ truyền nhiễm khi gắp thức ăn chung với bát nước chấm

Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát nước chấm.

Các bệnh dễ truyền nhiễm khi gắp thức ăn chung với bát nước chấm

Viêm gan A

Viêm gan do virus lây qua đường ăn uống thường là viêm gan A. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Virus viêm gan A có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc ăn uống.

Bệnh dạ dày, tá tràng

Thủ phạm gây ra bệnh này là vi khuẩn HP. Thói quen gắp đồ ăn cho người khác, ăn chung đũa, dùng chung bát nước chấm... là những nguyên nhân có thể làm vi khuẩn HP lây truyền từ người này sang người khác. Thói quen ăn cơm chung, dùng đũa có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP lên 56%. Việc người lớn mớm cơm cho trẻ nhỏ cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn HP có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày...

Cac benh de truyen nhiem khi gap thuc an chung voi bat nuoc cham

Bệnh thương hàn

Đây là bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính, nhiễm khuẩn toàn thân do trực khuẩn salmonella gây nên. Bệnh có khả năng lây lan mạnh và lây từ người này qua người khác thông qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi. Vì vậy ăn chung bữa với người mang bệnh cũng rất dễ khiến bản thân bị nhiễm bệnh.

Rất may, bệnh thương hàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin. Ngoài ra, chúng ta cần phải chú ý vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ, giữ vệ sinh nhà cửa.

Bệnh kiết lỵ

Đây là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy. Bệnh thường lây lan do vệ sinh kém, thông qua tiếp xúc với tay, nguồn nước, thức ăn nhiễm khuẩn. Dùng chung bữa với những người mang vi khuẩn kiết lỵ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở người lành.

Thời gian ủ bệnh thường từ 1-3 ngày và có các biểu hiện lâm sàng như đau bụng, tiêu chảy, có mủ nhầy và máu trong phân.

Bệnh truyền nhiễm khi hôn môi dễ lây cho bé

(Kiến Thức) - Chỉ một nụ hôn của người lớn cũng có thể lây truyền nhiều căn bệnh truyền nhiễm khi hôn gây nguy hiểm chết người cho bé.

Bệnh truyền nhiễm khi hôn môi dễ lây cho bé
Benh truyen nhiem khi hon moi de lay cho be
Khi người lớn hôn môi bé, nước bọt của người đó có thể truyền sang cho trẻ khiến bé dễ nhiễm những bệnh truyền nhiễm khi hôn.  

Vẫn còn nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(Kiến Thức) - Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn còn đáng bao động ở các tỉnh vùng sâu vùng xa.

Vẫn còn nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Cụ thể, tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn xuất hiện rải rác ổ dịch bệnh truyền nhiễm nhỏ như: bệnh bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản... Nguyên nhân được xác định là do tại các địa phương này còn bỏ sót đối tượng trong các đợt tiêm chủng.
Van con nhieu o dich benh truyen nhiem nguy hiem
Ảnh minh họa.
Trước tình hình này, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh không để bùng phát ổ dịch, đặc biệt chú trọng các bệnh có vắcxin trong tiêm chủng mở rộng có nguy cơ bùng phát trở lại như bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản; Tăng cường truyền thông vận động người dân đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh đúng lịch, đủ liều.

Lý do bất ngờ khiến tàu chiến Mỹ bị cách ly giữa biển suốt 8 tuần

Tàu đổ bộ USS Fort McHenry của hải quân Mỹ đã không được phép cập cảng trong hơn 2 tháng do trên tàu bùng phát một loại bệnh do vi rút gây ra tương tự như bệnh quai bị.
 

Lý do bất ngờ khiến tàu chiến Mỹ bị cách ly giữa biển suốt 8 tuần
Parotitis - một loại bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu tương tự như quai bị lây lan trên tàu đổ bộ lớp Whidbey - USS Fort McHenry, ảnh hưởng tới 25 thủy thủ đoàn. Các triệu chứng của căn bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12/2018.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.