Ca sĩ Minh Thuận khóc khi gặp bố, phải thở bằng ô xy
Gia đình ca sĩ Minh Thuận đã về nước và đến gặp anh trong bệnh viện. Khi gặp bố, Minh Thuận đã khóc rất nhiều.
Theo Tuệ Mẫn/ Đất Việt
"Chỉ còn nước còn tát"
Theo thông tin mới nhất về sức khỏe ca sĩ Minh Thuận, khoảng hơn 1h sáng ngày 5/9, bố và người thân của nam ca sĩ này đã từ Mỹ về tới Việt Nam để bên anh những ngày cuối cùng.
Khi gặp gia đình, Minh Thuận đã khóc rất nhiều. Hiện, Minh Thuận đang thở bằng bình ô xy và được bác sĩ tiêm thuốc để cầm cự tại nhà riêng. Trước đó, Minh Thuận được điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ chẩn đoán sức khỏe của nghệ sĩ đang nguy kịch, chỉ "còn nước còn tát".
Trước đó, chiều tối ngày 4/9, ca sĩ Phương Thanh đã thông báo tình hình sức khỏe của Minh Thuận và cho biết bố của anh sẽ về Việt Nam vào cùng ngày.
Ca sĩ Minh Thuận hiện đang thở bình oxy.
Trên trang cá nhân của Phương Thanh có viết: "Vừa vào bệnh viện thăm anh Thuận, anh viết được vài chữ nhưng rất quý giá khóc hơi nhiều nên cũng hạn chế người thăm... thông cảm nha.
Anh Thuận và mọi nguời đang vững tin đợi bố và gia đình bay về hi vọng anh Thuận sẽ ổn hơn. Có gì Chanh sẽ thông tin cho mọi người yên tâm. Bác sĩ không cho chụp hình. Nên chụp chữ này để mọi người có lòng tin".
Những dòng chữ Minh Thuận viết khá nguệch ngoạc giữa lúc sức khỏe yếu. Nhiều người đoán những nội dung anh viết đó là: "Nhớ dì Hương và 2 đứa nhỏ", "I love Phương Thanh...", "Cuộc đời này vui vẻ nha".
Tiến Đạt cạo trọc đầu, hát cho Minh Thuận nghe
Trong khi đó, lúc nghe tin nam ca sĩ đàn anh bị bệnh, mới đây, Tiến Đạt đã livestream trên Facebook để hát cho ca sĩ Minh Thuận nghe.
Trong khi đó, MC Trấn Thành kể kỷ niệm đáng nhớ khi diễn cùng Minh Thuận trên sân khấu hài kịch và gọi anh là “cô Bông” duyên dáng, đáng yêu:
"Vẫn mới đây, ký ức đơn sơ của đôi lần gặp nhau trong vài suất diễn vẫn gợi lên trong tôi hình ảnh của một "cô Bông" duyên dáng, đáng yêu. Chải từng phím tóc, cài từng chiếc bông, miệng riết thuốc lá, môi lẩm nhẩm ôn lại từng lời thoại câu nói trước giờ diễn mỗi đêm
Và dẫu có xảy ra điều gì đi chăng nữa, hãy đón nhận nó thật nhẹ nhàng như những gì anh đã hát một "NỖI ĐAU NGỌT NGÀO" anh nhé!
Tiến Đạt livestream hát cho Minh Thuận nghe.
Chợt thấy lòng lắng lại! Nguyện mọi sự bình an! Đời người dài được bao lâu? Hận thù, mưu toan, hãm hại, tính toán với nhau làm chi khi ai rồi cũng về một cõi!".
Cùng với đó hàng loạt những bức ảnh cũ của Minh Thuận được các bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ lại cùng những kỷ niệm về anh khiến ai cũng ngậm ngùi, xót xa.
Cát Phượng đăng 2 bức ảnh về ca sĩ Minh Thuận và chia sẻ: “Píc hình tóc dài là đỉnh điểm của chàng trai benjin những năm 80. Rất phong trần phải không nào? Píc tóc ngắn là đỉnh điểm của “cô Thu Minh Taxi trong chương trình Gương Mặt Thân Quen”.
Nhìn tóc ngắn rất đàn ông, thế nhưng khi hóa thân Thu Minh thì ôi thôi… Anh ấy rất phụ nữ với cặp chân thẳng tưng nuột nà. Xin hãy luôn chở che và ban phép màu cho người anh đồng nghiệp Nguyễn Minh Thuận này của con”.
Còn ca sĩ Thanh Thảo lại chia sẻ trạng thái, gọi Minh Thuận là chú và xưng con. Cô viết: "Con không muốn cầu nguyện hay chia buồn gì với chú cả, vì con biết chú sẽ luôn phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn.
Chú luôn là thế! Với con, chú cháu mình quá nhiều kỷ niệm với nhau, và chú từng giúp con rất nhiều trong nghề nghiệp. Chú là gương cho con về sự yêu nghề và đam mê sáng tạo mãnh liệt".
Đàm Vĩnh Hưng từng nhiều lần khuyên Minh Thuận bỏ thuốc lá
Cùng ngày, trên trang cá nhân, Đàm Vĩnh Hưng viết những dòng cảm xúc gửi đến Minh Thuận giữa tình trạng bệnh tình khá căng thẳng của nam nghệ sĩ.
Mở đầu, Mr. Đàm viết: "Anh ơi, em biết chắc là anh sẽ không đọc được những dòng chữ này của em đâu.
Nhưng điều đó không quan trọng bằng sự bình yên của anh và phép màu đặc biệt từ Thiên Chúa sẽ mang lại cho tụi em một Minh Thuận tuyệt vời trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống".
Rất nhiều hình ảnh nam ca sĩ lúc tóc dài.
Đàm Vĩnh Hưng còn bày tỏ rằng mình chỉ biết kêu trời khi nghe được tin của đàn anh. Bên cạnh đó, nam ca sĩ còn "trách" rằng lần nào gặp cũng kêu Minh Thuận nhớ bỏ thuốc lá vậy mà anh không chịu bỏ gì hết.
"Cầu mong anh sẽ chiến thắng ngoạn mục với nó để còn chỉ chiêu cho em nữa chứ, Thuận ơi...", Đàm Vĩnh Hưng tâm sự.
Cuối cùng, nam ca sĩ khép lại bằng những lời lạc quan, động viên Minh Thuận và nhắc anh phải dự sinh nhật mình như mọi năm. Theo đúng lịch trình, anh sẽ đến nhà thăm Minh Thuận vào thứ 3 tới.
>>> Video Minh Thuận hát ca khúc "Nỗi đau ngọt ngào":
Tranh cãi việc Doãn Trung Dũng bị tuyên tử hình tội cướp tài sản
(Kiến Thức) - Doãn Trung Dũng - kẻ sát hại 4 bà cháu ở Quảng Ninh - bị tuyên án tử hình về tội giết người. Nhưng Dũng tiếp tục bị tuyên tử hình về tội cướp tài sản gây nhiều tranh cãi.
Liên quan đến vụ án 4 bà cháu bị sát hại ở Quảng Ninh, trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 16/12, TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên án bản án sơ thẩm hình sự vụ án Doãn Trung Dũng với tội danh "Giết người" và "Cướp tài sản" với mức án: tử hình về tội "Giết người", tử hình về tội "Cướp tài sản". Tổng khung hình phạt là tử hình.
Xúc động Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
(Kiến Thức) - 9h30 sáng nay, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, với sự tham gia của khoảng 3.500 đại biểu.
Nằm trong chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016), vào lúc 9h30 sáng nay (ngày 18/12), Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, với sự tham gia của khoảng 3.500 đại biểu.
Theo chương trình, 8h các đại biểu sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ kỷ niệm sẽ bắt đầu vào lúc 9h30 sáng.
Sau màn biểu diễn nghệ thuật ấn tượng, lúc 10h, lễ kỷ niệm chính thức bắt đầu. Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng các đại biểu làm lễ chào cờ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm lễ chào cờ. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Tới dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải...
Tiếp đó, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Đồng chí Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, "Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp...."
Đồng chí Hoàng Trung Hải đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Sau bài diễn văn của Bí thư Hoàng Trung Hải, Đại tá Nguyễn Huy Du - cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã lên phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến.
Cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô không khỏi xúc động khi kể lại những giờ phút lịch sử của quân dân thủ đô và cả dân tộc. 20h03 ngày 19/12/1946, đèn đêm phụt tắt, những quả đại bác đầu tiên ở pháo đài Láng, Xuân Tảo Xuân Canh.. nã vào thành Hà Nội. “Chúng tôi phải xông ngay ra đường ngả cây, ngả cột đèn, rải mìn, rải chướng ngại vật ở phố hàng Da, phố Đường Thành để chặn địch tấn công”, ông nhớ lại.
Ông cho biết, 60 ngày đêm chiến đấu, lăn lộn, quần nhau với địch trong những căn nhà đổ nát, những khu phố bị bắn phá tan hoang, cuộc sống trong các chiến hào đầy gian khổ thiếu thông…, nhưng với tinh thần chiến đấu đầy quả cảm, không sợ hy sinh, lại được thư động viên của Bác Hồ và các lãnh đạo, quân và dân Thủ đô đã hoàn thành nhiệm vụ.
Đại tá Nguyễn Huy Du, nguyên cán bộ Cục Khoa học quân sự, Bộ Tổng Tham mưu, cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô.
Và ở phần kết của chương trình kỷ niệm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Xuân Bách – giảng viên Đại học Y Hà Nội đại diện thế hệ trẻ của Thủ đô phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Nói về cảm nghĩ của mình khi tham dự lễ kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn này, ông Bách khái quát, với lớp người trẻ, 19/12/1946 chỉ còn trong những thước phim, những trang sử, những lời kể lại nhưng sinh động và thiêng liêng.
“Chúng tôi cảm nhận rằng huyền thoại không chỉ đọng lại với người Hà Nội mà mãi là niềm tự hào, là biểu hiện sáng ngời, kết tinh thành giá trị vô giá cho hôm nay”, PGS Bách nói.
Một cảnh trong tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Nguồn ảnh: VOV
Trước đó, Lễ tổng duyệt chương trình đã diễn ra vào sáng ngày hôm qua (17/12) dưới sự chỉ đạo sát sao của đồng chí Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung và nhiều cán bộ cấp cao khác.
Theo dõi, kiểm tra kỹ các nội dung tổng duyệt, lãnh đạo TP Hà Nội đánh giá cao các lực lượng tham gia, đồng thời khẳng định, mọi phần việc liên quan đã sẵn sàng tổ chức thành công lễ kỷ niệm xứng đáng với tầm vóc lịch sử Ngày Toàn quốc kháng chiến.
Cùng với việc chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm, các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng dân tộc diễn ra phong phú, đa dạng trên khắp địa bàn thành phố, tạo nên không khí hồ hởi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô, các hoạt động tri ân thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” được tổ chức ở nhiều cấp, nhiều ngành với nhiều hình thức phong phú, giàu ý nghĩa nhân văn, kịp thời động viên tinh thần gia đình chính sách…
Một con phố của Hà Nội đã được gắn tên kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến. Cụ thể, con phố cạnh TAND TP Hà Nội mà nhân dân quen gọi là chợ Âm Phủ được gắn biển “Phố 19 tháng 12”, nối phố Lý Thường Kiệt với phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm).
Trong đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, con phố này là nơi chôn tập thể của các nạn nhân chết tại khu vực Hàng Bông, Cửa Nam. Năm 1954 sau khi tiếp quản thủ đô, chính quyền thành phố cho xây tường bao và ghi biển “Nơi chôn cất đồng bào thủ đô hy sinh ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946”.
Năm 1986, di cốt nạn nhân chiến tranh được chuyển đi. Nơi đây chính thức được đặt tên là chợ 19 tháng 12 nhưng nhân dân vẫn quen gọi là chợ Âm Phủ.
“Nghe lời Hồ Chủ tịch kêu gọi, chúng tôi xung phong ra mặt trận”
“Khi nghe lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, lúc đó tôi mới 16 tuổi nhưng xung phong ra mặt trận với niềm tin tuyệt đối”.
70 năm đã trôi qua, nhưng Trung tướng Chu Duy Kính, nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Tư lệnh Quân khu Thủ đô (nay là Bộ tư lệnh Thủ đô), đại biểu Quốc hội khóa VIII (1987-1992) vẫn nhớ như in những ngày hoạt động trong nội thành đánh thực dân Pháp theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Kiến Thức) - Đều là 2 mỹ nhân chuyển giới nổi tiếng của giới showbiz, nhưng khi trút bỏ lớp trang điểm Lâm Khánh Chi và Hương Giang Idol khiến fan ngỡ ngàng vì nhan sắc thực sự.
(Kiến Thức) - Cách đây đúng 10 năm, Hoa hậu Hương Giang lên xe hoa với ông xã người Trung Quốc, không phải đại gia. Nhiều khán giả tò mò cuộc sống hiện tại của người đẹp này.
Bé Bo (Bảo Anh) - cô con gái nũng nịu trong "Bố ơi, mình đi đâu thế?" của MC Phan Anh năm nào giờ đã lớn phổng phao, xinh đẹp và có thể một mình tự lập tại nước ngoài.
(Kiến Thức) - Sau Quang Hà và Du Thiên, đến lượt đạo diễn Đức Thịnh lên tiếng về Đường “Nhuệ”. Trước khi vướng vòng lao lý, Nguyễn Xuân Đường vốn đóng phim của đạo diễn Đức Thịnh.
NTK Đỗ Mạnh Cường tậu biệt thự sân vườn 2.000 m2 để 10 người con nuôi có không gian sống rộng rãi hơn. Anh còn cho các con mặc đồ hiệu, học trường tốt.