Hà mã chạy trốn thất bại và trở thành bữa ăn ngon lành của sát thủ đầm lầy ở khu bảo tồn Masai Mara, Kenya. Con cá sấu khổng lồ cố gắng nuốt chửng con hà mã xấu số.
Con mồi bị xé tan xác trong hàm răng sắc nhọn của cá sấu.
Cá sấu sở hữu bộ hàm mạnh mẽ, có thể ngoạm chết mọi con mồi. Nó gặm chặt hà mã con, nhiều lần định nuốt chửng nhưng gặp khó khăn. Sau cùng, kẻ săn mồi dùng hàm răng sắc nhọn của nó nhai thịt con mồi làm cho máu chảy be bét trong mồm.
Trong khi cá sấu đực to lớn xử lý con mồi, những con cá sấu khác cũng lởn vởn tranh cướp mồi nhưng đều không thành, chỉ hơn chục phút sau, cá sấu đã “xơi tái, nuốt gọn” con mồi vào trong bao tử.
(Kiến Thức) - Thay vì điên cuồng tấn công nhau, cá sấu và trăn chung sống hòa bình, thậm chí cá sấu thoải mái gối đầu lên thân trăn khổng lồ.
Xem clip: Cá sấu gối đầu lên mình trăn khổng lồ không hề sợ hãi (nguồn video: Ojatro)
Hình ảnh quay được trong video này khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ, bởi loài trăn và cá sấu vốn không thể chung sống hòa bình. Thông thường, trăn có thể chết thảm dưới hàm răng sắc như dao cạo của cá sấu, hoặc ngược lại cá sấu bị nuốt chửng bởi con trăn khổng lồ.
Con cá sấu thản nhiên gối đầu lên mình trăn.
Cảnh tượng kỳ lạ này được nhìn thấy trong một đầm lầy ở Florida, Mỹ. Con trăn nằm trườn mình trên mặt nước nông, còn con cá sấu con nằm thoải mái gối đầu ở giữa thân con trăn. Chỉ đến khi con trăn động đậy và quay đầu lại, cá sấu mới chịu bỏ đi.
(Kiến Thức) - Con rắn hổ mang chúa nổi tiếng với nọc độc gây chết người nhanh chóng bị khuất phục dưới đôi tay lão luyện của người đàn ông.
Xem clip: Ghê rợn cảnh bắt rắn hổ mang chúa bằng tay không (nguồn video: ilahikitabi)
Sau khi khám phá được một ổ trứng rắn hổ mang chúa, nhóm người săn bắt rắn hổ mangtiếp tục đào sâu vào hang ổ của loài rắn cực độc. Bị chặn đường, rắn hổ mang chúa không còn cách nào thoát thân, ngọ nguậy trong không gian chật hẹp.
Một người đàn ông khá lớn tuổi và có kinh nghiệm bắt rắn hổ mang chúa dùng gậy chọc vào con rắn để nó thò đuôi ra ngoài, ngay khi tóm được đuôi, ông nhanh chóng nhấc bổng con rắn và lôi nó ra ngoài.
Người đàn ông cầm đuôi rắn hổ mang chúa và lôi con vật ra ngoài.
Rất thận trọng, người đàn ông nhờ hai người khác lấy gậy đè phần cổ con rắn xuống và ông cầm lấy đầu con rắn. Trước sự chứng kiến của đám đông, người đàn ông còn dạy hai anh chàng trẻ tuổi cách tóm đầu con rắn độc.
Màn trình diễn bắt rắn độc bằng tay không của người đàn ông và vài anh chàng tò mò thu hút được đông đảo sự chú ý. Sau cùng, con rắn hổ mang chúa được đem nhốt vào trong bao.
Rắn hổ mang chúa nổi tiếng là loài rắn độc cỡ lớn nhất thế giới, có chiều dài có thể lên đến 5,7m. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, và con rắn này hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 75%.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.