Ca nhiễm tăng lại đe dọa nỗ lực chống dịch của Hàn Quốc

Virus corona tái bùng phát ngay tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, nơi tập trung gần một nửa dân số cả nước, khiến việc truy vết dịch gặp nhiều khó khăn.

Mới vài tuần trước, Hàn Quốc vẫn đang ăn mừng những thành công mà họ phải khó nhọc lắm mới giành được trong cuộc chiến chống Covid-19.
Giãn cách xã hội được nới lỏng. Trường học mở cửa trở lại. Tổng thống Moon Jae In tự tin quảng bá "K-Quarantine", chiến dịch dùng công nghệ để chống virus của riêng Hàn Quốc.
Ca nhiem tang lai de doa no luc chong dich cua Han Quoc
 Hàn Quốc phát hiện nhiều ổ dịch tại thủ đô, gây lo ngại về làn sóng thứ hai của Covid-19. Ảnh: AP.
Tháng 5, hệ thống y tế bất ngờ ghi nhận một đợt bùng phát mới. Tâm điểm lần này là Seoul, nơi có gần một nửa dân số của của nước. Câu chuyện thành công của quốc gia 51 triệu dân đang bị đe dọa.
Giới chức y tế cảnh báo nếu không lập tức hành động, Hàn Quốc sẽ đối diện "làn sóng thứ hai" của Covid-19.
Nguy cơ tâm dịch mới
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 11/6 báo thêm 45 ca nhiễm mới. Mức tăng mỗi ngày khá ổn định kể từ cuối tháng 5. Điều đáng lo ngại là: Phần lớn bệnh nhân ở khu vực đô thị Seoul.
"Nếu xét khả năng truyền nhiễm nhanh của Covid-19, chúng ta khó giảm được tốc độ lây lan chỉ với truy vết tiếp xúc", Yoon Taeho, quan chức cấp cao Bộ Y tế Hàn Quốc, trả lời họp báo ngày 11/6.
Bất chấp các lo ngại về y tế, giới chức Hàn Quốc vẫn ngại áp dụng biện pháp giãn cách xã hội mạnh tay hơn chỉ sau khoảng 1 tháng nới lỏng. Họ không muốn nền kinh tế mong manh vì đại dịch lại chịu thêm áp lực.
Trái với tâm lý do dự của chính phủ, giới chuyên gia y tế cho rằng tình hình đang vô cùng cấp bách. Giám đốc KCDC Jung Eun Kyeong lo sợ Hàn Quốc sẽ "mộng du" bước vào cuộc khủng hoảng Covid-19 mới với quy mô lớn.
Bà nhấn mạnh việc truy vết lây nhiễm đang ngày càng khó khăn. Hoạt động xã hội đã gia tăng và người dân ít thực hành giãn cách hơn khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng và khó lường.
Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Kwon Jun Wook cũng chia sẻ mối lo ngại của KCDC. Trong họp báo ngày 11/6, ông Kwon thừa nhận hệ thống y tế Hàn Quốc đang trong tình trạng "đuổi theo lây nhiễm sau khi phát hiện chậm trễ".
Ca nhiem tang lai de doa no luc chong dich cua Han Quoc-Hinh-2
 Việc truy vết lây nhiễm khó khăn hơn vì ổ dịch phân tán và người dân không còn duy trì giãn cách xã hội. Ảnh: AP.
Trận chiến phức tạp hơn
Số ca nhiễm ghi nhận hàng ngày tại Hàn Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn tháng 2 và tháng 3.
Vào cao điểm của làn sóng bùng phát thứ nhất, mỗi ngày KCDC thống kê được hàng trăm ca nhiễm mới. Tuy nhiên, lây nhiễm khi đó lại dễ truy vết hơn. Phần lớn tập trung vào sự kiện tụ họp đông người tại nhà thờ Daegu, thành phố lớn thứ tư Hàn Quốc với chỉ 2,5 triệu dân.
Trong khi đó, các ổ dịch ở Seoul có mức phân tán cao. Điểm nóng lây nhiễm nối tiếp xuất hiện ở mọi nơi trong thành phố.
Ít nhất 146 ca bệnh đã được xác nhận có liên quan đến công nhân một nhà kho của Coupang, gã khổng lồ thương mại điện tử của Hàn Quốc.
Đã có cáo buộc tập đoàn không có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 và ép nhân viên làm việc dù đã báo bệnh.
Khoảng 200 ca nhiễm khác có liên hệ với nhiều hộp đêm và địa điểm giải trú nội đô. Ngoài ra, có ít nhất 90 bệnh nhân khác từng tham dự thánh lễ tại các nhà thờ trong thành phố.
Đặc biệt gây lo ngại là hơn 116 ca nhiễm có liên quan đến nhân viên bán hàng tận nhà của Richway, một công ty cung cấp sản phẩm sức khỏe. Phần lớn nhân viên bán hàng nằm trong nhóm tuổi ngoài 60, vốn có nguy cơ bệnh nặng cao.
Tổng số ca nhiễm COVID-19 của Hàn Quốc đang dần chạm mốc 12.000 người, với 276 ca tử vong. Số ca bệnh cần điều trị đã tăng trở lại và vượt mốc 1.000 người vào tuần này, sau khoảng nửa tháng duy trì ở mức 3 con số.
Ca nhiem tang lai de doa no luc chong dich cua Han Quoc-Hinh-3
 Giới chức Hàn Quốc ngại áp dụng trở lại các biện pháp chống dịch mạnh tay. Ảnh: AP.
Vội vàng gỡ cách ly?
Số ca nhiễm tăng vọt tại khu vực thủ đô châm ngòi cho tâm lý hoài nghi rằng giới chức Hàn Quốc đã nới lỏng giãn cách xã hội quá sớm.
Quyết định ban bố từ giữa tháng 4, cho phép cơ sở giải trí và thể thao hoạt động trở lại. Kế hoạch mở cửa trường học từng bước cũng được bật đèn xanh.
Nới lỏng giãn cách xã hội khiến người dân Hàn Quốc mất cảnh giác rõ rệt. Tinh thần cảnh giác đó cùng chiến lược truy vết tiếp xúc đặc biệt hiệu quả đã giúp Hàn Quốc viết nên câu chuyện thành công thời gian qua. Họ vượt qua làn sóng bùng phát thứ nhất mà không cần lệnh phong tỏa.
Giờ đây, Seoul và những thành phố lân cận đang hối hả tái lập kiểm soát. Hàng nghìn hộp đêm, quá bar và phòng karaoke vừa mở cửa không lâu lại phải đóng. Giới chức Hàn Quốc bắt đầu yêu cầu địa điểm giải trí, phòng tập thể thao và tụ điểm ca nhạc lấy thông tin khách hàng bằng mã QR trên điện thoại thông minh.
Bộ Y tế Hàn Quốc và KCDC liên tục kêu gọi người dân trong khu vực Seoul hạn chế tụ tập không cần thiết và các hoạt động công cộng khác. Trong khi đó, dữ liệu do nhà mạng di động, công ty thẻ tín dụng và đơn vị vận chuyển hành khách thu thập cho thấy người dân cuối tuần qua vẫn sinh hoạt như bình thường.
Giới chức Hàn Quốc cho rằng sẽ khó thực thi trở lại các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt như trước vì hệ lụy kinh tế. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cảnh báo nền kinh tế quốc gia đang rất yếu và có khả năng suy thoái lần đầu tiên trong vòng 22 năm qua.
Trước mối lo ngại ngày một lớn, giới chức y tế và quản lý bệnh viện Hàn Quốc tuần qua tổ chức diễn tập chia sẻ nguồn lực giữa Seoul và các thành phố lân cận. Mục tiêu là đảm bảo vận chuyển nhanh chóng bệnh nhân cho kịch bản số ca nhiễm tăng vọt, tránh làm quá tải hệ thống y tế.
"Chúng ta cần đầu tư nỗ lực bằng với giai đoạn từ đầu đến nay, thậm chí là nhiều hơn nữa", Kwon Jun Wook cảnh báo.

Sự thật kinh ngạc về quần đảo khống chế tốt dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch, hiện chỉ có một người phải nhập viện điều trị vì COVID-19.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19
Quần đảo Faroe là lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch từ năm 1948. Quần đảo này được đánh giá là đang kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19 khi hiện tại chỉ có duy nhất một người phải nhập viện điều trị vì nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-2
 Được biết, 10% dân số của quần đảo có 50.000 người này đã được xét nghiệm COVID-19. Tại đây, tất cả người đã tiếp xúc với 184 người dương tính với virus SARS-CoV-2 trên quần đảo đều được theo dõi và cách ly. Trong số những người bị nhiễm bệnh, 131 người đã bình phục hoàn toàn và chưa có ca nào tử vong. Dưới đây là một số sự thật bất ngờ khác về quần đảo này. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-3
 Không có nhà tù chính thức trên đảo Faroe. Một trung tâm giam giữ tại Mjørkadalur được sử dụng cho việc giam những tội phạm bị kết án tù có thời hạn ngắn. Các tù nhân với án tù hơn một năm rưỡi sẽ bị đưa tới các nhà tù ở Đan Mạch. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-4
 Vào khoảng tháng 4/2019, Faroe tạm thời đóng cửa một phần quần đảo này để "trùng tu" lại những địa điểm du lịch nổi tiếng. Khoảng 100 tình nguyện viện cùng người dân địa phương cùng tham gia chiến dịch quảng bá du lịch và sự bền vững của quần đảo này. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-5
Dân số của Quần đảo Faroe chỉ khoảng 50.000 người, trong đó có hơn 300 phụ nữ đến từ Thái Lan và Philippines đang sinh sống trên đảo. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-6
 Năm 2006, National Geographic Traveler đã bầu chọn Faroe là quần đảo hấp dẫn nhất thế giới trong 111 "ứng cử viên". Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-7
 Sørvágsvatn là hồ nước lớn nhất quần đảo Faroe. Hồ này cao hơn mặt nước biển khoảng 30-40 mét. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-8
 Niels Ryberg Finsen, một bác sĩ đến từ quần đảo Faroe, đã đoạt giải Nobel Y học năm 1903. Ảnh: Wikimedia Commons.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-9
 Theo Belfast Telegraph, chỉ có ba đèn giao thông trên Quần đảo Faroe. Tất cả đều được lắp đặt tại "thủ phủ" Torshavn và rất gần nhau. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-10
 Đánh bắt cá là ngành công nghiệp quan trọng nhất của quần đảo, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp lớn thứ hai là du lịch. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-11
 Quần đảo Faroe được tạo thành từ 18 hòn đảo. Dù bạn đứng ở bất cứ vị trí nào trên đảo, bạn cũng sẽ cách biển không quá 5 km. Ảnh: OJ.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-12
 Số lượng cừu trên đảo Faroe còn nhiều hơn cả dân số của quần đảo này. Ảnh: OJ.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-13
 Người dân ở Torshavn được đi xe buýt miễn phí. Ảnh: OJ.

Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)

Kinh ngạc cuộc sống ở Cộng hòa Hồi giáo Iran giữa “bão” COVID-19

(Kiến Thức) - Iran là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 ở khu vực Trung Đông. Cuộc sống của người dân nước Cộng hòa Hồi giáo này đã bị ảnh hưởng đáng kể khi dịch bệnh bùng phát.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19
 Tính đến ngày 13/4, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Iran là 71.686 trường hợp, với hơn 4.470 ca tử vong. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh này ở khu vực Trung Đông. (Nguồn ảnh: FARS)

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-2
 Ca bệnh đầu tiên được xác nhận tại Iran vào ngày 19/2. Sau gần hai tháng chiến đấu với dịch, Iran bắt đầu mở cửa trở lại một số hoạt động kinh tế. Hôm 12/4, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur thông báo đã có hơn 60% bệnh nhân COVID-19 ở nước này được chữa khỏi.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-3
 "Các hoạt động kinh tế ít nguy cơ được nối lại trên hầu hết các địa phương từ ngày 11/4, trong khi biện pháp hạn chế di chuyển liên thành phố cũng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 20/4 tới", Tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp chống dịch.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-4
 Trong hai tháng qua, cuộc sống của người dân Iran đã bị ảnh hưởng nhiều khi chính phủ nước này thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-5
Nhân viên phun thuốc khử trung tại một cửa hàng ở khu chợ Tajrish, thủ đô Tehran. 

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-6
 Iran đã cho phun thuốc khử trùng tại nhiều địa điểm trên khắp đất nước.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-7
 Một cây xăng ở Jam cũng được khử trùng.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-8
Lực lượng IRGC thiết lập bệnh viện dã chiến để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 tại tỉnh Gilan. 

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-9
 Các y bác sĩ thể hiện sự lạc quan tại một bệnh viện ở Khorramabad.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-10
 Bên trong một bệnh viện dã chiến ở Urmia.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-11
Các nữ công nhân sản xuất khẩu trang trong một nhà máy ở Qaemshahr.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-12
 Tình nguyện viên ở Jamaran chuẩn bị các suất ăn cho các bệnh nhân trong bệnh viện địa phương.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-13
 Nhân viên y tế Iran đo thân nhiệt của hành khách trên xe buýt.

Kinh ngac cuoc song o Cong hoa Hoi giao Iran giua “bao” COVID-19-Hinh-14
 Các em học sinh học trực tuyến do trường học đóng cửa mùa dịch COVID-19.

Mời độc giả xem thêm video: Thứ trưởng Bộ Y tế Iran nhiễm virus corona (Nguồn video: THĐT1)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.