Ca mổ ngặt nghèo cứu sản phụ F0 và bé sơ sinh tại TP.HCM

Nữ bác sĩ không thể nào quên ca phẫu thuật mà mình và đồng nghiệp đã thực hiện trong thời điểm thành phố siết chặt giãn cách.

Ca mổ ngặt nghèo cứu sản phụ F0 và bé sơ sinh tại TP.HCM
Ngày 28/8, từ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Diệp nhận tin báo về tình trạng sức khỏe tiến triển của sản phụ và bệnh nhi mà mình đã tham gia phẫu thuật sinh non cách đây tròn một tháng.
Chị gọi ca mổ đó là một "trận đánh nhanh" lành ít dữ nhiều để giữ gìn tính mạng cho một người mẹ nguy kịch vì Covid-19 và đứa con đầu lòng của gia đình họ.
"Những ca phẫu thuật gấp gáp chẳng phải điều xa lạ với y bác sĩ chúng tôi. Thế nhưng phải làm việc trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 ngặt nghèo như vậy lại là một hành trình khác biệt", chị Diệp chia sẻ với Zing.
Lên đường
Trưa 28/7, chị Diệp nhận cuộc điện thoại từ đồng nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM về việc hội chẩn liên viện, tìm phương án cứu sống một sản phụ dương tính nCoV đang mang thai ở tuần thứ 34.
Ca mo ngat ngheo cuu san phu F0 va be so sinh tai TP.HCM
 Bác sĩ Lê Ngọc Diệp đã cùng đồng nghiệp thực hiện ca mổ "dã chiến" cứu sản phụ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Cuộc gọi vội vàng bởi tình trạng của sản phụ nghiêm trọng, chị Diệp chỉ kịp gạch đầu dòng lên giấy một vài lưu ý về bệnh nhân: 39 tuổi, được chuyển lên từ bệnh viện dã chiến, đang hôn mê, phải thở máy, không có sổ khám thai, không có phiếu siêu âm và không có thông tin thêm từ gia đình.
"Chúng tôi được đồng nghiệp tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đề nghị phải cứu lấy em bé để họ tìm cơ hội mong manh cứu người mẹ. Hai bên thống nhất rằng sẽ chuyển sản phụ sang bên chúng tôi để phẫu thuật lấy thai, ngay sau đó sẽ đưa sản phụ về lại đó. Như vậy, chúng tôi mới có đủ trang thiết bị y tế để xử lý ca bệnh nặng", chị chia sẻ.
Sau cuộc gọi liên viện, tại Bệnh viện Từ Dũ, phòng mổ được chuẩn bị, kíp mổ đặc biệt tại khu dành riêng cho bệnh nhân Covid-19 cũng sẵn sàng.
Thế nhưng sự cố xảy ra khi cả kíp mổ đã chờ đợi khá lâu nhưng vẫn chưa thấy Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đưa sản phụ đến, trong khi đó vẫn còn rất nhiều ca mổ khác cần thực hiện.
"Tình hình không đủ an tâm để chuyển đi nữa rồi, tim thai có vấn đề" - tin nhắn từ bệnh viện đồng nghiệp báo đến khiến chị Diệp và cả kíp mổ sững sờ.
Nhưng không từ chối bất cứ cơ hội nào để cứu sống người bệnh, chị Diệp cùng 2 đồng nghiệp quyết định sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, chấp nhận mổ "dã chiến".
Ca mo ngat ngheo cuu san phu F0 va be so sinh tai TP.HCM-Hinh-2
Bệnh nhi được đưa từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới về Bệnh viện Từ Dũ. 
Số lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới gia tăng đột biến trong giai đoạn dịch Covd-19, vì vậy sản phụ được bố trí mổ ngay trên giường bệnh thay vì phòng phẫu thuật tiêu chuẩn.
"Các đồng nghiệp dẫn tôi vào căn phòng của những bệnh nhân bất động và nhiều bóng áo bảo hộ bít bùng thoăn thoắt như thoi đưa giữa những hàng máy thở.
Lần đầu tiên trong đời, tôi cùng đồng nghiệp mổ lấy thai ngay trên giường bệnh, trong một căn phòng không phải dành cho phẫu thuật, dưới ánh đèn không phải đèn không hắt bóng.
Chiếc giường thấp và rộng hơn rất nhiều so với bàn mổ tiêu chuẩn khiến kíp mổ phải rướn người, khom lưng, xoay đủ tư thế để thực hiện những thao tác đã quen thuộc", chị kể.
Chỉ sau ít phút, em bé đã chào đời nhưng lại tím tái, không hề khóc như những gì kíp mổ mong đợi. Có bác sĩ đã phải bật khóc vì sợ hãi điều chẳng may.
Chị Diệp và các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ thất thần nhưng vẫn phải vội vã ôm bệnh nhi về viện mình để chăm sóc, suốt dọc đường đi không rời mắt khỏi những thiết bị đo chỉ số sinh tồn của trẻ.
"Đó là lần đầu tôi thấy tim mình thắt lại khi mổ lấy thai giữa căn phòng xa lạ ngổn ngang phận người. Đã đưa cả một đội quân sang lẽ nào không thể giành giật lại tính mạng cho em bé sao?
Tôi thấy cha của cháu bé đến bệnh viện của chúng tôi, hồi hộp chờ tin. Tôi thấu hiểu nỗi đau của một người chồng, người cha chia đôi trái tim ở hai nơi mà nơi nào sự sống cũng mong manh", chị Diệp tâm sự.
Tin vui
Sau khi được đưa về Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu, bệnh nhi tiếp tục được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để được bác sĩ chuyên môn chăm sóc.
Xa bệnh nhân bé nhỏ của mình, chị Diệp vẫn liên tục hỏi thăm các đồng nghiệp về tình hình của bé.
Ca mo ngat ngheo cuu san phu F0 va be so sinh tai TP.HCM-Hinh-3
 Nhiều thai phụ lo lắng khi phải sinh con giữa thời điểm dịch bệnh. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.
Ngày hôm nay (28/8) khi cháu bé vừa đầy tháng, chị Diệp được báo tin vui rằng cháu đã có thể thở êm, các dấu hiệu nghiêm trọng khác đều được cải thiện và có thể dùng sữa tốt.
Hơn nữa, mẹ của bé tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng đã có kết quả âm tính nCoV lần thứ 3. Sản phụ chờ đợi tình trạng của con mình ổn định hơn sẽ được gặp bé, đứa con đầu lòng mà chị chưa từng được chạm da.
"Tôi nghĩ rằng có điều gì đó kết nối những phận đời trên thế gian này lại với nhau, giữa lằn ranh mong manh được mất của một cuộc đời. Người phụ nữ 39 tuổi lần đầu được làm mẹ ấy vẫn đang ngóng từng ngày được trông thấy mặt thiên thần của mình. Tôi chỉ mong em bé hãy mau khỏe thật nhanh để được về với mẹ và gia đình.
Tôi thật lòng ngưỡng mộ những đồng nghiệp ở 3 bệnh viện mà sản phụ và con đã nằm điều trị. Họ quá kiên cường để giành giật từng sinh mạng.
Trong trận chiến ấy chúng tôi tưởng mình đã thua, vậy mà niềm hy vọng cứ lừng lững quay trở lại".

28 cán bộ y tế trở thành F0 trong khu điều trị COVID-19

Bắc Giang ghi nhận 28 trường hợp F0 là các cán bộ y tế làm việc trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19.

28 cán bộ y tế trở thành F0 trong khu điều trị COVID-19
Theo báo cáo mới nhất từ UBND tỉnh Bắc Giang, ổ dịch liên quan khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn vẫn phát sinh thêm trường hợp F0. Tuy nhiên, số lượng ca nhiễm đã giảm rõ rệt, chủ yếu là công nhân, các trường hợp liên quan đến công nhân trong các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa.
Riêng ổ dịch tại thôn Bằng Công, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn vẫn tiếp tục xuất hiện thêm các trường hợp F0.

Vì sao TP HCM có thể cân nhắc phương án điều trị F0 tại nhà?

Theo các chuyên gia, cách ly F0 không xuất hiện dấu hiệu bệnh và triệu chứng nhẹ là tất yếu trong tình huống dịch diễn biến phức tạp, gây quá tải hệ thống điều trị.
 

Vì sao TP HCM có thể cân nhắc phương án điều trị F0 tại nhà?
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng 6/7, trong làn sóng dịch lần thứ 4, TP.HCM có tổng cộng 6.905 bệnh nhân Covid-19 - địa phương có số lượng ca mắc mới cao nhất cả nước.

Đặc biệt, dịch diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều chùm ca bệnh bùng phát cùng lúc trong cộng đồng dân cư.

Hàng loạt tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Nam bộ cũng đang đối mặt nguy cơ dịch lan rộng. Các địa phương đang gấp rút xây dựng hệ thống y tế để cách ly F1, điều trị F0 song song truy vết, xét nghiệm để dập dịch.

Trong tình thế số lượng ca nhiễm, F1 ngày càng tăng, Bộ Y tế đã ra hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà. Biện pháp cách ly, theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng, biểu hiện nhẹ tại nhà cũng được các chuyên gia đặt ra.

Hệ thống y tế cần tập trung cho F0 triệu chứng nặng

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), là một trong những chuyên gia đầu tiên tại Việt Nam nêu ý kiến về vấn đề này.

Chuyên gia này cho biết theo các thống kê hiện tại của Việt Nam, khoảng 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tất cả đều được chuyển đến bệnh viện để cách ly dù họ hầu như không cần chăm sóc y tế. Điều này tạo áp lực khá lớn cho nhân viên y tế cũng như hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực cho bệnh viện dã chiến, khu điều trị.

Vi sao TP HCM co the can nhac phuong an dieu tri F0 tai nha?
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1, nơi được Sở Y tế TP.HCM thành lập để tiếp nhận, cách ly 1.000 F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Ảnh: Duy Hiệu. 

Dịch COVID-19: Bạn nên làm gì khi vô tình trở thành F0?

Nếu vô tình trở thành F0, bạn cần ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng; tự cách ly trong phòng riêng, mở cửa sổ để tăng thông gió; uống nhiều nước, uống oresol để bù nước; đo nhịp thở...

Dịch COVID-19: Bạn nên làm gì khi vô tình trở thành F0?

Dich COVID-19: Ban nen lam gi khi vo tinh tro thanh F0?

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đang ngày càng căng thẳng với số lượng ca nhiễm mỗi ngày tăng cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.