Cả làng kiếm tiền từ đặc sản bánh cà Nghệ An

Dù làm bằng máy hay hoàn toàn thủ công thì những bánh cà vẫn đảm bảo đều tăm tắp, trăm hạt như một. Nhờ sản xuất thứ quà này, nhiều hô dân đã có cái Tết sung túc.

Cả làng kiếm tiền từ đặc sản bánh cà Nghệ An

Bánh cà (hay còn gọi là bi cà) ở Làng Nam (xã Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An) có từ bao giờ chẳng ai nhớ nữa. Những người già nhất ở đây chỉ biết khi mình sinh ra và lớn lên đã được thưởng thức thứ quà dân dã này.

Ca lang kiem tien tu dac san banh ca Nghe An

Từ tháng 11 âm lịch đến khoảng 28 tháng Chạp là thời gian cao điểm sản xuất bánh cà tại Làng Nam (xã Hưng Tân, Hưng Nguyên, Nghệ An). Nghề thủ công truyền thống này đã thu hút sự tham gia của nhiều lao động mùa nông nhàn.

"Ngày xưa chỉ Tết mới được ăn thôi. Cũng bởi chỉ được ăn mấy ngày Tết nên lúc nào cũng thèm và nhớ mãi cái hương vị ấy. Gọi là bánh cà là vì nó nhỏ như quả cà pháo, nay theo yêu cầu của khách bánh đã được làm nhỏ hơn, nhìn như hòn bi ve", cụ Ngô Thị Lựu (96 tuổi) nhớ lại.

Ca lang kiem tien tu dac san banh ca Nghe An-Hinh-2

Nghề thủ công truyền thống có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, đủ lứa tuổi tham gia.

Đời sống khấm khá, không đến nỗi cứ phải đợi Tết đến Xuân về người dân ở đây mới làm bánh cà nhưng nó trở thành món ăn truyền thống của các gia đình. Ra Giêng, con cháu đi xa, mang theo một ít sản vật quê hương, dần dần, bánh cà Làng Nam được nhiều người biết đến và đặt mua.

Từ khoảng 10 năm trở lại đây, bánh cà trở thành thứ hàng hóa cho thu nhập khá đối với các hộ dân nơi đây. Bánh cà Làng Nam ngoài cung ứng cho thị trường nội tỉnh, hiện đã được bán tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh...

Ca lang kiem tien tu dac san banh ca Nghe An-Hinh-3

Một số hộ dân vẫn duy trì sản xuất mọi công đoạn bằng tay nhưng hạt cà vẫn đều tăm tắp.

"Cả làng có 250 hộ dân thì có tới khoảng 80% hộ làm được sản phẩm này. Tuy nhiên có khoảng 80 hộ dân với gần 150 lao động là làm thường xuyên với số lượng lớn, cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán gần 100 tấn sản phẩm", ông Hoàng Văn Âu - xóm trưởng xóm Làng Nam cho hay.

Bánh cà được sản xuất từ tầm tháng 8 âm lịch, khi mùa nắng nóng đã giảm bớt, tầm tháng 11 là cao điểm và kéo dài đến tháng 2. Công việc không quá nặng nhọc, chỉ cần sự khéo léo nên từ trẻ con, người già đều có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất.

Ca lang kiem tien tu dac san banh ca Nghe An-Hinh-4

Nhiều hộ sản xuất đã đầu tư máy móc để giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất. Trung bình vào dịp Tết, mỗi hộ dân cung cấp cho thị trường khoảng 1 tấn sản phẩm.

Để chuẩn bị cho vụ Tết này, chị Nguyễn Thị Hiền chuẩn bị khoảng 7 tạ nếp, hàng vạn quả trứng gà, đường kính và dầu ăn. Chị Hiền là một trong ít hộ dân sản xuất bánh cà hoàn toàn thủ công. Dù được nặn bằng tay nhưng hạt bánh cà nhà chị Hiền trăm hạt như một, đều tăm tắp, màu vàng đẹp, giòn tan trong miệng.

"Trừ việc đánh trứng sử dụng máy cho đều thì công đoạn trộn nguyên liệu, nặn hạt cho đến rán, tẩm đường đều hoàn toàn làm thủ công. Nhà tôi đông người, mỗi người xúm vào 1 tay, mỗi ngày cũng hết cả yến bột. Vụ Tết này sau khi trừ chi phí tôi lãi được khoảng 30 triệu đồng", chị Hiền cho hay.

Ca lang kiem tien tu dac san banh ca Nghe An-Hinh-5

Sản phẩm bánh cà Làng Nam được ưa chuộng bởi nguyên liệu sạch, không sử dụng phụ gia hay chất bảo quản.

Năm nay, hộ bà Hồ Thị Thìn đầu tư máy cán và tạo hạt với giá 6,5 triệu đồng để phục vụ sản xuất. So với làm thủ công thì làm máy nhanh, hạt tròn đều, do đó chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể.

"Trước hai vợ chồng làm mỗi ngày cật lực được 10kg bột, nay có máy móc hỗ trợ, có thể làm gấp 3. Nhưng làm thủ công thì 1 người có thể 'bao" các công đoạn, làm máy bắt buộc phải 2 người làm để không lãng phí sức máy cũng như tiền điện", chị Thìn cho hay.

Ca lang kiem tien tu dac san banh ca Nghe An-Hinh-6

Trung bình vào tháng cao điểm Tết, mỗi lao động có thể thu nhập 10-12 triệu đồng. Các hộ sản xuất trừ các chi phí có thể lãi từ 40-50 triệu đồng/vụ.

Dù làm bằng máy hay thủ công thì bánh cà Làng Nam vẫn có hương vị rất riêng, khó trộn lẫn với sản phẩm ở những nơi khác. Bí quyết nằm ở khâu lựa chọn nguyên liệu và kỹ thuật pha trộn.

Nếp được sử dụng để làm bánh phải là nếp ta, đảm bảo độ dẻo cần thiết và phải được xay thật mịn. Khi trộn nguyên liệu gồm bột nếp và trứng gà ta (theo tỉ lệ 1kg bột + 12-13 quả trứng gà) và nước lạnh với tỉ lệ phù hợp, nhào nặn kỹ để ra khối bột mềm, mịn, không được khô nhưng cũng không được quá nhão.

"Bánh cà Làng Nam hoàn toàn không có chất tạo xốp, không chất tạo màu, không chất bảo quản. Độ xốp của bánh được tạo từ việc nguyên liệu được nhào kỹ, màu vàng từ trứng gà và kỹ thuật rán, đặc biệt bánh được rán bằng dầu thực vật, không dùng dầu tái chế.

Ca lang kiem tien tu dac san banh ca Nghe An-Hinh-7

Sản phẩm bánh cà Làng Nam đang tạo được chỗ đứng trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Có 2 loại bánh, được tẩm đường và không tẩm đường, được bán sĩ với giá 100-120 nghìn đồng/kg tùy từng loại. Với bánh tẩm đường sẽ được thêm gừng để tạo vị riêng", bà Nguyễn Thị Hiền "bật mí" về bí quyết của mình.

Theo ông Hoàng Văn Âu, vào thời gian cao điểm vụ Tết, trung bình mỗi lao động có thu nhập từ 10-12 triệu đồng/tháng, hộ gia đình sản xuất đạt 40-50 triệu đồng. Cuối năm 2020, Làng Nam được công nhận là làng nghề sản xuất bánh cà. Đây là tín hiệu tốt để xây dựng thương hiệu sản phẩm, từ đó mở rộng quy mô sản xuất, tiến tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Đặc sản Đồng Tháp độc lạ, hấp dẫn du khách bốn phương

(Kiến Thức) - Đặc sản Đồng Tháp như nem Lai Vung, hủ tiếu Sa Đéc, cơm gói lá sen… chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng bất ngờ và khó quên.

Đặc sản Đồng Tháp độc lạ, hấp dẫn du khách bốn phương
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong

Hủ tiếu Sa Đéc: Hủ tiếu là một trong những món đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng và phổ biến. Hủ tiếu Sa Đéc có sợi mềm, không bở, không dai, màu trắng sữa và rất thơm. Đặc biệt, nước dùng thơm, ngọt thanh nhưng không quá béo ngậy. 

Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-2
Cơm gói lá sen: Đây là một trong những món ăn cung đình, chỉ Đồng Tháp mới có và ngon không đâu sánh bằng. Cơm được nấu bằng gạo huyết rồng (một loại gạo hạt nhỏ, trong, thon dài và màu đỏ), hạt sen và muối mè bọc trong lá sen rồi đem hấp chín. Món cơm này càng nhai càng ngọt, bùi và thơm mùi sen.
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-3
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen: Cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả) nướng trui có ở nhiều vùng đất khác nhau và trở thành món ăn dân dã. Thịt cá được cuốn cùng với lá sen non và chấm với nước mắm me khiến bạn sẽ muốn ăn mãi không thôi.  
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-4
Bánh xèo Cao Lãnh: Làng bánh xèo Cao Lãnh (Đồng Tháp) với trên chục quán nằm dọc theo sông Cái Sao Thượng thuộc đường Lê Duẩn, phường Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh với lịch sử hơn 15 năm tồn tại. Để bánh vừa giòn vừa dai, thơm vị dừa mà không quá béo, gia vị được pha khéo vô cùng đủ vị.
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-5
Chuột đồng quay lu: Sau mỗi mùa gặt, người dân vùng Cao Lãnh lại bắt đầu săn những con chuột béo múp do ăn nhiều thóc lúa để chế biến thành nhiều món khác nhau như: Chuột xào lăn, xé phay, chuột xối mỡ, luộc cơm mẻ, xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng,… nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất vẫn là món chuột quay lu.
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-6
Bánh phồng tôm Sa Giang là một đặc sản hấp dẫn không chỉ trong và ngoài nước đều biết đến. Món này được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn thêm một ít hạt tiêu giã nhỏ. Bánh phồng tôm Sa Giang dai, giòn, xốp.
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-7
Nem Lai Vung: Một chiếc nem ngon phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì. Thịt lợn ngon, đem vào cuối giã nhuyễn, còn da heo thì thái mỏng. Sau đó, người ta sẽ trộn cả thịt, da, tới tiêu ớt và lót lá vông và bên ngoài dùng lá chuối tươi gói từ 3-4 ngày cho lên men mới ăn được.
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-8
Lẩu mắm: Không phải tự nhiên mà món ăn nghe có vẻ vô cùng dân dã này lại được ưu ái đến vậy. Mùi thơm đặc trưng của mắm cùng hàng chục loại rau vô cùng phong phú sẽ đem tới những trải nghiệm hương vị vô cùng lạ miệng và độc đáo.
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-9
Lẩu cá linh điên điển: Đặc sản của Đồng Tháp này ăn ngon nhất là vào đầu mùa nước nổi, bởi lúc này cá linh chưa lớn hẳn nên xương rất mềm, thịt ngọt, bụng lại có chút mỡ nên ăn rất ngon và béo ngậy. Đặc biệt, bông điên điển đầu mùa cũng thơm, bùi và giòn hơn những thời điểm khác.
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-10
Mứt chuối phồng Tư Bông: Đây là món quà quê vô cùng độc đáo được lựa chọn làm quà trong dịp Tết. Cắn miếng chuối phồng Tư Bông, du khách có thể cảm nhận hương vị vừa giòn giòn của bánh tráng, vừa bùi bùi ngọt ngọt của chuối, đậu phộng, dừa…
Dac san Dong Thap doc la, hap dan du khach bon phuong-Hinh-11
Xoài Cao Lãnh: Xoài Cao Lãnh hiện có hai giống chính là xoài cát Chu và xoài cát Hòa Lộc. Khi cầm trên tay quả xoài có phần cuống nhô ra ngoài, trái chín màu ửng đỏ, nếm vào thấy dai và ngọt dịu thì đó là xoài cát Chu. Còn quả có trọng lượng nặng hơn, to và thon dài hơn, thịt thơm hơn thì đó là xoài cát Hòa Lộc. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Đặc sản Ninh Bình nhất định phải thử khi ngao du sơn thủy nơi đây

(Kiến Thức) - Ninh Bình không chỉ níu chân du khách bởi nét đẹp cổ kính của cố đô Hoa Lư mà còn hấp dẫn bởi những món ăn đặc sản ngon nức tiếng như cơm cháy, dê núi, xôi trứng kiến...

Đặc sản Ninh Bình nhất định phải thử khi ngao du sơn thủy nơi đây
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day

Cơm cháy: Đây là món đặc sản Ninh Bình nổi tiếng, được làm từ 100% gạo nguyên chất. Miếng cơm cháy chiên có màu vàng nhạt, thơm mùi gạo đặc trưng, vị bùi béo của ruốc, ăn nhiều mà không thấy ngán. Cơm cháy là món ngon từ trẻ nhỏ cho tới người lớn đều yêu thích.

Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-2
Tái dê Hoa Lư: Thịt dê ở đây thì ngon miễn bàn, món nào chế biến từ dê cũng đều hấp dẫn không thể chối từ. Món tái dê là món ngon nhất, đứng đầu bảng. Thịt dê săn chắc, ít mỡ, thịt thơm ngon được gói trong lá sung để tạo vị bùi, ăn kèm còn có khế chua, chuối chát. Vì vậy, món ăn này có vị chát, chua, bùi và cả vị thơm ngọt.
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-3
Cá kho gáo: Gáo là một cây tầm nổi mọc ở ven suối, ngoài việc có tác dụng làm thuốc chữa bệnh thì gáo còn được dùng để nấu ăn rất ngon. Quả gáo có vị chua, hơi ngọt và có mùi thơm nên khi kho với cá sẽ làm mất đi vị tanh của cá. Chính vì thế mà cá kho gáo là một món ăn độc đáo, có hương vị rất đặc biệt. 
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-4
Bún mọc Tố Như: Bún mọc có nhiều nơi nhưng ngon nhất phải đến Tố Như. Mọc ở đây làm kỳ công nên rất ngọt thịt, mềm mà không ngấy. Nước dùng bún đậm đà ngọt tự nhiên do ninh xương. Một tô bún ngon phải thêm vài lát chả bò, ít hành ngò và phải ăn kèm với rau sống. 
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-5
Rượu cần Nho Quan: Đây là một món đặc sản của người dân tộc Mường ở vùng Nho Quan, được người dân nơi đây nấu rất cẩn thận và tỉ mỉ. Để làm được rượu cần, người ta sẽ nấu gạo nếp trộn với men được ủ trong những vại lớn. Thời gian ủ nếp là ít nhất 3 tháng. Rượu cần ở Nho Quan sau khi được làm thủ công sẽ được đóng vào các chai thủy tinh hoặc các vo đất và nút chặt bằng lá chuối đem bán.
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-6
Miến lươn: Lươn ở Ninh Bình được dùng làm miến phải là loại lươn cốm, lưng nâu hồng, bụng vàng rộm, con hơi nhỏ nhưng thịt rất thơm và săn chắc. Miến lươn thường ăn kèm hoa chuối để làm nên vị thanh dịu, không bị tanh. Nước dùng của miến rất đặc biệt, được nấu từ chính xương lươn nên rất đậm vị, đặc sánh và vô cùng thơm ngon.
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-7
Xôi trứng kiến là sự kết hợp giữa lớp xôi dẻo, thơm của gạo nếp hương cùng với vị beo béo của trứng, tạo nên một món ăn vô cùng lạ lẫm mà không kém phần hấp dẫn.
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-8
Mắm tép Gia Viễn: Đến với Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội mua cho mình vài hũ mắm tép. Mắm tép ở đây ngon có tiếng, là món quà biếu rất có ý nghĩa. Mắm tép thơm, đậm đà vị ngọt đặc trưng của tép tươi với màu đỏ tươi đẹp mắt.
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-9
Cá rô đồng nấu chua: Đây là một đặc sản dân dã nổi tiếng của vùng núi đá vôi. Những con cá rô to béo, chắc thịt được nấu cùng với rau cải muối chua và đậu phụ làm nên một thứ nước dùng chua dịu, ngọt mát vô cùng hấp dẫn.
Dac san Ninh Binh nhat dinh phai thu khi ngao du son thuy noi day-Hinh-10
Gỏi cá nhệch là món ăn ngon và nổi tiếng đối với người Ninh Bình và có nhiều nhất cũng như nổi danh nhất ở Kim Sơn. Gỏi được chế biến khá công phu, nhiều giai đoạn để không có mùi tanh mà sẽ có vị ngọt xen lẫn vị thơm của nếp. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Những đặc sản dân dã và độc lạ ở quê hương Mai Tài Phến

(Kiến Thức) - Bạc Liêu, quê hương của Mai Tài Phến, nổi tiếng với những đặc sản dân dã và độc đáo như bánh tằm Ngan Dừa, bánh củ cải, dưa bồn bồn… khiến thực khách thưởng thức một lần rồi nhớ mãi.

Những đặc sản dân dã và độc lạ ở quê hương Mai Tài Phến
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen

Bánh tằm Ngan Dừa: Đây là đặc sản dân dã có từ lâu đời ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Bánh được ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy, dưa leo thái sợi nhỏ, các loại rau thơm, xà lách, giá đỗ trụng, cùng với một chén nước mắm chua cay đậm đà làm cho người ăn nhớ mãi không quên.

Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-2
Lẩu mắm: Người dân Bạc Liêu chế biến ra một món lẩu hấp dẫn từ cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi sẽ được phi mỡ cho thơm ngào ngạt. Khi ăn lẩu sẽ ăn kèm với thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa. Các loại rau phổ biến để nhúng lẩu là rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình…
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-3
Bún xào nem nướng: Khi tới Bạc Liêu, bạn sẽ mê ngay món bún xào nem nướng vô cùng mới lạ và thơm ngon. Từng sợi bún trắng mềm ăn kèm với nem nướng nóng hổi, rau sống tươi ngon, tạo nên món ngon không thể chối từ.
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-4
Bún bò cay: Nhắc tới bún bò, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bún bò Huế mà quên đi bún bò cay – đặc sản Bạc Liêu. Khi ăn tô bún bò cay, bạn sẽ cùng lúc được cảm nhận vị thơm, ngọt, bùi, giòn, dai, béo, chua, cay…
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-5
Cải xá bấu: Xá bấu chính là củ cải muối, có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Khi qua bàn tay khéo léo của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu, nó được chế biến khác đi và tạo thành món ăn có hương vị đặc trưng riêng của mảnh đất này. Cải xá bấu có thể nấu canh hay xào cùng thịt, trộn cùng sả bằm… đều rất ngon.
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-6
Mắm chua không xương Vĩnh Hưng: Món ngon này được chế biến bằng cách ủ lên men cá tươi qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ. Mắm có vị chua, cay, mặn, ngọt, hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị nồng nàn khó quên. Mắm chua có thể dùng để chấm trái cây, rau, thịt luộc…
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-7
Bánh củ cải: Loại bánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng người dân Bạc Liêu đã “hô biến” thành đặc sản nổi tiếng địa phương. Bánh có mùi hới hăng hăng của củ cải, vị ngọt đậm đà của tôm, vị beo béo của thịt tạo nên món ngon không thể chối từ với mỗi du khách đặt chân tới Bạc Liêu.
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-8
Ba khía muối: Ba khía hay còn gọi là cua đồng nhưng nhỏ hơn một chút và chỉ sống ở vùng nước mặn. Ba khía muối là món ăn thường ngày của người dân Bạc Liêu và hay được ăn kèm với canh chua. Tuy là món ăn bình dân nhưng hương vị đậm đà của nó khiến người ăn không thể nào quên được. 
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-9

Bún nước lèo: Ở Bạc Liêu, bún nước lèo được bày bán khắp mọi nơi. Cái hay của nước lèo ở đây là người ta cho củ cải vào ngâm để tăng độ ngọt tự nhiên. Chính vì thế mà chỉ cần cho thêm chút rau sống, tôm, thịt, giá đỗ là có ngay một bát bún thơm ngon.

Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-10
Dưa bồn bồn: Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn ngon nổi tiếng gần xa. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi...
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-11
Ốc Bạc Liêu: Vì là vùng đất giáp với biển nên cua, ốc của Bạc Liêu rất phong phú. Người dân nơi dây đã biết tận dụng món quà từ biển cả để chế biến thành các món ăn thơm ngon hấp dẫn nhất Bạc Liêu như cua rang me, ốc xào, ốc trộn, gỏi ốc…làm thực khách xao xuyến.
Nhung dac san dan da va doc la o que huong Mai Tai Phen-Hinh-12
Đuông chà là: Nếu như ở Bến Tre nổi tiếng với món đuông dừa thì tại Bạc Liêu, đuông chà là chính là một món ăn đặc sản. Người ta bắt đuông về để chế biến thành nhiều món ăn, trong đó phổ biến nhất là lăn bột chiên bơ. Vị ngọt và béo ngậy của đuông chà là, giòn giòn của bột và bơ thơm nức, chấm cùng nước mắm ngon tuyệt. Ảnh: Internet.  

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.