Hiện, anh Hành đang là cán bộ văn phòng UBND xã Giáp Sơn. Đến nay, anh Hành đang trồng hơn 2ha vải thiều theo tiêu chuẩn của VietGAP. Đang vào rộ thu hoạch, vườn vải đỏ mọng nom rất thích mắt.
Vườn vải thiều của anh Trần Văn Hành được nhiều đoàn công tác tới thăm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. |
Anh Hành bộc bạch, từ năm 2012 anh đã nghiên cứu, thực hiện thành công biện pháp cho quả vải thiều ra quả trong thân cây nên chất lượng quả vải thơm ngon hơn, cho giá trị kinh tế cao hơn so với trồng vải truyền thống. Theo anh Hành, ngoài năng suất vải tăng khoảng 15 - 20 kg/cây, chất lượng quả vải to đều và mẫu mã cũng đẹp hơn, giá bán cao hơn giá thị trường khoảng 1,5 lần.
Vụ vải năm 2017, trong khi nhiều vườn vải Bắc Giang rơi vào cảnh mất trắng thì vườn vải của “phù thủy” Hành (trái) vẫn lúc lỉu quả ở ngay cả thân cây vải. |
Kể về lý do để cho ra đời những quả vải thiều theo cách này, anh Hành cho hay, năm 2012, thấy vườn vải có nhiều cây giao tán vào nhau tạo nhiều khoảng râm, anh đã bấm bớt cành nhỏ đầu tán để vườn có nhiều ánh sáng. Không ngờ sau đó, rất nhiều nhánh lộc mọc ra từ thân cây. Anh quan sát thấy những nhánh này ra hoa chi chít. Để đến khi thu hoạch thì quả vải ra từ thân chất lượng ngon hơn, hình thức đẹp hơn quả ở cành ngọn.
Anh Hành vui vẻ nói: “Đến nay là vụ vải thứ 5 gia đình ông tôi thực hiện thành công kỹ thuật cho quả vải thiều ra qua trên thân cây. Với kỹ thuật này, năm nào vườn vải nhà tôi cũng được mùa. Với vụ vải 2017 - kỷ lục 10 năm vải thiều mất mùa, trong khi 90% hộ trồng vải ở Giáp Sơn mất trắng, thì tôi cũng thu xêm xêm được 7 tấn vải, sản lượng bằng 1/3 so với năm ngoái”.
“Một vài vụ sau tôi rút ra kinh nghiệm, lộc ra từ thân ngay sau vụ thu hoạch thì bỏ đi, đợi lộc ra đợt kế tiếp thì để lại cho ra hoa. Đồng thời, cắt tỉa cành, hạn chế tán cây phát triển giúp ánh sáng tỏa xuống thân, rồi đồng loạt bón thúc cho cây. Ngoài ra, tôi còn áp dụng kỹ thuật khoanh vỏ cây để hạn chế ra nhiều lá, tạo chất lượng đậu quả cao hơn”, anh Hành thông tin.
Đến nay là vụ vải thứ 5 gia đình anh Hành (trái) thực hiện thành công kỹ thuật cho quả vải thiều ra qua trên thân cây |
Được biết, Giáp Sơn là một trong những xã trọng điểm vải thiều Lục Ngạn, với diện tích vải thiều xấp xỉ 1.000 ha. Trong những năm qua, cây vải thiều là cây chủ lực để giúp bà con nơi đây xóa đói giàm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, năm 2017 do tình hình thời tiết có những chuyển biến phức tạp, nên cây vải thiều nơi đây cũng chịu nhiều tác động. Nhiều nhà vườn ở Giáp Sơn rơi vào cảnh chỉ mất trắng do chỉ “có lá mà không có quả”. Thống kê của UBND xã cho thấy sản lượng vải thiều năm 2017 này của toàn xã Giáp Sơn chỉ bằng 10% so với năm ngoái.