Làm gì để không bị khóa tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025?

Từ 1/1/2025, để không bị gián đoạn các giao dịch, chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ.

Thông tư 17 và Thông tư 18/2024 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành quy định, từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ để tiếp tục thực hiện các giao dịch trực tuyến. Nếu không hoàn thành việc này, khách hàng sẽ bị hạn chế hoặc tạm dừng một số dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả giao dịch trực tuyến và sử dụng ATM/CDM.
Theo znews., gần đây nhiều ngân hàng đã đồng loạt gửi thông báo tới khách hàng cho biết, từ ngày 1/1/2025, tài khoản hoặc thẻ ngân hàng của khách hàng sẽ bị gián đoạn giao dịch nếu giấy tờ tùy thân hết hiệu lực, hết thời hạn sử dụng hoặc khách hàng chưa đăng ký xác thực sinh trắc học.
Các dịch vụ như rút tiền tại ATM/CDM, kích hoạt hoặc gia hạn thẻ cũng sẽ bị gián đoạn nếu khách hàng chưa hoàn tất đăng ký sinh trắc học. Điều này nhằm bảo đảm tính chính xác và an toàn cho các giao dịch tài chính của khách hàng.
Lam gi de khong bi khoa tai khoan ngan hang tu 1/1/2025?
 Ảnh minh họa. Nguồn ảnh MoMo
NamABank cho biết từ đầu năm 2025, ngân hàng sẽ tạm ngừng tất cả giao dịch thanh toán và rút tiền từ tài khoản nếu giấy tờ tùy thân của khách hàng không còn hiệu lực hoặc thông tin chưa được đối chiếu đúng với dữ liệu quốc gia. Ngân hàng cũng sẽ dừng dịch vụ thanh toán điện tử nếu khách chưa có xác thực sinh trắc học phù hợp.
VPBank cũng nhắc nhở từ ngày 1/1/2025, bất cứ khách hàng nào chưa cập nhật thông tin sinh trắc học hoặc có giấy tờ hết hạn đều sẽ bị khóa toàn bộ giao dịch. Ngân hàng cảnh báo, ngay cả các hoạt động đơn giản như chuyển khoản qua ứng dụng VPBank NEO hay liên kết ví điện tử cũng sẽ bị từ chối.

Theo báo Công lý, khách hàng bị tạm ngừng giao dịch trực tuyến và khóa thẻ khi thuộc các trường hợp sau:

Khách hàng không cập nhật giấy tờ tùy thân đã hết hạn. Theo quy định mới, các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu hoặc căn cước công dân (CCCD) cần phải còn hiệu lực và thông tin phải được cập nhật một cách đầy đủ trong hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2025, tất cả CMND sẽ hết hiệu lực theo quy định của Luật Căn cước 2023. Những người chưa đổi thông tin sang CCCD bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi và cập nhật thông tin này với ngân hàng. Nếu không, khách hàng sẽ không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào, từ các giao dịch rút tiền, chuyển khoản đến thanh toán trực tuyến.

Việc đăng ký sinh trắc học bao gồm đăng ký các thông tin như vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt. Khách hàng có thể tự thực hiện tại nhà thông qua ứng dụng ngân hàng (Internet Banking) hoặc có thể ra trực tiếp tại quầy giao dịch.

Nếu chưa hoàn thành bước này, tài khoản của khách hàng sẽ bị tạm dừng mọi giao dịch từ ngày 1/1/2025. Đây cũng là biện pháp để xác minh chính xác danh tính chủ tài khoản, giúp ngăn ngừa các hành vi gian lận và giả mạo, bảo vệ tài sản của người dùng.

Đối với người Việt Nam đang lao động ở nước ngoài và không thể về nước để thực hiện xác thực sinh trắc học trực tiếp, các ngân hàng đã triển khai một số giải pháp hỗ trợ từ xa như qua ứng dụng ngân hàng, qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) với khách hàng đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2, hoặc liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ đặc biệt.

Các giấy tờ chứng minh thời hạn cư trú của khách hàng nước ngoài hết hiệu lực. Những khách hàng nước ngoài hiện cư trú tại Việt Nam cũng phải cập nhật các thông tin giấy tờ khi hết hạn. Việc không tuân thủ điều này sẽ dẫn đến việc bị khóa giao dịch ngân hàng.

Theo báo Thanh Hoá, nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Bên cạnh đó quyết liệt triển khai quy định mới tại các Thông tư 15, 17 và 18 của Ngân hàng Nhà nước, đẩy mạnh thông tin truyền thông cho khách hàng để đáp ứng các thời điểm hiệu lực thi hành. Trước 1/1/2025, hoàn thành đối chiếu thông tin sinh trắc học đối với khách hàng cá nhân; trước 1/7/2025 hoàn thành đối chiếu thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức để tiếp tục thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Gửi tiết kiệm 34 tỷ đồng, 4 tháng sau tài khoản chỉ còn 0 đồng:

 

Giao dịch trực tuyến nào không bắt buộc xác thực sinh trắc học?

Không phải tất cả các giao dịch trực tuyến đều thuộc diện bắt buộc phải xác thực thông tin sinh trắc học bằng khuôn mặt kể từ 1/7.

Kể từ ngày 1/7, người dân khi giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần, hoặc tổng giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực sinh trắc học.

Theo quy định, các loại giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc giá trị từ 10 triệu đồng trở xuống nhưng tổng giá trị giao dịch trong ngày đạt trên 20 triệu đồng bắt buộc phải xác thực bằng sinh trắc học gồm: chuyển tiền trong ngân hàng khác chủ tài khoản, chuyển tiền liên ngân hàng trong nước, nạp ví điện tử.

Ngoài ra, tất cả các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài; giao dịch thanh toán hoá đơn tiện ích có tổng giá trị giao dịch trên 100 triệu đồng/ngày; kích hoạt lần đầu dịch vụ ngân hàng số hoặc đổi thiết bị sử dụng cũng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học.

Như vậy không phải tất cả các giao dịch trực tuyến đều thuộc diện bắt buộc phải xác thực bằng thông tin sinh trắc học. Cụ thể như nhiều loại giao dịch cơ bản, phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của đa số người dân như chuyển tiền trong nước, nạp ví điện tử có giá trị từ 10 triệu đồng trở xuống hoặc tổng giá trị giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở xuống, thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí… với tổng giá trị giao dịch trong ngày dưới 100 triệu đồng.

Với các giao dịch này khách hàng vẫn thực hiện trên ứng dụng ngân hàng như trước thời điểm ngày 1/7.

Tuy nhiên, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng ngay cả khi không thường xuyên có giao dịch phải xác thực sinh trắc học bằng thông tin khuôn mặt vẫn nên đăng ký tính năng này.

Giao dich truc tuyen nao khong bat buoc xac thuc sinh trac hoc?
Khách hàng nhận hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học. Ảnh: Agribank

Xác thực sinh trắc học bằng thông tin khuôn mặt (Facepay) là một lớp xác thực bổ sung bên cạnh lớp xác thực hiện tại bằng tin nhắn OTP (SMS OTP) hoặc Smart OTP (khi thực hiện giao dịch với giá trị theo quy định, khách hàng phải xác thực sinh trắc học thành công mới có thể tiếp tục chuyển tiếp sang bước xác thực bằng SMS OTP hoặc Smart OTP).

Việc triển khai Facepay giúp gia tăng bảo vệ cho khách hàng trước các diễn biến phức tạp của tình trạng gian lận lừa đảo, đánh cắp thông tin bảo mật và chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Vietcombank cho biết, với việc áp dụng Facepay, kể cả trong trường hợp kẻ gian dùng thủ đoạn đánh cắp thông tin của khách hàng thì cũng khó có khả năng thực hiện hành vi tẩu tán tài sản (chuyển tiền giá trị lớn). Vietcombank cũng vừa công bố trở thành ngân hàng đầu tiên khai thác dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an.

Hàng rào sinh trắc học vẫn có thể bị chọc thủng

Các ngân hàng thừa nhận, ngay cả xác thực sinh trắc học cũng có nguy cơ bị “qua mặt”, đặc biệt trong bối cảnh ChatGPT và AI đang phát triển rất nhanh.

Sau chục ngày thực hiện xác thực sinh trắc học, hàng chục triệu tài khoản ngân hàng đã được làm sạch. Việc dùng ảnh tĩnh để “qua mặt” hệ thống xác thực sinh trắc học cũng đã được xử lý (trước đó, một số ngân hàng tắt tính năng xác thực do hệ thống bị quá tải).

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.