Cả đời tận tụy, thái giám Trung Quốc vẫn nhận cái kết hẩm hiu

Cùng là nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc trong cung, nhưng cung nữ có thể rời cung trước 25 tuổi, còn thái giám phải bán mạng làm việc đến khi già yếu, không còn sức lao động rồi bị đuổi khỏi cung.

Thời phong kiến ở Trung Quốc, việc trở thành thái giám được coi là điều xấu hổ, có lỗi với tổ tiên, và gia đình thường không muốn chấp nhận họ. Bởi vậy khi qua đời, họ cũng không được chôn cất trong phần mộ của tổ tiên.

Đối với những thái giám có tên tuổi như Lý Liên Anh (thái giám triều đại nhà Thanh thế kỷ XIX, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hi Thái hậu) sẽ không phải đau đầu vì việc dưỡng già. Bởi họ có nhiều cơ hội kiếm được tiền, xây vương phủ tráng lệ như 1 cung điện cho riêng mình ở Bắc Kinh, sống 1 cuộc sống xa hoa, ăn chơi sa đọa.

Ca doi tan tuy, thai giam Trung Quoc van nhan cai ket ham hiu

Nhưng những nhân vật như vậy không có nhiều, phần lớn thái giám sẽ gặp khó khăn trong việc dưỡng lão khi về già. Sau khi "nghỉ hưu" thường thì họ sẽ chọn ở chùa, bởi chỉ có ở nơi đó họ mới được chấp nhận.

Các thái giám sau khi rời cung cũng thành lập 1 tổ chức tương trợ, gọi là "Hiệp hội dưỡng lão", có thể coi là 1 nhóm dành cho các thái giám cao tuổi. Họ thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhà chùa bằng cách quyên góp tiền bạc, để có cơ hội có chốn dung thân sau khi nghỉ hưu.

Ngoài ra, Hiệp hội dưỡng lão còn đầu tư mua đất, xây dựng đình chùa làm nơi trú ngụ cho các thái giám, gọi là "miếu thái giám". Theo thống kê, vào cuối triều đại nhà Thanh, có 26 ngôi miếu thái giám trong và ngoài thành phố Bắc Kinh.

Ca doi tan tuy, thai giam Trung Quoc van nhan cai ket ham hiu-Hinh-2

Các hoạn quan thời nhà Thanh khi còn trẻ đã phải chuẩn bị cho việc dưỡng lão. Đầu tiên, họ cần tích lũy tài sản, sau đó đi quyên góp cho Hiệp hội dưỡng lão thì mới có đủ tư cách tham gia hiệp hội này, và khi về già có thể yên tâm rời khỏi chốn cung đình.

Chẳng hạn như Thôi Ngọc Quý, đại thái giám thân cận của Từ Hi Thái hậu đã hiến 680 mẫu đất. Sau khi nghỉ hưu vào năm 1908, ông sống trong đền và mất tại đó.

Ngoài ra, những thái giám nghèo không tiết kiệm được tiền bạc thì chỉ có thể sống lang thang, ăn xin sống tạm bợ qua ngày cho đến khi chết vì đói.

Ca doi tan tuy, thai giam Trung Quoc van nhan cai ket ham hiu-Hinh-3

Bên cạnh đó, thái giám nên đến chùa khi còn trẻ để bái kiến các nhà sư, đạo sĩ làm thầy, quyên góp tiền tu sửa chùa, để sau khi rời cung có thể chuyển về đó. Tiêu biểu nhất trong việc trên là thái giám Lưu Đa Sinh (thái giám thân cận của Hàm Phong Đế).

Thái giám Lưu Đa Sinh về sau quyên góp để sửa chữa và xây dựng 20 ngôi đền cho thái giám, đồng thời còn mua hơn 2.600 mẫu đất.

Thời phong kiến, thái giám là những người tuy phục vụ trong cung mấy chục năm nhưng về già lại không được coi trọng. Do đó, thời trẻ họ phải tích lũy tài sản, mua nhà tậu đất, thăm nom sư thầy để có chốn nương thân khi nghỉ hưu.

Từ kẻ lưu manh mù chữ tới thái giám quyền lực ngang Hoàng đế

Thân là thái giám song Nguỵ Trung Hiền lại nắm quyền lực lớn trong tay, có thể thao túng triều đình. Thậm chí, ông còn dung nạp thê thiếp, cưỡng đoạt dân nữ nhà lành, khiến nhà nhà rơi vào cảnh biệt ly, tan nát.

Ngụy Trung Hiền tên thật là Lý Tiến Trung, người Túc Ninh tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông sống trong khoảng thế kỷ 16 - 17 dưới thời nhà Minh.

Hoang lạnh khu mộ địa thái giám với cái chết khác người

Khu mộ địa nhỏ bé, trầm mặc nằm một góc trong khu vườn chùa Từ Hiếu, thuộc thôn Dương Xuân, xã Hương Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Thái giám chỉ chiếm số lượng nhỏ thời xã hội phong kiến và không thuộc về một giai cấp nào trong xã hội. Họ suốt đời chỉ ở trong cung cấm và chỉ là những kẻ nô bộc. Tuy nhiên, họ luôn được cận kề bên vua chúa, nên họ nắm trong tay một quyền lực vô hình. Họ sống khác người và cái chết của họ cũng thật khác người.

Đọc nhiều nhất

Tin mới