Phát hiện nhiều "sạn" trong SGK lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam. (Ảnh minh họa) |
Bộ GD-ĐT: Nói chương trình SGK lớp 1 nặng là chưa đủ căn cứ
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, hiện có một số phụ huynh chia sẻ trên một số diễn đàn, mạng xã hội cho rằng nội dung chương trình lớp 1 mới hơi nặng. Tuy nhiên, nhận định này chưa đủ căn cứ xác đáng.
Ông Tài cho hay, hiện nay đang triển khai chương trình có quy định chuẩn đầu ra và khung thời lượng cho một năm học.
“Trong chương trình của khối 1 có 9 môn học thì chương trình quy định chuẩn đầu ra cho từng môn học đó. Trong đó, cũng quy định chuẩn đầu ra khi kết thúc năm học. Ví dụ với môn Tiếng Việt, kết thúc lớp 1 thì các em viết trong một phút được bao nhiêu từ? Đọc hiểu như thế nào,... Và để đạt được chuẩn đó thì chương trình quy định số tiết của môn Tiếng Việt là 420 tiết và tất cả 5 bộ sách giáo khoa phải dựa trên chuẩn đầu ra và khung thời lượng đó, thiết kế bằng những con đường khác nhau để đi đến cái đích đó. Khi ban hành chương trình, chúng ta đã tổ chức rất nhiều công đoạn, trong đó có khâu thực nghiệm và lấy ý kiến của hội đồng thẩm định quốc gia.
Với những quy trình làm việc rất chặt chẽ thì những nhận định như vậy ngay ở những bước đầu là chưa có đủ căn cứ xác đáng”, ông Tài nói.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Nhặt "sạn" trong SGK lớp 1 đang khiến phụ huynh rần rần bức xúc
(Kiến Thức) - Nhiều phụ huynh và dư luận đang có ý kiến chê sách SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều có nhiều "sạn" khi có nhiều câu chuyện không mang thông điệp, ý nghĩa giáo dục, từ ngữ khó hiểu. Điểm những "hạt sạn" khiến phụ huynh bức xúc trong cuốn sách này.
SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều do do GS Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên là 1 trong 5 bộ sách được lựa chọn đưa vào trường học. Tại bìa sách cuối được giới thiệu, nội dung, hình thức trình bày các bài học trong sách hấp dẫn khơi gợi trí tò mò khoa học, phát huy tính tích cực, khả năng tự học, tự vận dụng những điều đã học vào cuộc sống và bồi dưỡng tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh. Tuy nhiên, mới đây nhiều phụ huynh đã có ý kiến phản ánh sách có quá nhiều "hạt sạn", không ít bài tập đọc, chuyện phỏng tác không mang ý nghĩa giáo dục, nội dung thiếu phù hợp, từ ngữ khó hiểu. |
Chuyện "Hai con ngựa" bị phụ huynh cho rằng là câu chuyện bịa. Giải thích về việc này, Chủ biên cuốn sách GS Nguyễn Minh Thuyết nói rằng, bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy được in trong cuốn "Kiến và bồ câu". Về nhân vật, tác giả phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái". Một số chi tiết được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy.
|