Buôn 300 cành đào Tết, vợ chồng trẻ lỗ nặng sợ mất mật

Với nhiều người, Tết đến có thể bỏ một khoản tiền lớn mua lại cả vườn đào để bán lẻ đã ăn nên làm ra. Nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Trung thì sợ mất mật vì ngay chuyến buôn đào Tết đầu tiên trong đời anh đã lỗ đậm.

Buôn 300 cành đào Tết, vợ chồng trẻ lỗ nặng sợ mất mật
Khi nhắc tới chuyện đi buôn đào ngày Tết, anh Nguyễn Văn Trung ở Đông Lao (Hà Nội) vẫn thấy hãi hùng. Hai năm trước, anh từng dốc hết vốn liếng bao tháng ngày đi làm dành dụm được để buôn đào, mong kiếm được cái Tết ấm. Song, anh đã thất bại thảm hại. Vợ chồng anh vừa rước mệt mỏi vào người, vừa lỗ mất 30 triệu tiền vốn.
Anh Trung kể, anh là thợ điện nước, đi làm quanh năm nhưng mùa Tết lại không có khách. Vì thế, cứ đến tháng cuối năm, anh nghĩ ra đủ việc để làm nhằm lo được cái Tết trọn vẹn cho gia đình. Năm thì anh nhận chở hoa, cây cảnh ngày Tết, năm thì anh đi bán quất, bán bưởi. Dù vất vả làm lụng nhưng anh cũng có khoảng 10-15 triệu đồng tiêu Tết.
Buon 300 canh dao Tet, vo chong tre lo nang so mat mat
 Năm 2018, vợ chồng anh Trung bỏ ra 30 triệu để đặt cọc mua đào bán Tết.
Buon 300 canh dao Tet, vo chong tre lo nang so mat mat-Hinh-2
 Khi đó, đào mới có nụ và hoa chớm nở.
Năm 2018, thấy nhiều người mách đi buôn đào Tết trúng lớn, anh Trung cũng lăm le lên kế hoạch. Anh bàn với vợ bỏ ra 30 triệu đồng để đến La Cả - một làng trồng nhiều đào ở Hà Nội - mua cây đào bán Tết. Vợ anh cũng rất ủng hộ chồng.
“Vậy là vợ chồng mình vét sạch tiền, bỏ ra 30 triệu tìm đến La Cả đặt mua hai vườn đào nhỏ: 1 mảnh vườn có 200 cây đào mình mua với giá 20 triệu đồng; 1 mảnh nhỏ hơn có 100 cây đào mình mua với giá 10 triệu đồng. Tất nhiên, đây là những cây đào nhỏ, thương lái lớn bỏ lại, không mua nữa. Vì thế, chúng có giá rẻ chỉ khoảng 100.000 đồng/cây”, anh Trung kể.
Để mua được hai vườn đào nhỏ ấy, vợ chồng anh Trung phải đặt cọc cho chủ vườn một nửa số tiền, một nửa còn lại khi bán xong anh Trung thanh toán nốt.
Từ ngày 14 tháng Chạp âm lịch, vợ chồng anh Trung bắt đầu đánh cây và chặt đào đi bán. Với những cây đào có dáng đẹp, vợ chồng anh bán ở Hà Đông, còn những cây nhỏ hơn thì chặt cành bán. Hai người bán ở hai điểm khác nhau, từ 22 tháng Chạp, vợ chồng anh còn nhờ thêm hai đứa cháu mang tới các địa điểm khác ở Hà Đông bán.
Vì cây đào, cành đào của vợ chồng anh Trung có giá thành vừa phải, hợp với túi tiền của những gia đình thu nhập thấp mà vẫn đẹp, có đầy đủ hoa lá nên 5 ngày đầu anh Trung bán khá chạy.
“Mình mua đổ xô 100.000 đồng/cây. Ban đầu mình bán giá từ 150.000 đồng/cây hoặc 1 cành đào. Có những cây mình bán được 250.000 đồng. Mỗi ngày mình bán được khoảng 20 cành, đến 22-23 Tết đông khách mình bán được cả 100 cành. Sau 7 ngày đầu tiên, vợ chồng mình bán được 200 cây đào, thu cả gốc cả lãi được khoảng 32 triệu đồng”.
Buon 300 canh dao Tet, vo chong tre lo nang so mat mat-Hinh-3
 Nhưng do thời tiết nắng ấm, đào bung nở khiến anh không thể bán được, đành bỏ cọc mất 5 triệu đồng và thua lỗ nặng.
Đang buôn bán đào thuận lợi thì 7 ngày cận Tết, thời tiết bắt đầu nắng nóng bất thường khiến các loại hoa chơi Tết nói chung và vườn đào còn 100 cây của anh Trung đồng loạt bung nở rộ, khiến những người buôn đào như anh điêu đứng mặc dù hoa đào năm ấy đang bán chạy và được giá.
Do đó, khi đánh 50 cây đào đi bán, trong 3 ngày vợ chồng anh Trung bán không hết: “Cũng dễ hiểu thôi, bởi tâm lý chung của người mua đào luôn muốn có cả hoa và nụ để chơi xuân. Nếu chỉ 24-26 Tết mà mua cây hoa đã nở hết thì trong 3 ngày Tết hoa sẽ rất chóng tàn. Vì thế, khách nào cũng. Thậm chí, nhiều khách chờ đến tận 29 Tết họ mới mua đào để chơi Tết cho đẹp”, anh chia sẻ.
Để thu hồi vốn, vợ chồng anh Trung đã phải bán tống bán tháo 50 cây đào đã đánh với giá 50.000-70.000 đồng/cây. “Giá nào vợ chồng mình cũng bán. Vì thời điểm đó, hoa đã nở bung gần hết nên chấp nhận bán để vớt vát ít vốn. Số tiền cả gốc và lãi thu được đợt này chỉ gần 3 triệu đồng, lỗ gần một nửa so với tiền gốc”.
Ngày 27 Tết, vườn đào anh Trung đặt mua vẫn còn 50 cây đào nữa nhưng vợ chồng anh đã quá mệt mỏi, không còn tâm trạng muốn đánh đào đi bán. Nhìn cả vườn, cũng không còn được mấy cây để bán nữa do đào đã nở rất nhiều. "Mình bàn với vợ bỏ lại tiền đặt cọc, không lấy đào bán nữa cho mệt người”, anh Trung buồn bã kể.
Vì bỏ lại tiền đặt cọc, không lấy đào bán nên 50 gốc đào của anh vẫn còn nguyên tại vườn. Vợ chồng anh chấp nhận mất 5 triệu tiền cọc ban đầu, bởi nếu đến lấy nốt đào để bán, có khi còn đến 10-15 triệu nữa.
Tính ra cả cái Tết ấy, bỏ ra 30 triệu đặt mua 300 cây đào Tết, vợ chồng anh Trung chỉ thu về tất cả khoảng 35 triệu đồng.
“Ngoài chấp nhận mất 5 triệu đặt cọc, vợ chồng mình còn phải trả 4 triệu đồng thuê 2 cháu bán đào đợt đầu. Chưa kể tiền vốn bỏ ra và ăn uống, đi lại bán hàng 15 ngày Tết vất vả. Tính ra, vợ chồng mình lỗ nặng còn rước mệt người. Năm ấy, cả nhà ăn Tết buồn so. Vợ chồng chẳng còn tiền mà sắm Tết, đành phó thác hết cho bố mẹ già lo liệu”, anh tâm sự.
Trao đổi về việc có cách nào để hạn chế hoa đào nở nhanh khi thời tiết nắng ấm, người đàn ông này ngao ngán: “Chẳng có cách nào đâu, bởi đào đã nở thì cả cây sẽ đua nhau nở. Tiểu thương bán hàng như mình chỉ có cách là tỉa bớt hoa đang nở trên cây/cành thôi”.

Lộ sự thật sau những xe chở đào Sapa tràn lan trên phố

(Kiến Thức) - Khác với đào Sapa truyền thống, loại đào mới xuất hiện trên các tuyến phố ở Hà Nội thời gian gần đây có vỏ trơn, bóng mịn, và có kích thước lớn. Loại đào này được bán với nhiều mức giá, dao động từ 30-40.000/kg. 

Lộ sự thật sau những xe chở đào Sapa tràn lan trên phố
Lo su that sau nhung xe cho dao Sapa tran lan tren pho
 Thời gian gần đây, trên nhiều tuyến phố và các khu chợ ở Hà Nội xuất hiện một loại đào được quảng cáo xuất xứ Sapa (Lào Cai) với nhiều mức giá khác nhau. Có nơi bán 15.000/nửa kg nhưng cũng có người bán mức giá này cho... cả cân. Ảnh: Baodansinh. 

Đã mắt ngắm đào khủng, sai trĩu quả xuống phố sớm đón Tết

(Kiến Thức) - Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng trên một số tuyến đường ở Hà Nội nhiều gốc đào, bưởi cảnh đã được bày bán. 

Đã mắt ngắm đào khủng, sai trĩu quả xuống phố sớm đón Tết
Da mat ngam dao khung, sai triu qua xuong pho som don Tet
Trên các tuyến đường Võ Chí Công, Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội), rất nhiều gốc đào thế lớn và bưởi cảnh được bày bán để phục vụ người dân chơi Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Ảnh: VTC. 

Làng trồng đào khắp cả nước hối hả, tất bật vào vụ Tết

(Kiến Thức) - Những ngày cận Tết Nguyên đán, các làng trồng đào khắp cả nước đều tất bật cho vụ lớn nhất năm. Tại đây, nhiều gốc đào đẹp đã được khách hàng đặt trước.

Làng trồng đào khắp cả nước hối hả, tất bật vào vụ Tết
Lang trong dao khap ca nuoc hoi ha, tat bat vao vu Tet
Từ bao đời nay, mỗi khi nói đào là người ta nghĩ ngay đến làng trồng đào Nhật Tân nức tiếng đất kinh kỳ. Nhờ thổ nhưỡng nằm ven sông Hồng, lại kế bên Tây hồ lộng gió, nên đào Nhật Tân có sắc thắm hơn cả. Ảnh: VOV.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.