Bụi đắt nhất quả đất, một túi bán giá 40 tỷ đồng

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA nói rằng “túi bụi từ Mặt trăng là sở hữu của toàn dân Mỹ”.

Một túi chứa các khoáng vật và bụi từ Mặt trăng đang được rao bán giá 1,8 triệu USD (khoảng 40 tỷ đồng). Theo Daily Mail, túi bụi Mặt trăng này được nhà du hành Neil Armstrong mang về trong lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng năm 1969.
Cuộc đấu giá thực hiện tại nhà đấu giá Sotheby, Anh, bên cạnh các kỉ vật liên quan tới chuyến du hành lịch sử. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tìm cách lấy lại những kỉ vật từ chuyến du hành lên Mặt trăng nhưng chưa thu được kết quả. NASA tuyên bố: “Túi bụi Mặt trăng thuộc sở hữu của toàn dân”. Hiện túi bụi Mặt trăng đang nằm trong tay một chủ nhân giấu danh tính.
Bui dat nhat qua dat, mot tui ban gia 40 ty dong

Túi bụi này có giá mở bán 40 tỷ đồng.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, túi bụi Mặt trăng có thể thu về 4 triệu USD, gấp đôi giá khởi điểm ban đầu. Túi bụi này từng thất lạc và được một người phụ nữ ở thành phố Chicago, Mỹ mua lại với giá 995 USD. Thẩm phán thành phố cũng khẳng định tính hợp pháp của chủ nhân túi bụi Mặt trăng.
Chiếc túi sau đó rơi vào tay một kẻ chuyên buôn đồ cổ và ăn trộm. Người này cất giấu túi bụi Mặt trăng trong nhà kho và bị cảnh sát phát hiện năm 2003 trong một lần khám nhà.
Bui dat nhat qua dat, mot tui ban gia 40 ty dong-Hinh-2
 Nhà du hành Buzz Aldrin trên Mặt trăng.
Hai nhà du hành Buzz Aldrin và Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng ngày 20/7/1969. Họ bước ra từ tàu Apollo 11, đi lại vài phút trên Mặt trăng và thực hiện thí nghiệm trong hơn 22 tiếng. Armstrong đã phát biểu một câu lịch sử: “Đây là bước đi nhỏ của con người, nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại”.
Sau đó, Buzz và Armstrong quay trở lại tàu vũ trụ để quay về Trái đất. Michael Collins, một nhà du hành khác, cũng có mặt trên chuyến tàu tới Mặt trăng nhưng không bước ra ngoài. Ngày 24/7, họ hạ cánh an toàn xuống Trái đất trong sự hân hoan của mọi người.

Khám phá thú vị về cuộc đổ bộ Mặt trăng của Neil Armstrong

Bụi Mặt trăng có mùi hắc như tro ướt trong lò sưởi, chiếc bút bi cứu mạng các phi hành gia... là những khám phá thú vị ít người biết.

Ngày 20/7/1969, Neil Armstrong, phi hành gia Mỹ, trở thành người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt trăng. Trước giờ khởi hành, Armstrong, vị chỉ huy phi thuyền Apollo 11, cùng hai người đồng hành là Michael Collins và Buzz Aldrin dành thời gian trả lời báo chí và gửi tặng hàng trăm chữ ký tới bạn bè. 

Kham pha thu vi ve cuoc do bo Mat trang cua Neil Armstrong
 Sau khi cởi mũ bảo hiểm, Armstrong cho rằng, bụi Mặt trăng có mùi hắc như mùi tro ướt trong lò sưởi. Ảnh: NASA 
Những khám phá thú vị ít người biết là khi tàu tới quỹ đạo Mặt trăng, phi hành gia Michael Collins ở lại khoang điều khiển trong khi Armstrong và Buzz Aldrin xuống bề mặt vệ tinh này bằng khoang đổ bộ Eagle. Tuy nhiên, họ nhận ra Eagle đang lao tới khu vực đầy đá tảng. Việc điều khiển tránh khu vực nguy hiểm kéo dài 1 phút khiến Eagle suýt cạn nhiên liệu. 

Khi cố gắng cắm quốc kỳ Mỹ, hai phi hành gia gặp khó khăn do đất ở bề mặt Mặt trăng quá cứng. Trong một cuộc phỏng vấn sau khi trở về Trái đất, Aldrin tiết lộ cột cờ đã đổ do lực đẩy khi khoang đổ bộ cất cánh. 

Chất Armalcolite do phi hành gia thu thập trên vệ tinh được đặt theo tên của 3 người trên phi thuyền (Neil ARMstrong, Buzz ALdrin và Michael COLlins). Sau đó, người ta phát hiện chất này có ở một vài nơi trên Trái đất. 

Mùi của Mặt trăng 

Kham pha thu vi ve cuoc do bo Mat trang cua Neil Armstrong-Hinh-2
 Tổng thống Richard Nixon nói chuyện với các phi hành gia qua phòng cách ly sau khi họ trở về Trái đất. Ảnh: NASA 

Khi trở lại khoang đổ bộ, các nhà du hành cởi mũ bảo hiểm. Họ phát hiện một mùi lạ hăng hắc. Theo phi hành gia Neil Armstrong, nó giống mùi của tro ướt trong lò sưởi trong khi Aldrin cho rằng nó tương tự mùi thuốc súng. Thực ra, đó là mùi bụi của vệ tinh 4 tỷ năm tuổi. Bụi đất bám khắp mọi nơi, trên nếp gấp quần áo, trên tay, mặt và cả đế giày. 

Một sự cố bất ngờ xảy ra khi Aldrin vô tình làm vỡ công tắc để kích hoạt Eagle bay về vị trí của phi thuyền mẹ. Sau một hồi lo lắng, các nhà du hành bất ngờ tìm thấy chiếc bút bi và sử dụng nó để khởi động. Chiếc bút như một sự cứu tinh đối với các phi hành gia bởi nếu không có nó, họ không thể trở lại phi thuyền và quay về Trái đất. 

Theo ước tính của Mỹ, khoảng 600 triệu người theo dõi sự kiện tàu Apollo 11 đổ bộ xuống Mặt trăng qua sóng truyền hình. Chương trình này giữ kỷ lục về số lượng người xem cho tới khi kỷ lục mới được xác lập năm 1981 là đám cưới của Thái tử Charles và Công nương Diana với 750 triệu người theo dõi. 

Khi trở về Trái đất, các phi hành gia phải cách ly 3 tuần bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sợ họ có thể mang những tác nhân gây bệnh từ Mặt trăng.

Top dự đoán công nghệ tương lai gây chấn động

(Kiến Thức) - Các dự đoán phát minh công nghệ trong tương lai nghe điên rồ nhưng với sự phát triển của khoa học như hiện tại, không gì là không thể.

Năm 2018, kính viễn vọng James Webb của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA sẽ được giới thiệu, thay cho kính viễn vọng 23 năm tuổi Huble thu những hình ảnh hồng ngoại trong thiên hà.
Năm 2018, kính viễn vọng James Webb của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA sẽ được giới thiệu, thay cho kính viễn vọng 23 năm tuổi Huble thu những hình ảnh hồng ngoại trong thiên hà.
Năm 2020, công nghệ tương lai giúp con người có thể đào sâu vào vỏ Trái đất, giúp giải đáp thắc mắc về nguồn gốc và sự tiến hóa của Trái đất. Ảnh: Hố sâu nhất được con người đào là ở thị trấn Kola, Nga.
Năm 2020, công nghệ tương lai giúp con người có thể đào sâu vào vỏ Trái đất, giúp giải đáp thắc mắc về nguồn gốc và sự tiến hóa của Trái đất. Ảnh: Hố sâu nhất được con người đào là ở thị trấn Kola, Nga.
Năm 2020, chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh tới London hoàn thiện. Trung Quốc hiện đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc tới London chạy qua 17 nước với tốc độ 322km/h, dự kiến hoàn thiện vào năm 2020.
Năm 2020, chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh tới London hoàn thiện. Trung Quốc hiện đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc tới London chạy qua 17 nước với tốc độ 322km/h, dự kiến hoàn thiện vào năm 2020.
Năm 2020, con người có thể xây dựng căn cứ trên Mặt trăng, sử dụng gạch 3D làm từ bụi Mặt trăng. NASA hiện đang làm việc tại một nơi giống như căn cứ Mặt trăng, được xây dựng bởi Athlete - một robot giống như con nhện khổng lồ.
Năm 2020, con người có thể xây dựng căn cứ trên Mặt trăng, sử dụng gạch 3D làm từ bụi Mặt trăng. NASA hiện đang làm việc tại một nơi giống như căn cứ Mặt trăng, được xây dựng bởi Athlete - một robot giống như con nhện khổng lồ.
Năm 2030, các nhà khoa học có thể phục hồi voi mamut lông mịn. Kỹ thuật nhân bản mới có thể tái tạo loài voi mamut lông mịn tuyệt chủng cách đây 10 nghìn năm. Voi mamut mất 20-30 năm để trưởng thành, tới năm 2030, loài này có thể xuất hiện ở nhiều sở thú.
Năm 2030, các nhà khoa học có thể phục hồi voi mamut lông mịn. Kỹ thuật nhân bản mới có thể tái tạo loài voi mamut lông mịn tuyệt chủng cách đây 10 nghìn năm. Voi mamut mất 20-30 năm để trưởng thành, tới năm 2030, loài này có thể xuất hiện ở nhiều sở thú.
Nhà nghiên cứu tương lai của Google, Ray Kurzweil cho rằng tới năm 2045, con người có thể tải toàn bộ não của mình vào máy tính và có thể thực hiện các thao tác công nghệ số trong não người.
Nhà nghiên cứu tương lai của Google, Ray Kurzweil cho rằng tới năm 2045, con người có thể tải toàn bộ não của mình vào máy tính và có thể thực hiện các thao tác công nghệ số trong não người.
Năm 2100, cơ thể người sẽ là một phần của robot. Nhà nghiên cứu Ray Kurzweil cho rằng bộ phận sinh học của cơ thể có thể được thay thế bởi máy móc vào năm 2100.
Năm 2100, cơ thể người sẽ là một phần của robot. Nhà nghiên cứu Ray Kurzweil cho rằng bộ phận sinh học của cơ thể có thể được thay thế bởi máy móc vào năm 2100.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.