Bức tượng khác lạ giữa đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

Nhóm khảo cổ đang nghiên cứu đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho biết họ vừa phát hiện một bức tượng hiếm có.

Theo Live Science, bức tượng bí ẩn vừa được phát hiện có nhiều đặc điểm khác biệt so với những bức tượng khác trong đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở tỉnh Thiểm Tây - Trung Quốc
Các nhà khoa học cho rằng sự dị biệt này cho thấy đó là tượng của một sĩ quan quân đội cấp cao, có thể là một vị tướng.
Bức tượng này được phát hiện cùng với phần còn lại của 2 cỗ xe ngựa, 3 con ngựa và 2 bức tượng nhỏ khác, tất cả đều làm bằng đất sét như phần còn lại của đội quân đất nung.
Phát hiện mới này có thể cho thấy đội quân đất nung là báu vật có giá trị cao hơn nhiều so với tưởng tượng.
Chúng đơn giản không chỉ là những vật tùy táng xa hoa dành cho Tần Thủy Hoàng, mà còn là mô hình thực tế về cách tổ chức quân đội của thời nhà Tần tại Trung Quốc.
Buc tuong khac la giua doi quan dat nung cua Tan Thuy Hoang
Bức tượng lạ được phục chế và trưng bày trong bảo tàng - Ảnh: CCTV
"Sự sắp xếp các sĩ quan cấp cao trong đội hình quân sự phản ánh chiến lược quân sự, chẳng hạn như hệ thống chỉ huy dưới thời nhà Tần" - TS Xiuzhen Janice Li từ Đại học Oxford (Anh), người từng là nhà khoa học cấp cao của Bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, cho biết.
Đội quân đất nung được phát hiện vào năm 1974 trong quá trình xây dựng một cái giếng ở Tây Bắc Trung Quốc và trở thành một trong những khám phá khảo cổ vĩ đại nhất.
Đó là một đội quân gồm hàng ngàn bức tượng đất sét có kích thước bằng người thật nằm trong ba hố, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Đến nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật được khoảng 2.000 chiến binh đất nung. Các chuyên gia ước tính tổng số tượng trong cả 3 hố lên đến 8.000 cái, theo Bảo tàng Quốc gia Liverpool (Anh).
Những bức tượng mới - bao gồm tượng một vị tướng bí ẩn - được phát hiện ở hố số 2, nơi được cho là có chứa kỵ binh.
Ông Zhu Sihong, người đứng đầu dự án khai quật, cho biết trên South China Morning Post rằng vị tướng này là sĩ quan cấp cao đầu tiên được phát hiện tại địa điểm khai quật.
Trước đó, một số ít tượng được cho là của các tướng lĩnh cũng đã được tìm thấy giữa các hố khác.
Theo đài CCTV, các sĩ quan quân đội trong đội quân đất nung được phân biệt bằng mũ và áo giáp nhiều màu sắc, hoa văn phức tạp, tư thế tay cũng khác biệt so với tượng quân lính bình thường.

Nguyên nhân thực sự khiến Tần Thủy Hoàng cả đời không lập hoàng hậu

Số lượng mỹ nhân trong cung của Tần Thủy Hoàng lên tới hơn 10.000 người nhưng Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu, vì sao?

Ở thời phong kiến cổ đại, người xưa rất quan coi trọng việc nối dõi huyết thống. Chính vì lý do đó, hoàng đế và các quan lại có chức vị cao trong triều đình đều có rất nhiều thê thiếp. Riêng đối với đế vương, người xưa có câu "hậu cung ba ngàn giai lệ" với ngụ ý hoàng đế có vô số mỹ nữ vây quanh.

Theo Chinatimes, "ba ngàn" ở đây chỉ là tính từ với hàm ý mỹ nhân trong hậu cung của hoàng đế nhiều vô số kể.Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên là số lượng phi tần trong hậu cung của mỗi hoàng đế, mỗi triều đại đều khác nhau. Đối với Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN lại là trường hợp đặc biệt.

Con cháu Tần Thủy Hoàng bị truy cùng giết tận vì lý do gì?

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng có 33 người con. Thế nhưng, sau khi nhà Tần diệt vong, con cháu của Tần Thủy Hoàng bị truy cùng giết tận. Nhiều người vì vậy mà phải thay tên đổi họ để sống sót.

Con chau Tan Thuy Hoang bi truy cung giet tan vi ly do gi?
 Tần Thủy Hoàng là một trong những hoàng đế có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, ông đã thống nhất Trung Quốc sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu là: Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề.

Đọc nhiều nhất

Tin mới