Bức ảnh hiếm của tiểu thư nhà Thanh với chi tiết rợn người

Bức ảnh được cho là của một vị tiểu thư thời Thanh cùng nha hoàn đã nhận được sự chú ý của nhiều người.

Nhà Thanh hay còn được gọi là Mãn Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Những bức ảnh cũ được chụp lại ở thời điểm này luôn là tư liệu quý giá mang đến cho chúng ta cái nhìn thực tế hơn về triều đại này, khác hẳn những cảnh tượng thường thấy trong các bộ phim nổi tiếng.

Đặc biệt, có một bức ảnh chụp 3 bé gái triều Thanh đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Dù 3 cô bé trạc tuổi nhau nhưng qua cách ăn mặc hoàn toàn có thể phần nào đoán ra thân phận có sự khác biệt rõ rệt của họ.

Buc anh hiem cua tieu thu nha Thanh voi chi tiet ron nguoi

Cô bé ở giữa ngồi trên ghế, quần áo sạch sẽ, gương mặt nhẹ nhàng với nhiều trang sức tinh xảo đeo trên người khiến nhiều người khẳng định đây chính là tiểu thư của một gia đình quyền quý. Đặc biệt, điều khiến người ta chú ý là bàn chân “gót sen” được bó chặt trong đôi giày nhỏ. Đây là biểu tượng cho sắc đẹp và sự quyền quý của người phụ nữ Trung Quốc trong xã hội phong kiến xưa kia.

Ngoài ra, cô bé đứng bên phải bức ảnh có lẽ là nha hoàn nhất đẳng - những nha hoàn thân cận và ở một vị trí cao hơn. Bởi cô bé này chân có mang giày và đeo một số trang sức trên người. 

Cuối cùng, cô bé đứng bên trái có thể là người với địa vị thấp nhất khi hoàn toàn đi chân đất và không có trang sức kèm theo, quần áo cũng là vải với chất liệu khá thô và nhăn nhúm.

Tục bó chân gót sen của Trung Quốc

Những bàn chân nhỏ xíu do bị bó chặt của phụ nữ Trung Quốc xưa được gọi bằng những cái tên mỹ miều như "gót sen" hay "gót huệ". Họ quan niệm rằng, việc bị bó chân sẽ khiến người phụ nữ đi không vững, giống như những cành sen đong đưa trong gió.

Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến. Nhiều người cho rằng, tục lệ này đã phần nào phản ánh rõ quan niệm, định kiến xã hội của người Trung Quốc xưa.

Để có được đôi chân bó nhỏ nhắn “gót sen ba tấc”, người phụ nữ xưa đã phải chịu đau đớn suốt một thời gian dài. Mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 - 5 tuổi - khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.

Buc anh hiem cua tieu thu nha Thanh voi chi tiet ron nguoi-Hinh-2

Chân bó gót sen 

Đầu tiên, chân của các bé gái được ngâm trong nước ấm pha thảo dược và máu động vật. Sau đó, những người bó chân sẽ xoa bóp nhẹ nhàng đôi bàn chân rồi dùng lực mạnh để bẻ quặp các ngón chân xuống, ép vào lòng bàn chân. Xương vòm bàn chân bị bẻ gãy, tiếp đến cả bàn chân được quấn lại thật chặt trong băng vải.

Băng vải sẽ được tháo ra định kỳ để rửa và xoa bóp. Tuy nhiên, những lần sau đó, chân của các cô gái sẽ càng bị bó chặt hơn. 

Không những thế, người xưa còn đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái, làm vỡ nát các xương. Khi vải được quấn lại, cô gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa. 

Sau 2 năm, bàn chân sẽ giữ nguyên hình dạng trong suốt cuộc đời sau đó. Những biến chứng thường gặp là bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí còn bị hoại tử do nhiễm trùng.

Theo nhiều tài liệu, người đầu tiên khởi xướng tục bó chân là một cung phi thời Nam Đường (937 - 975). Chính điệu múa với bàn chân quấn lụa của cung phi kia đã làm xiêu lòng hoàng đế và khiến những cung phi khác bắt đầu làm theo.

Dần dần, tập tục này lan ra nhiều vùng tại Trung Quốc, đến mức người con gái không có bàn chân bó sẽ bị khinh thường. Đặc biệt hơn, con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị coi thường và bán làm nô lệ. 

Bên cạnh đó, người xưa tin bó chân còn là phương pháp để gắn kết phụ nữ với gia đình. Lý do là bởi với bàn chân bó chặt đau đớn, phụ nữ sẽ ít đi lại hơn, từ đó sẽ ở nhà chăm sóc chồng con một cách chu toàn. Ngoài ra, việc dồn lực vào bắp đùi và vùng hông còn tạo cho người phụ nữ vóc dáng hấp dẫn hơn nhiều trong mắt người khác phái. 

Hầu hết các công chúa xưa đều còn trinh tiết dù có chồng, vì sao?

Trong quá trình nghiên cứu lăng mộ của các công chúa, phát hiện ra một điều khiến các chuyên gia bối rối và sửng sốt.

Nếu muốn nghiên cứu đặc điểm của một thời kỳ và phong cách thời đó, chỉ dựa vào một số văn bản cổ là chưa đủ mà còn có hành động khai quật các ngôi mộ cổ, trong đó có nhiều lăng mộ công chúa.

Hau het cac cong chua xua deu con trinh tiet du co chong, vi sao?

Ảnh minh họa.

Nam tài tử giản dị có vẻ ngoài giống hệt hoàng đế Càn Long

Nhiều người đã phát hiện ra Hoàng đế Càn Long trong tranh có nhiều điểm rất giống với một nam tài tử điện ảnh Trung Quốc hiện đại.

Bức họa về hoàng đế Càn Long

Trong lịch sử, Càn Long là một vị hoàng đế có nhiều công lớn của Thanh triều, tạo nên một thời kỳ hưng vượng, hòa bình cực thịnh, quốc thái dân an, dân chúng an cư lạc nghiệp. Càn Long còn được hậu thế biết đến là một vị hoàng đế tài hoa, đã viết hơn 40.000 bài thơ trong cuộc đời của mình, tương đương với tổng số các nhà thơ trong triều đại nhà Đường.

Bí mật rùng rợn về Cương Thi - thân thế và cách diệt trừ

Cương Thi có từ thời nhà Thanh, Trung Quốc. Có rất nhiều câu chuyện rùng rợn về nó được ghi chép lại. Vậy Cương Thi vốn dĩ là ai, làm sao để tiêu diệt.

Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, Cương Thi là một nhân vật rất nổi tiếng. Nó được mô tả là một xác chết biết đi lại, chuyên ẩn nấp ở nơi tối tăm, chỉ hoạt động vào ban đêm. Khi di chuyển, Cương Thi thường duỗi thẳng hai cánh tay về phía trước, đồng thời nhảy từng bước chậm chạp. Nó chuyên hút máu người để sống. Cũng giống như zombie trong văn hóa phương Tây, Cương Thi sẽ khiến người bị nó hút máu trở nên giống mình.
Bi mat rung ron ve Cuong Thi - than the va cach diet tru

Ảnh minh họa.

Cương Thi là ai?

Trong truyền thuyết của Trung Quốc, Cương Thi còn được gọi là di linh (linh hồn biết đi). Nó vốn có nguồn gốc từ Tương Tây, Trung Quốc. Cương Thi là những người mất đi nhưng vẫn mang oán hận, bị yểm bùa chú nên không thể siêu thoát mà vẫn đi lại trên trần gian.

Thông thường có 3 loại Cương Thi. Một là Cương Thi vô thức, chúng là hạ đẳng nhất, hành động đều dựa vào bản năng. Thứ hai là Cương Thi có ý thức, chúng hành động như người thường. Thứ ba là Cương Thi mạnh nhất, chúng như quỷ, chuyên hút máu người để lấy sinh khí.

Bi mat rung ron ve Cuong Thi - than the va cach diet tru-Hinh-2

Tương truyền, ở một làng nhỏ thuộc vùng Tương Tây, Trung Quốc thời nhà Thanh có một người đàn ông chuyên làm nghề đào mộ. Vì chuyên tiếp xúc với tử thi nên người này bị trúng độc. Về sau tuy được cứu sống nhưng anh ta không còn bình thường, chuyên làm việc sai trái nên bị dân làng xua đuổi phải ra sau núi sống. Một hôm, người đàn ông này trở lại làng xin được giúp đỡ. Tuy nhiên dân làng đã đánh anh ta một trận tơi bời rồi trói vào gốc cây đến chết.

Khi định đến đưa cái xác đi chôn, mọi người tá hỏa không còn thấy nó đâu. Hóa ra người đàn ông vì quá oán hận mà hóa thành Cương Thi. Cương Thi này sau đó trở lại làng, hút máu và giết hết tất cả mọi người. Những ai bị hắn cắn cũng dần trở thành Cương Thi.

Bi mat rung ron ve Cuong Thi - than the va cach diet tru-Hinh-3

Làm sao để chống lại Cương Thi?

Trong quan niệm dân gian của Trung Quốc, Cương Thi sợ nhất là nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong gương. Bên cạnh đó, nó còn sợ cành đào, kiếm gỗ đâm vào người. Cách hiệu nghiệm nhất để tiêu diệt Cương Thi là dán bùa chú vào trán của chúng.

Ngày nay xuất hiện nhiều giả thuyết về Cương Thi. Nhiều người cho rằng nó vốn không phải xác chết mà là người sống giả thần giả quỷ để dọa nạt. Năm xưa, các vị pháp sư đã tạo nên một loại thuốc khiến người khác chết giả. Khi uống thuốc này xong, người đó sẽ ngưng tim, hơi thở yếu, tứ chi cứng đờ nên mọi người tưởng đã qua đời, mang đi chôn.

Trên cỗ quan tài được đục sẵn một lỗ thông hơi để người nằm trong không bị ngạt. Khi không ai chú ý, pháp sư sẽ đến đào mộ lên, đưa thuốc giải cho người nằm trong quan tài. Nạn nhân khi này bị thôi miên và làm theo mọi chỉ dẫn của pháp sư.

Bi mat rung ron ve Cuong Thi - than the va cach diet tru-Hinh-4

Tuy nhiên, mọi giả thuyết về Cương Thi đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào. Đây vẫn là một nhân vật thần bí trong truyền thuyết của Trung Quốc, cũng giống như zombie, ma cà rồng của phương Tây.

Đọc nhiều nhất

Tin mới