Bữa cơm với hai quả trứng của vợ chồng Tướng Giáp

Trên mâm cơm trắng của vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hai quả trứng, bà cứ đẩy cho ông, ông đẩy lại cho bà.

Hôm nay là 107 năm ngày sinh (25/8/1911) Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Trần Hồng (nhà báo, nhiếp ảnh gia) chia sẻ những câu chuyện xúc động trong suốt 30 năm chụp ảnh cho Đại tướng.
Trong căn hộ nằm trên tầng 2 khu tập thể phố Đường Thành (Hoàn Kiếm, Hà Nội) của ông Hồng, phòng khách rộng hơn chục mét vuông tràn ngập những bút tích và ảnh ông chụp Đại tướng.
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap
Đại tá, nhà báo Trần Hồng chia sẻ kỷ niệm trong suốt 30 năm chụp ảnh Đại tướng.
Cơ duyên lọt vào “mắt xanh” của Đại tướng
Nói về cơ duyên trở thành người chụp ảnh cho Đại tướng, Đại tá Hồng nhớ lại, năm 1973, khi vừa tốt nghiệp Trường Tuyên huấn TƯ (nay là HV Báo chí và Tuyên truyền), ông trở thành PV của báo Quân đội nhân dân, có cơ hội được thường xuyên tiếp xúc với Đại tướng.
Năm đó cũng là lần đầu tiên ông chụp Đại tướng trong sự kiện trao trả tù binh tại sân bay Gia Lâm.
21 năm sau, ông Hồng mở 2 cuộc triển lãm ảnh, Đại tướng đều đến xem. Ông Hồng nhớ mãi một buổi chiều tháng 10/1994, ông xin vào chụp ảnh nhưng thư ký của Đại tướng từ chối.
"Tôi định ra về thì Đại tướng xuất hiện và nói cho tôi vào chụp, sau đó Đại tướng có nói với ông Nguyễn Huyên (trợ lý của Đại tướng) là để nhà báo Trần Hồng vào gặp và chụp ông bất cứ lúc nào cũng được”.
Quá vui sướng và hạnh phúc, ngay hôm sau, từ sáng tinh mơ đến tận 9h tối, nhà báo Trần Hồng có mặt tại số 30 Hoàng Diệu để ghi lại những hình ảnh về Đại tướng.
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-2
Chiếc máy ảnh của Đại tá Hồng đã ghi lại cả nghìn bức ảnh về Đại tướng.
Bộ ảnh chụp riêng đầu tiên đó cũng là những hình ảnh mà Đại tá Hồng ấn tượng nhất trong cả cuộc đời, từ hình ảnh Tướng Giáp tập thể dục, ngồi thiền, sinh hoạt, ăn uống… ông đều ghi lại và coi đó như tài sản vô giá.
“Mối tình đầu bao giờ cũng rất mãnh liệt, giao cảm ban đầu của tôi rất mạnh. Ngày hôm đó, tôi chụp rất nhiều ảnh Đại tướng - đó là seri ảnh cả đời tôi không quên”.
“Chụp ảnh Đại tướng tôi rưng rưng nước mắt”
Đại tá Hồng tâm sự: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn sống giản dị. Ông giản dị trong từng bữa ăn, tới mức lúc đó khi tôi đã có cấp bậc trung tá cũng nghèo lắm mà thấy bữa cơm của mình còn sang hơn bữa cơm của Đại tướng”.
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-3
Bữa cơm của 2 vợ chồng Đại tướng do Đại tá Trần Hồng chụp.
 Nói về bữa cơm gia đình của Đại tướng, ông có chụp một bức ảnh vào tháng 10/1994: “Hôm đó, tôi chứng kiến những cử chỉ rất cảm động của ông bà, mâm cơm trắng với hai quả trứng, hết sức đạm bạc, bà nhường cho ông, ông lại nhường cho bà, cái đĩa trứng cứ đẩy đi đẩy lại.
Ông thì nói: “Em ăn đi”, còn bà thì nói lại: “Thôi anh ăn đi thì mới có sức”. Hai ông bà dành cho nhau những sự quan tâm rất đặc biệt”.
Chụp ảnh đó xong, tôi cứ rưng rưng nước mắt.
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-4
Đại tướng và nhà báo Trần Hồng. 
Một bức ảnh khác ông chụp Đại tướng đứng lặng bên cạnh tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Khoảng gần trưa năm 1996, sau một buổi nói chuyện, mọi người đã ra về hết, tôi thấy Đại tướng bước đi chậm rãi, suy tư. Ông lặng lẽ bước đến cạnh bức tượng Bác Hồ. Tôi liền rút máy ra và chụp được 4 bức. Bức thứ 4 thì tôi thấy Đại tướng đã rưng rưng nước mắt".

Những khoảnh khắc do Đại tá, nhà báo Trần Hồng chụp về Đại tướng:

Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-5
Đại tướng tập thể dục. 
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-6
Bức ảnh Đại tướng tập thiền nằm trong bộ ảnh đầu tiên mà Đại tá Hồng được chụp riêng cho Đại tướng. 
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-7
Đại tướng chơi đàn piano tại nhà riêng. 
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-8
Vợ chồng Đại tướng bên con cháu trong dịp rằm Trung thu năm 2008.
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-9
Đại tướng tiễn đoàn Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Ảnh chụp tháng 7/2006. 
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-10
 Bức ảnh "Nhớ Bác" mà Đại tá Trần Hồng tâm đắc.
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-11
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp hương ở nhà riêng tại quê nhà ở Ân Xá, Lệ Thủy, Quảng Bình vào tháng 11/2004. 
Bua com voi hai qua trung cua vo chong Tuong Giap-Hinh-12
Đại tướng khóc khi gặp nhà văn Sơn Tùng năm 2007. 

Hơn 35.000 lượt người viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Mỗi ngày có từ 10.000 đến 15.000 lượt người từ khắp mọi miền đất nước đến dâng hương hoa tưởng nhớ viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong những ngày Tết Bính Thân, đã có hơn 35.000 lượt người dân đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thôn Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hon 35.000 luot nguoi vieng mo Dai tuong Vo Nguyen Giap
 Dòng người xếp hàng trật tự chờ viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa, đảo Yến trong Tết Bính Thân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Làm báo giống tổ chức trận đánh hiệp đồng”

(Kiến Thức) - Lúc sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có giai đoạn dành phần lớn thời gian làm báo. Chi tiết này đem đến một góc nhìn khác về vị tướng huyền thoại: Nhà báo Võ Nguyên Giáp.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giai đoạn những năm 1932 – 1939 có ít tài liệu ghi lại rõ ràng, đầy đủ. Trong giai đoạn này, ông sống tại Hà Nội, vừa dạy học môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long do Hoàng Minh Giám làm giám đốc, vừa học đại học Luật. Có một chi tiết thú vị ít người biết, trong những năm 1936 – 1939, Đại tướng dành phần lớn thời gian cho hoạt động báo chí. Chi tiết này đã đem đến một góc nhìn khác về vị tướng huyền thoại: Nhà báo Võ Nguyên Giáp.

Võ Nguyên Giáp làm báo với các bút danh Hải Thanh, Vân Đình… Trước năm 1936, ông đã bắt đầu viết báo và có nhiều bài được đăng. Năm 1929, Võ Nguyên Giáp với bút danh Hải Thanh đã viết bài “Vũ trụ và tấn hoá” đăng trên hai số 218 (ngày 28/9/1929) và 222 (ngày 10/10/1929) trên báo “Tiếng Dân”, tờ báo lớn nhất xứ Trung Kỳ lúc đó do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.

Đọc nhiều nhất

Tin mới