BTNG Lavrov: Nga không cắt đứt hợp tác với Mỹ

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov tuyên bố Nga không cắt đứt hợp tác với Mỹ và các vấn đề quốc tế không thể được giải quyết bằng nỗ lực đơn phương.

BTNG Lavrov: Nga không cắt đứt hợp tác với Mỹ
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình "Nước Nga 24" trong chương trình “Tổng quan thế giới”, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng Nga không cắt đứt hợp tác với Mỹ.
BTNG Lavrov: Nga khong cát dút hop tac voi My
Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov: Nga không cắt đứt hợp tác với Mỹ 
Trên thực tế, chuyến thăm Sochi của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho thấy Washington nhận thức được rằng Mỹ và Nga cần phải đối thoại. Ngoài vấn đề Ukraine, hai bên đã thảo luận về cách tiếp cận vấn đề Syria, tình hình ở Yemen, quá trình giải quyết vấn đề Palestine-Israel…Hai bên cần phải thấy rõ kẻ thù chung và mối nguy cơ đe dọa các nước, chứ không phải vì lợi ích nhất thời theo sở thích riêng.
Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cũng nhấn mạnh sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền, các cuộc tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của các quốc gia, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Liên Hợp Quốc có thể đạt thỏa thuận về mọi vấn đề, điều quan trọng nhất là, sau đó cần phải tôn trọng các thỏa thuận đó. Theo ông Lavrov, nhược điểm chính của Liên Hợp Quốc là trong thành phần Hội đồng Bảo an thiếu đại diện của các nước đang phát triển hàng đầu. Nga đã và sẽ ủng hộ đơn xin gia nhập Hội đồng Bảo an của Ấn Độ và Brazil, để hai nước này được bầu làm thành viên thường trực hay không thường trực. Theo ông Lavrov, Đức cũng là một ứng viên xứng đáng. Ông cũng lưu ý rằng, Nga hiểu đúng ý muốn của Nhật Bản muốn trở thành thành viên Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, Nga hy vọng tất cả các thành viên mới trong Hội đồng Bảo an sẽ hoạt động độc lập, có trách nhiệm.
Bộ trưởng Lavrov cũng nói trở ngại chính trong quá trình thực hiện Hiệp định Minsk về Ukraine là chính quyền Kiev. Theo quan điểm của phương Tây, nếu các Thỏa thuận Minsk được thực hiện thì họ sẽ gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga. Có vẻ như chỉ có nước Nga ký vào Thỏa thuận Minsk và chỉ có Nga phải thực hiện các thỏa thuận đó. Ông nhấn mạnh trên thực tế không phải vậy.
Ông Lavrov gọi Tổng thống Poroshenko là đối tác của Nga trong cuộc đàm phán về Ukraine. Ông Poroshenko duy trì liên lạc với Nga và muốn thực hiện các Thỏa thuận Minsk. Theo ông, Tổng thống Poroshenko  phải để ý đến sự hiện diện của "phái chủ chiến", ít nhất khi phát biểu công khai và trong các hành động cụ thể.
Ở Ukraina thường xuyên vang lên những tuyên bố hiếu chiến chống Nga, chống  Donetsk và Lugansk. Ông Lavrov nhận xét rằng với cách tiếp cận này, chính quyền Kiev khó có thể thực thi các thỏa thuận mang chữ ký của Tổng thống Poroshenko.
Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov hy vọng Mỹ sẽ sửn dụng ảnh hưởng to lớn đối với Ukraine để khuyến khích chính quyền Kiev thực hiện các Thỏa thuận Minsk. Ông cho biết Nga sẽ tiếp tục làm việc với Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LNR).  Trên thực tế, DNR và LNR đã ký kết Hiệp định Minsk và đã nói rằng họ sẽ nằm trong thành phần Ukraine nếu các thỏa thuận được thực hiện.
Ông Lavrov cho rằng đó là kết quả công việc to lớn mà Nga đã thực hiện với hai nước cộng hòa nói trên. Nếu không, Donetsk và Lugansk đã tuyên bố độc lập từ lâu.

Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Ukraine mắc kẹt  trong thế đối đầu Nga-Mỹ
Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket  trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.

Nga cao tay trong “ván cờ Ukraine”

(Kiến Thức) - Trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ ở Ukraine, tập hợp lực lượng và lôi kéo đồng minh mới là quan trọng, chứ không phải vũ khí hạt nhân.

Nga cao tay trong “ván cờ Ukraine”
Nhung nuoc co cao tay cua Nga trong “van co Ukraine”
Nước cờ cao tay của Nga trong “ván bài Ukraine”  
Trong cuộc đấu này, Mỹ chỉ có thể trông đợi vào EU, Canada, Australia và một phần nào đó là Nhật Bản. Ngược lại, Nga nhận được sự hậu thuẫn từ những nước thuộc nhóm nước các cường quốc có nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Brazil, Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi; thiết lập được thế đứng vững chắc ở Mỹ Latinh, bắt đầu soán chỗ của Mỹ ở châu Á, Bắc Phi. Hãy hình dung về một cuộc “bỏ phiếu” ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mà ở đó có thể xem những lá phiếu không công khai ủng hộ Mỹ chính là sự phản đối Mỹ hoặc ngầm hậu thuẫn Nga, chúng ta sẽ có được một kết quả khá bất ngờ: Những nước thuận theo quan điểm của Nga chiếm 60% GDP, 2/3 dân số toàn cầu, 3/4 diện tích toàn thế giới. Đó chính là lý‎ do để Tổng thống Putin tin rằng, Nga là bên có khả năng huy động được nguồn lực lớn hơn.
Mỹ chỉ còn hai giải pháp mang tính chiến thuật. Một là, đẩy Nga vào tình cảnh buộc phải lựa chọn giữa kết cục “xấu” hoặc “xấu hơn”, như những gì mà Washington áp dụng trong những ngày đầu của chính biến Maidan. Trong trường hợp “xấu”, Nga  buộc phải chấp nhận một nhà nước Ukraine mang nặng tư tưởng cực đoan, bài Nga - đó sẽ là một mối đe dọa thường trực sát sườn Nga. “Xấu hơn” là Nga sẽ buộc phải đưa quân, can thiệp vũ lực, loại bỏ các phần tử phát-xít mới, không để thế lực này nắm quyền. Khi đó, thế giới sẽ lên tiếng chỉ trích Nga xâm lược một quốc gia độc lập, đàn áp một cuộc “cách mạng”, tư tưởng chống Nga sẽ dâng cao tại nhiều khu vực ở Ukraine, đó là chưa kể đến xu hướng chia rẽ trong xã hội Nga.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn thăm Mỹ?

(Kiến Thức) - Tờ Ta Kung Pao cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 này, nếu căng thẳng Trung-Mỹ ở Biển Đông leo thang nguy hiểm.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn thăm Mỹ?
Theo tờ báo Hồng Kông trên, căng thẳng tiếp tục leo thang ở Biển Đông có thể dẫn tới một số sự cố nghiêm trọng giữa Quân đội Trung Quốc và máy bay giám sát Mỹ. Và điều này có thể khiến Chủ tịch Tập Cận Bình hoãn thăm Mỹ vào cuối năm nay.
Trước đó, vào tháng 2/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo qua điện đàm với Tổng thống Obama về chuyến thăm Mỹ sắp tới. Như thông lệ, trước mỗi chuyến thăm của các vị nguyên thủ, truyền thông hai nước hữu quan sẽ cố gắng xoa dịu mọi mâu thuẫn, bất đồng hay hiềm khích nhằm tránh mọi vấn đề khó xử về sau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.