Brazil nêu điều kiện nhận trợ giúp nước ngoài cứu rừng Amazon

Brazil để ngỏ việc tiếp nhận tài chính từ các tổ chức và quốc gia, nhưng số tiền này khi được chuyển đến Brazil, sẽ do người dân Brazil kiểm soát.

Brazil nêu điều kiện nhận trợ giúp nước ngoài cứu rừng Amazon
Chính phủ Brazil ngày 27/8 khẳng định nước này sẽ chấp nhận viện trợ nước ngoài giúp cứu rừng mưa Amazon khỏi các đám cháy đang hoành hành hiện nay, với điều kiện quốc gia Nam Mỹ này có thể kiểm soát cách thức sử dụng sự trợ giúp.
Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn Tổng thống Brazil Otavio Rego Barros cho biết chính phủ nước này thông qua Tổng thống Jair Bolsonaro để ngỏ việc tiếp nhận tài chính từ các tổ chức và quốc gia.
Brazil neu dieu kien nhan tro giup nuoc ngoai cuu rung Amazon
Khói lửa bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng Amazon tại Nova Santa Helena, bang Mato Grosso, Brazil. (Ảnh: AFP/TTXVN) 
Tuy nhiên, điều quan trọng là số tiền này, khi được chuyển đến Brazil, sẽ do người dân Brazil kiểm soát.
Theo ông Regp Barros, "chủ quyền của Brazil là không thể thương lượng." Bên cạnh đó, Brazil cũng không phản đối việc đối thoại với Pháp.
Tuyên bố trên dược đưa ra sau khi trước đó cùng ngày, Tổng thống Bolsorano khẳng định muốn người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron rút lại "những lời xúc phạm" với ông trước khi cân nhắc có chấp nhận đề nghị hỗ trợ 20 triệu USD từ các nước G7.
Cũng trong ngày 27/8, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Berlin muốn hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật cho Brazil để dập tắt đám cháy tại rừng Amazon.
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Berlin, phát biểu tại Hội nghị Đại sứ các nước diễn ra ở Bộ Ngoại giao Đức, Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh chính phủ Brazil đã cam kết chống nạn phá rừng, do đó, việc hỗ trợ quốc gia Nam Mỹ đối phó với các đám cháy rừng Amazon là điều cần thiết.
Theo ông, các chính sách về môi trường và khí hậu có tầm quan trọng chính trong việc đánh giá Hiệp định thương mại mới giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Chính vì vậy, Ngoại trưởng Heiko nhấn mạnh cần phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn không cho các đám cháy phá hủy khu rừng Amazon, nơi được xem là lá phổi xanh của thế giới.
Rừng mưa Amazon bao phủ trên diện tích rộng khoảng 5,5 triệu km2 ở khu vực Nam Mỹ. 60% diện tích rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil.
Đây là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải CO2.
Được xem là "lá phổi" của hành tinh, Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất. Các nhà khoa học cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại rằng các vụ cháy rừng Amazon sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu hiện nay và đe dọa đến đa dạng sinh học.

Mời độc giả xem thêm video: Các bộ tộc Amazon học kỹ năng chống cháy rừng (Nguồn: VTC14)

Hãi hùng cảnh rừng Amazon cháy ngùn ngụt ở Brazil

(Kiến Thức) - Số lượng đám cháy ở rừng Amazon tại Brazil đã đạt mức kỷ lục trong năm nay trong bối cảnh dư luận tỏ ra lo ngại về chính sách môi trường của Tổng thống cánh hữu Jair Bolsonaro.

Hãi hùng cảnh rừng Amazon cháy ngùn ngụt ở Brazil
Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil
 Theo hãng thông tấn Reuters, số lượng đám cháy ở rừng Amazon tại Brazil đã đạt mức kỷ lục trong năm nay. Tổng cộng 72.843 đám cháy xảy ra ở Brazil trong năm 2019 và hơn một nửa trong số đó nằm ở vùng Amazon. (Nguồn ảnh: Reuters)

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-2
Số liệu thống kê của chính phủ Brazil cho thấy, số vụ cháy rừng ở Amazon cho đến nay đã tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-3
 Ngày 22/8, lần đầu tiên Tổng thống Bolsonaro thừa nhận người nông dân có thể đã đốt rừng trái phép gây ra các vụ cháy. Trước đó, ông đổ lỗi cho các tổ chức phi chính phủ là thủ phạm gây cháy rừng.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-4
 Các nhà môi trường học cũng cho rằng nguyên nhân cháy rừng Amazon chủ yếu là do ngày càng nhiều nông dân đốt rừng để lấy đất canh tác.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-5
 Trên thực tế, người nông dân có thể đã nhận được sự "khuyến khích" nào đó từ chính sách môi trường của chính phủ ông Bolsonaro mới dẫn đến tình trạng hiện nay. Được biết, từ khi lên nắm quyền vào tháng 1/2019, ông Bolsonaro nhiều lần nói rằng Brazil nên mở cửa rừng Amazon cho các lợi ích kinh tế, cho phép các công ty khai khoáng, nông nghiệp và khai thác gỗ khai thác tài nguyên của khu rừng này.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-6
 Trong khi đó, Tổng thống Bolsonaro nói rằng Brazil thiếu nguồn lực để kiểm soát đám cháy. Mặc dù vậy, ông đề nghị các nước "bên ngoài" không can thiệp vào.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-7
 “Rừng Amazon rộng hơn cả Châu Âu. Làm sao bạn có thể chiến đấu với giặc lửa trên khu vực rộng như vậy? Chúng tôi không có đủ nguồn lực để làm điều đó”, ông Bolsonaro nói.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-8
 “Thời tiết khô hanh, nóng và nhiều gió hơn. Tất cả những yếu tố này khiến cho đám cháy rừng càng lan rộng”, Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles nói thêm.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-9
Cũng trong ngày 22/8, các công tố viên Brazil cho biết sẽ mở cuộc điều tra về nạn đốt rừng gia tăng thời gian qua cũng như việc giám sát, thực thi bảo vệ rừng. 

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-10
 Những cột khói mù mịt bốc lên từ khoảng rừng rậm Amazon gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil, ngày 21/8.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-11
 Nông dân đốt rừng để lấy đất canh tác là nguyên nhân chính khiến cháy rừng lan rộng ở Amazon.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-12
 Một khoảng rừng bị tàn phá gần Porto Velho, bang Rondonia nhìn từ trên cao.

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-13
 Giới chức Brazil vẫn chưa thể tìm cách dập tắt các đám cháy ở khu rừng rậm nhiệt đới Amazon. 

Hai hung canh rung Amazon chay ngun ngut o Brazil-Hinh-14
 Khói mù mịt bốc lên từ một khoảng rừng ở Amazon gần Porto Velho ngày 21/8.

Mời độc giả xem thêm video: Châu Âu mệt mỏi vì nắng nóng, cháy rừng (Nguồn: VTC14)

Thổ dân Brazil "lộ diện", thề sống chết bảo vệ rừng Amazon

Hơn 18.000 thổ dân Mura sống tại Amazonas, bang có diện tích rừng Amazon lớn nhất Brazil. Các bộ tộc người bản địa thề sẽ sống chết để bảo vệ rừng thiêng.

Thổ dân Brazil "lộ diện", thề sống chết bảo vệ rừng Amazon
Tho dan Brazil
 Cháy rừng tại Brazil tăng gần 80% từ đầu năm 2019 đến nay so với cùng kỳ năm 2018, đạt mức cao kỷ lục kể từ khi Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia (INEP), cơ quan hàng không vũ trụ của Brazil, bắt đầu theo dõi vào năm 2013. Giới chuyên gia bắt đầu lo sợ cháy rừng và nạn phá rừng sẽ cướp đi mái nhà những bộ lạc thổ dân Amazon. Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
Thổ dân Mura tuần qua đã kêu gọi truyền thông quốc tế báo động về tình trạng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị phá hủy với tốc độ kinh hoàng. Trong những hình ảnh được truyền thông ghi lại, các thành viên bộ lạc dùng sơn đỏ cam để hóa trang theo phong tục và cầm cung dài truyền thống với hy vọng thu hút thêm sự chú ý của quốc tế về bảo tồn rừng Amazon. Ảnh: Reuters. 
Tho dan Brazil
 Riêng tại bang Amazonas, địa phương có diện tích rừng lớn nhất tại Brazil, có hơn 18.000 thổ dân Mura đang sinh sống, theo thống kê của tổ chức phi chính phủ Instituto Socioambiental. Các thành viên một bộ lạc đã dẫn phóng viên quốc tế đến xem một khoảnh rừng bị tàn phá có diện tích bằng nhiều sân bóng đá. Dấu vết xe ủi vẫn còn in rõ trên mặt đất. Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
 Nhiều nhà hoạt động bảo vệ môi trường đánh giá tình trạng rừng Amazon bị thiêu đốt và tàn phá với tốc độ chóng mặt có bàn tay của Tổng thống Jair Bolsonaro. Chính trị gia cực hữu đắc cử cuối năm 2018 nới lỏng luật bảo vệ môi trường, cắt giảm ngân sách bảo vệ rừng. Ông cổ súy khai thác gỗ, đào khoáng sản và biến rừng thành đất nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh: AFP.
Tho dan Brazil
 "Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại nhìn thấy quá trình hủy diệt rừng tăng nhanh, từ nạn phá rừng, lấn chiếm đến chặt cây lấy gỗ", Handerch Wakana Mura, thủ lĩnh một bộ lạc có khoảng 60 thành viên, chia sẻ. "Chúng tôi rất đau buồn khi nhìn thấy rừng chết dần. Chúng tôi cảm thấy được khí hậu đang thay đổi. Thế giới cần rừng". Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
 Nạn phá rừng tại Amazon tăng gần 67% trong 7 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018. Người Mura nói họ cố gắng chống cự nhưng không đủ sức đánh lại những nhóm lâm tặc. Cuối tháng 7, nhiều nhóm bảo vệ môi trường Brazil đã báo động về vụ việc một nhóm thợ đào vàng có vũ trang đánh đuổi thổ dân để chiếm rừng. Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
 Nạn phá rừng bắt đầu tăng mạnh ở khu vực thổ dân Mura sinh sống khoảng 4 năm trước. Mãi đến năm 2018, giới chức bang Amazonas mới bắt đầu triển khai lực lượng đuổi lâm tặc và thợ khai thác đá. Gần nơi bộ lạc của Handerch Wakana Mura sinh sống, một đường lớn vừa được tráng. Lâm tặc chỉ chạy qua phía bên kia đường để tiếp tục đốn cây. Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
 Thổ dân Mura cũng vừa phát hiện một con đường mòn mới được phát quang trong khu rừng của mình. Lâm tặc bỏ lại cưa máy lẫn mã tấu ngay trên nền đất. Thổ dân nói đó là đường mòn phá rừng, dấu hiệu cho thấy lâm tặc đang nhắm đến một bãi khai thác mới. Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
 Tuyến đường mòn lâm tặc lần này nằm gần khu vực mà người Mura hái hạt, một trong những nguồn lương thực truyền thống chủ yếu của thổ dân tại vùng. Thủ lĩnh các bộ lạc đang lên kế hoạch gửi đơn khiếu nại gồm Bộ Môi trường Brazil và các cơ quan công tố, hy vọng lực lượng chức năng lại được triển khai đuổi đánh lâm tặc. Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
 Trong gần 20 năm qua, cộng đồng thổ dân Mura đã tìm mọi cách để thuyết phục chính quyền địa phương và liên bang thừa nhận vùng đất họ sinh sống là một khu bảo tồn người bản địa. Handerch Wakana Mura cho biết chỉ có cách đó họ mới nhận thêm được sự bảo vệ từ chính phủ. Ảnh: Reuters.
Tho dan Brazil
 Người Mura hiểu rõ trước mắt họ sẽ là một cuộc chiến đầy cam go. Tổng thống Bolsonaro đầu năm 2019 đã tuyên bố sẽ không quy hoạch thêm đất dành riêng cho các bộ lạc người bản địa. Ông muốn đất rừng Amazon "hái ra tiền" cho Brazil. Điều đó không làm người Mura nhụt chí. "Vì rừng, tôi sẽ chiến đấu tiếp đến giọt máu cuối cùng", thủ lĩnh Raimundo Praia Belem Mura, 73 tuổi, nói. Ảnh: Reuters. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Hãi hùng cảnh "nhìn đâu cũng chết chóc" vì cháy rừng Amazon

Hình ảnh đáng buồn từ NASA cho thấy lửa cháy trên khắp rừng Amazon, thấy được từ ngoài không gian. Sự xanh tốt, đầy sức sống biến thành những gốc cây trơ trụi, không sự sống.

Hãi hùng cảnh "nhìn đâu cũng chết chóc" vì cháy rừng Amazon
Hai hung canh
Một bản đồ từ đài quan sát trái đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy các đám cháy rừng Amazon đang diễn ra khắp Nam Mỹ, bao gồm ở Brazil, Bolivia, Peru, Paraguay, Ecuador, Uruguay, bắc Argentina và tây bắc Colombia, và được vệ tinh theo dõi từ ngày 15-22/8. Ảnh: AFP. 
Hai hung canh
 Đám cháy trải dài một vùng rừng rộng lớn ở bang Tocantins, Brazil. Rừng Amazon có diện tích gần bằng 1/2 nước Mỹ, là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Ảnh: Tân Hoa xã.
Hai hung canh
Nhưng số vụ cháy tại "lá phổi" của địa cầu từ đầu năm 2019 tăng 82% so với cùng kỳ năm 2018, theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia nước này (INEP). Đã có 78.383 đám cháy bùng phát ở Brazil trong năm nay, con số kỷ lục kể từ 2013. “Không chỉ là chuyện cháy rừng”, Rosana Villar của tổ chức môi trường Greenpeace nói với CNN. “Đây như một nghĩa địa. Nhìn đâu cũng thấy chết chóc”. Ảnh: AFP. 
Hai hung canh
 Một đám cháy gần đường cao tốc ở thủ phủ Porto Velho của bang Rondonia, thuộc vùng Amazon của Brazil ngày 25/8. Ở đây, nhiều đám cháy đã tiếp diễn trong hơn 24 giờ, thiêu rụi hơn 5 km đất rừng. Ảnh: AP.
Hai hung canh
 Tổng thống Jair Bolsonaro đã điều quân đội đến chữa cháy ngày 23/8, sau phản ứng bất bình của quốc tế về thảm họa này. Các chuyên gia nói việc chặt phá rừng lấy đất chăn nuôi gia súc đã làm trầm trọng tình hình. Khi tranh cử, ông Bolsonaro đã hứa sẽ vực dậy nền kinh tế quốc gia bằng cách khai phá tiềm năng kinh tế tại Amazon. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
Một cuộc biểu tình phản đối ông Bolsonaro ở Pháp, nước chủ nhà hội nghị G7 cuối tuần qua. Các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố trên khắp Brazil và trên thế giới, phẫn nộ trước chính sách nới lỏng quy định để cho các công ty khai mỏ và nông nghiệp chặt phá rừng. Ảnh: AFP. 
Hai hung canh
 44.000 lính đã bắt đầu được điều tới chiến đấu với những đám cháy ở vùng Amazon khổng lồ. Theo INEP, các ngọn lửa đang nuốt chửng rừng Amazon với tốc độ 1,5 sân bóng đá mỗi phút. Ông Bolsonaro đã đổ lỗi nạn cháy rừng cho truyền thông, thời tiết, thậm chí cáo buộc các tổ chức NGO là thủ phạm, đưa ra các thuyết âm mưu mà không có bằng chứng trên truyền thông quốc gia. Ảnh: Bloomberg.
Hai hung canh
 Một tình nguyện viên đang cố gắng dập lửa ở phía đông Bolivia ngày 25/8. Chính sách ủng hộ doanh nghiệp của tổng thống Brazil đã cổ xúy nông dân, thợ mỏ và lâm tặc tiến sâu hơn vào các cánh rừng Amazon, theo Carlos Rittl, Tổng thư ký tổ chức Đài quan sát Khí hậu. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
 Một chiếc Hercules C-130 của Không quân Brazil đang thả nước để chữa cháy ở bang Rondonia, Brazil, ngày 25/8. Trong gần 50 năm qua, gần 1/5 diện tích rừng Amazon (hơn 770.000 km2) - bể chứa carbon lớn thứ hai Trái Đất chỉ sau các đại dương - đã bị đốn hạ và thiêu rụi ở Brazil. Ảnh: Không quân Brazil.
Hai hung canh
 Khói phủ kín bầu trời một cánh rừng, nhìn từ trên cao. Theo các nhà khí tượng Brazil, các đám cháy hiện tại ở Amazon lớn đến mức khói đen từ rừng rậm đã lan tận Sao Paulo cách hơn 2.700 km. Khói bụi che lấp ánh nắng giữa trưa, khiến bầu trời thành phố ngày 20/8 bỗng dưng sập tối, biến ngày thành đêm. Ảnh: Reuters.
Hai hung canh
  Khói phủ kín một cánh rừng ở thị trấn Altamira, bang Para, Brazil ngày 23/8. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
Đàn gia súc di chuyển lánh nạn trong khi thửa rừng bên cạnh đang cháy âm ỉ ở vùng Alvorada da Amazonia thuộc bang Para, Brazil ngày 25/8. Những cánh rừng nguyên sinh Amazon mang ý nghĩa sống còn trong nỗ lực giảm tốc độ nóng lên toàn cầu. Đó cũng là mái nhà của vô số các loài động vật và thực vật mà các nhà khoa học thậm chí còn chưa đặt tên hết. Ảnh: AP.
Hai hung canh
 Từng xanh tốt và đầy sức sống, nhiều diện tích rừng Amazon giờ đây đã trơ trụi đến mức không thể nhận ra. Đây là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu loài thực vật và động vật cùng 1 triệu người bản địa, thuộc 400-500 bộ lạc, trong đó khoảng 50 bộ lạc chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
 Một khu rừng bị thiêu rụi ở bang Para, Brazil ngày 25/8. Ảnh: AFP.
Hai hung canh
 Một con rắn chết cháy ở Porto Velho, tại một thửa rừng đã bị chặt phá bởi những người khai thác gỗ và nông dân. Ảnh: Reuters. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.