Brazil: Đem đi hoả táng, cụ bà được phát hiện vẫn còn thở

Mới đây, một nhân viên lò hỏa táng ở Brazil gặp phải trải nghiệm kinh hoàng đến nhà xác bệnh viện để nhận thi thể của một cụ bà 90 tuổi và phát hiện ra rằng bà vẫn còn thở.

Brazil: Đem đi hoả táng, cụ bà được phát hiện vẫn còn thở
Tờ New York Post đưa tin cho biết vụ việc hy hữu xảy ra ở thành phố São José (Brazil) hôm 25/11, chỉ vài giờ sau khi các bác sĩ ở bệnh viện tuyên bố bà Norma Silveira da Silva (90 tuổi) đã qua đời.
"Thi thể" của cụ bà 90 tuổi được cho vào túi bảo quản và đưa xuống nhà xác để chờ đem đi hoả táng. Hai tiếng sau, nhân viên hoả táng đã phát hiện ra cụ bà vẫn còn thở.
Bà Jessica Martins Silvi Pereira, bạn của bà da Silva nói với hãng tin Brazil Estadão rằng cụ bà 90 tuổi đã được đưa vào Bệnh viện khu vực São José hôm 24/11 trong tình trạng rất tồi tệ. Bà Silva có vấn đề về gan và đã bất tỉnh.
Cụ Pereira đã đến thăm bà Silva vào chiều 25/11 và cho biết bà đã mở được một mắt và nhìn thấy mình.
Tối cùng ngày, người chăm sóc và con trai của bà Silva được thông báo rằng bà đã tử vong.
Brazil: Dem di hoa tang, cu ba duoc phat hien van con tho
Bệnh viện khu vực Sao Jose (Brazil), nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Newsflash.
Giấy chứng tử đầu tiên của bà Silva được bệnh viện cấp lúc 23h40 tối 25/11, cho biết người phụ nữ tử vong vì "nhiễm trùng đường tiết niệu".
Bà Pereira cho hay thi thể của cụ bà được nhanh chóng đưa đến nhà xác, người thân cũng không có cơ hội được nhìn bà "lần cuối".
Sau đó, vào khoảng 1h30 sáng 26/11, nhân viên lò hỏa táng đến nhận xác thì nhận thấy bà da Silva vẫn thở, "thi thể" còn ấm và chưa có dấu hiệu cứng lại. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì thời gian đã trôi qua khá lâu.
"Khi nhân viên lò hỏa táng mở túi đựng thi thể ra thì thấy bà ấy thở rất yếu. Do bà ấy không còn ý thức nên không thể yêu cầu giúp đỡ, bà ấy cũng cố gắng thở nhưng rất khó khăn", bà Pereira chia sẻ với trang tin NaTelinha.
Bà cho rằng người bạn của mình đã ở trong chiếc túi kín gần hai giờ đồng hồ và "gần như ngạt thở đến chết".
Người phụ nữ 90 tuổi sau đó đã được đưa trở lại phòng bệnh, tuy nhiên được xác nhận là đã chết vào sáng 27/11.
Hiện vẫn chưa rõ liệu bà da Silva chết vì không được điều trị kịp thời hay do bệnh lý tiềm ẩn.
Sau khi cụ bà được xác nhận "chết lần thứ hai", giấy chứng tử mới cho biết nguyên nhân cái chết của bà là do "sốc nhiễm trùng".
Sau vụ việc, gia đình bà da Silva đang chuẩn bị khởi kiện bệnh viện. Bà Pereira chia sẻ: "Đây là sự việc mà tôi không mong muốn xảy ra đối với bất kỳ ai".
Hiện Bộ Y tế tiểu bang đã mở một cuộc điều tra về nguyên nhân vụ việc.

Nhà xác hết công suất, New York ráo riết tìm nơi chôn cất tạm thời

Hoạt động tại các nhà xác ở thành phố New York kéo dài hàng giờ, hỏa táng vào ban đêm, trong khi quan chức đang khảo sát những nghĩa trang ở vùng ngoại ô để có chỗ chôn cất tạm thời khi số người chết vì COVID-19 còn tăng.

Nhà xác hết công suất, New York ráo riết tìm nơi chôn cất tạm thời
Sức hủy diệt của virus corona đối với thành phố New York chưa đạt đến đỉnh điểm nhưng những nhân viên nhà xác chưa bao giờ bận rộn như lúc này.

Cụ bà “sống lại” hai lần trong đám tang của chính mình

Một cụ bà 99 tuổi ở Zimbabwe khiến cả làng bị sốc khi cử động cơ thể ngay trước thời điểm được chôn cất.

Cụ bà “sống lại” hai lần trong đám tang của chính mình

Cu ba “song lai” hai lan trong dam tang cua chinh minh

Bác sĩ Zimbabwe khuyên các gia đình nên đưa người thân đến bệnh viện để thực sự biết người thân khi nào qua đời. Ảnh minh họa.

Theo tờ Chronicle của Zimbabwe, cụ bà Nkazanyana Ncube sống ở làng Kwine đã trải qua hai lần “sống lại” trong đám tang.

Rùng mình bộ tộc ở rừng Amazon có tục uống tro cốt người chết

Tộc người sống sâu trong rừng rậm Amazon có tục lệ kỳ lạ là uống tro cốt người chết sau khi hoả táng như cách để tỏ lòng thương xót.

Rùng mình bộ tộc ở rừng Amazon có tục uống tro cốt người chết
Yanomami (Yąnomamö hoặc Yanomama) là một tộc người ở rừng nhiệt đới Amazon, biên giới giữa Venezuela và Brazil. Tộc này có dân số chừng 20.000 người và tổ chức sống vào khoảng 200–250 ngôi làng và tạo thành nhóm bộ lạc lớn nhất trong rừng Amazon, họ sống tương đối biệt lập.
Bộ tộc Yanomani được cho là xuất hiện từ thế kỉ 17. Tới hiện tại, họ vẫn sống hoang dã như thuở trước với lối săn bắt, canh tác và hoạt động thương mại duy nhất là buôn bán bông, thuốc lá tự trồng. Người Yanomami làm nông, đốt nương làm rẫy và trồng trọt. Họ săn khỉ, nai, chim cánh cụt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.