Bột ngọt- Hiểu đúng và đủ

(Kiến Thức) - Được phát minh vào năm 1909, bột ngọt (mì chính) là một gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn tại gia đình cũng như trong công nghiệp chế biến thực phẩm. 

Bột ngọt- Hiểu đúng và đủ

Chức năng chính của bột ngọt là mang lại vị umami (vị ngọt tương tự như vị của thịt) cho món ăn ngon hơn. Bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ những nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như mía, sắn (khoai mì)…

Thành phần chính của bột ngọt là glutamate (axit glutamic), một axit amin cấu thành nên chất đạm và chiếm khoảng 10% hàm lượng axit amin từ protein ăn hàng ngày. Do vậy, ngoài bột ngọt, glutamate còn tồn tại phổ biến trong các thực phẩm như thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại nước chấm lên men như nước mắm, nước tương…Việc sử dụng bột ngọt kết hợp với thực phẩm giúp làm tăng hàm lượng glutamate, tăng vị umami và làm món ăn ngon hơn.

Bot ngot- Hieu dung va du
 

Các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín đã có nhiều nghiên cứu khoa học về tính an toàn của bột ngọt và đã đưa ra các kết luận về gia vị này. Cụ thể, Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp Quốc (FAO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng Châu Âu (EC/SCF) đã kết luận bột ngọt là gia vị an toàn cho sức khỏe người sử dụng ở mọi lứa tuổi và liều dùng hàng ngày của bột ngọt là “không xác định” (không có quy định mỗi người hàng ngày dùng bao nhiêu gam bột ngọt, lượng dùng tùy theo khẩu vị và sở thích của người sử dụng). Năm 2001, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) kết luận bột ngọt an toàn cho mục đích sử dụng tương tự các gia vị khác. Bộ Y tế Việt Nam xếp bột ngọt vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Bot ngot- Hieu dung va du-Hinh-2
 

Bột ngọt có ảnh hưởng đến não, gây suy giảm trí nhớ không?

Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate – thành phần chính của bột ngọt. Cụ thể, nghiên cứu của Tsai (2000) trên đối tượng nam giới trưởng thành cho thấy nồng độ glutamate trong máu dao động không đáng kể sau khi ăn những bữa ăn có bổ sung bột ngọt, đồng thời không có sự khác biệt về nồng độ glutamate trong máu giữa 2 nhóm đối tượng ăn khẩu phần có hoặc không bổ sung bột ngọt do ruột sử dụng glutamate như nguồn năng lượng. Hơn nữa, hàng rào máu – não trong não bộ có chức năng ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate. Do đó, não người không bị ảnh hưởng khi sử dụng bột ngọt.

Bột ngọt có gây phản ứng mẫn cảm ở người sử dụng?

Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế (CAC) không xếp bột ngọt vào nhóm thành phần thực phẩm gây dị ứng.

Đồng thời, JECFA (1987) kết luận rằng không tìm thấy mối liên quan nào giữa bột ngọt và các triệu chứng như mỏi gáy, mệt mỏi, nóng mặt...(thường được gắn liền với tên gọi "Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc").

Năm 1992, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) tiến hành xây dựng khuyến nghị về mô hình nghiên cứu để đánh giá quan hệ giữa bột ngọt và Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc. Năm 1995, ủy ban các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị về mô hình nghiên cứu. Dựa trên những khuyến nghị của ủy ban này, nghiên cứu mới nhất của Geha (2000) đã chỉ ra rằng “bột ngọt không được xem là nguyên nhân gây ra “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”, phù hợp với tuyên bố của JECFA năm 1987.

Bot ngot- Hieu dung va du-Hinh-3
 

Như vậy, bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra các triệu như mỏi cổ, cứng cổ, đau mỏi tê gáy, đau đầu, tức ngực, đổ mồ hôi, chóng mặt, khó chịu…Cần những nghiên cứu chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân thực sự trong thực phẩm gây ra những triệu chứng này.

Bột ngọt có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em không?

Theo JECFA, quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ (giai đoạn bào thai, giai đoạn bú sữa mẹ, giai đoạn sau cai sữa). Do vậy, có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em, cần lưu ý rằng bột ngọt chỉ là một loại gia vị, sử dụng như một phụ gia không nên sử dụng để thay thế các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Cần biết rằng sữa mẹ có hàm lượng glutamate dồi dào (264 mg/100g sữa mẹ), nên một cách tự nhiên, trẻ đã hấp thụ glutamate thông qua sữa mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời. Glutamate không phải là thành phần xa lạ với cơ thể của trẻ em.

Bột ngọt có bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe khi chế biến ở nhiệt độ cao không?

Nhiệt độ nấu nướng thường không vượt quá 250°C. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại nhiệt độ đun nấu thông thường này, bột ngọt không bị biến đổi thành chất không tốt cho sức khỏe. Do vậy, có thể nêm nếm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn.

Người tiêu dùng có thể tham khảo cách thức nêm nếm bột ngọt cho món ăn ngon nhất như sau:

Với các món cần tẩm ướp (chiên/rán, nướng, xào, kho...), nếu dùng bột ngọt thì nên chia 2 lần. Lần 1 là tẩm ướp vào nguyên liệu trước khi nấu để làm tăng vị umami tự nhiên của nguyên liệu. Lần 2 là nêm nếm trước khi hoàn thiện món ăn để tổng hòa hương vị của món ăn.

Với các món có nước (canh, súp, hầm...), nên nêm bột ngọt lúc gần bắc ra để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn.

Dùng bột ngọt như thế nào để làm giảm lượng muối khi chế biến?

Để giảm lượng muối (giảm natri) trong món ăn thì trong quá trình chế biến nên bớt đi 1 phần lượng gia vị mặn và thay thế bằng bột ngọt sẽ góp phần giảm tổng lương natri ăn vào vì hàm lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng khoảng 1/3 hàm lượng natri trong muối ăn (12% so với 39%). Kết quả nghiên cứu của Ủy ban nghiên cứu chiến lược giảm lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần thuộc Viện Y khoa -Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho thấy “Bột ngọt có thể giúp giữ nguyên mức độ chấp nhận đối với những món ăn giảm độ mặn khi được sử dụng để thay thế một phần muối đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến”. Trong trường hợp này, lượng natri đưa vào thực phẩm qua bột ngọt ít hơn so với lượng được natri được loại bỏ do giảm lượng muối sử dụng. Các bà nội trợ cũng cần lưu ý là bột ngọt không chữa được các món ăn đã bị mặn sau khi nấu.

Các nước phát triển trên thế giới có sử dụng bột ngọt không?

Thực tế, hiện nay bột ngọt được sử dụng phổ biến tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ, châu Phi. Tuy nhiên, với nền văn hóa ẩm thực khác nhau, mỗi quốc gia có cách thức sử dụng bột ngọt khác nhau. Các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, Phillipin, Braxin…thường nêm bột ngọt trực tiếp trong quá trình chế biến món ăn. Một số quốc gia khác như Nhật Bản, Pháp, Mỹ…với đặc điểm nền công nghiệp đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến và tiện dụng có xu hướng tăng trưởng mạnh, bột ngọt không được sử dụng trực tiếp mà thường được phối trộn trong các gia vị tổng hợp hoặc bổ sung vào một số thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm ăn liền, sản phẩm đông lạnh…

PGS. TS. Lê Bạch Mai

Hô biến bột ngọt Trung Quốc thành Ajinomoto

(Kiến Thức) - Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vừa bắt quả tang một vụ sản xuất bột ngọt Ajinomoto của Nhật từ mặt hàng cùng loại của Trung Quốc.

Hô biến bột ngọt Trung Quốc thành Ajinomoto
Người thực hiện hành vi gian dối trên là bà Trần Thị Khuyên (66 tuổi), ngụ đường Nguyễn Văn Cừ, xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc. Vào thời điểm cơ quan chức năng tiến hành kiển tra, bà Khuyên đã thừa nhận mua bột ngọt Trung Quốc về đóng gói vào túi có nhãn hiệu Ajinomoto để bán cho các đại lý tại địa phương.
Cơ quan công an đã thu giữ 550 kg mang nhãn hiệu Trung Quốc, 92 túi bột ngọt Ajinomoto loại 1kg, 761 túi bột ngọt Ajinomoto được đóng gói có trọng lượng từ 454g đến 100g và máy dập bao bì, cân bàn, hàng ngàn túi bao bì mang nhãn hiệu bột ngọt thương hiệu nổi tiếng.

Bột ngọt Trung Quốc sản xuất giả nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon

(Kiến Thức) - Lập khai, đã nhập mua nguyên liệu bột ngọt do Trung Quốc sản xuất, mua bao bì rồi về đóng gói trước khi đưa vào thị trường tiêu thụ.

Bột ngọt Trung Quốc sản xuất giả nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon
Ngày 12/1, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46), Công an TP.Hà Nội cho biết, cơ quan này đã bắt khẩn cấp đối tượng Phạm Văn Lập (SN 1966, trú tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Cụ thể vào khoảng 18h ngày 10/1, tại khu vực đê sông Đáy thuộc địa phận xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội, đội Chống hàng giả, Phòng Cảnh sát Kinh tế Hà Nội đã phối hợp cùng Phòng Bảo vệ chính trị 2, Công an Hà Nội kiểm tra đối tượng Phạm Văn Lập (sinh năm 1966, trú tại xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội) khi đối tượng đang vận chuyển 2 bao tải trên xe máy.

Chặng đường mới cho “Dự án bữa ăn học đường” ở Hải Phòng

(Kiến Thức) - Ngày 15/1, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng,Viện Dinh Dưỡng và Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức Hội nghị phát hành “Bộ thực đơn” thuộc Dự án Bữa ăn học đường.

Chặng đường mới cho “Dự án bữa ăn học đường” ở Hải Phòng
Dự án này dành cho các trường tiểu học bán trú tại TP.Hải Phòng với sự tham dự của hơn 350 khách mời là lãnh đạo Phòng Giáo dục các quận huyện, Ban Giám hiệu và cán bộ bán trú của gần 100 trường tiểu học bán trú tại TP. Hải Phòng.
Trẻ em là tương lai của đất nước. Sự phát triển về thể chất và trì tuệ của trẻ là thước đo giá trị nhất phản ánh tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Để góp phần cải thiện dinh dưỡng học đường, nâng cao tầm vóc và trí tuệ của trẻ em thông qua bữa ăn bán trú tại các trường tiểu học, dự án “Bữa ăn học đường” với 2 nội dung chính là “Chuẩn hóa thực đơn và cung cấp những thực đơn cân bằng về dinh dưỡng và ngon miệng” và “Hỗ trợ công cụ và cung cấp kiến thức cho các trường nhằm giáo dục học sinh về kiến thức dinh dưỡng thông qua chương trình “Ba phút thay đổi nhận thức”ra đời và được triển khai tại các thành phố lớn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.