Bột gạo nếp hỗ trợ trị bệnh đường ruột

(Kiến Thức) - Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn...

Bột gạo nếp hỗ trợ trị bệnh đường ruột
Hỏi: Tôi bị bệnh lý đường ruột, thường xuyên tiêu lỏng, người mệt mỏi, kém ăn có người mách dùng bột gạo nếp sao ăn buổi sáng để chữa bệnh nhưng tôi không biết cách làm. Mong tòa soạn chỉ dẫn - Nguyễn Hoài Nga (Đống Đa, Hà Nội).
 
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn; thường được dùng để chữa các chứng như suy nhược cơ thể, đi lỏng do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày - tá tràng... 
Để chữa bệnh đường ruột: Gạo nếp 500g ngâm nước một đêm, đổ ra rá để ráo nước rồi sao thơm, hoài sơn 50g sao vàng, hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 - 30g quấy đều với nước sôi, đường đỏ lượng vừa đủ và cho một chút xíu hạt tiêu làm món điểm tâm. Công dụng: Ôn tỳ, noãn vị, chỉ tả dùng cho người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư nhược.

Chế thuốc làm đẹp da mặt từ gạo nếp

(Kiến Thức) - Nguyên liệu chính bắt nguồn từ gạo nếp kết hợp với một số vị thuốc tạo nên bí phương “rửa mặt ngự tiền” không chỉ giúp cho da mặt mịn màng, sắc diện tươi đẹp mà còn giúp tinh thần sảng khoái.

Chế thuốc làm đẹp da mặt từ gạo nếp

Cơm nếp đậu đỏ chữa tắc tia sữa

(Kiến Thức) - Tắc sữa có nhiều nguyên nhân như mẹ ăn uống một số thực phẩm không tốt cho nguồn sữa, cho con bú không hết bầu sữa... Một số món ăn sau giúp chữa tắc tia sữa.

Cơm nếp đậu đỏ chữa tắc tia sữa
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
* Nếu biểu hiện giai đoạn đầu vú mới sưng nóng, đau thì dùng những phép trị sau:

7 dấu hiệu của bệnh tim mạch

(Kiến Thức) - Nhận biết các dấu hiệu của bệnh tim mạch để đi khám, điều trị kịp thời sẽ tránh cho người bệnh gặp nguy hiểm vì bệnh cũng như các biến chứng.

7 dấu hiệu của bệnh tim mạch
Hồi hộp đánh trống ngực: Có thể do căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưng cũng có thể là bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Vì vậy, cần đi khám bác sĩ.
Hồi hộp đánh trống ngực: Có thể do căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưng cũng có thể là bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Vì vậy, cần đi khám bác sĩ.

Khó thở: Là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sĩ.
 Khó thở: Là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sĩ.

Đau thắt ngực: Bất kỳ cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Bạn cần gọi điện cho bác sĩ và đi khám bệnh ngay lập tức.
 Đau thắt ngực: Bất kỳ cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Bạn cần gọi điện cho bác sĩ và đi khám bệnh ngay lập tức.

Ngất: Một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh... có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.
 Ngất: Một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh... có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.

Phù: Thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.
 Phù: Thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.

Tím tái: Là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.
 Tím tái: Là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.

Đau cách hồi: Là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.
 Đau cách hồi: Là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.

Tin mới

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được.