Bỗng nhiên bị đau ngực, bạn có thể bị bệnh gì?

Bỗng nhiên bị đau ngực, bạn có thể bị bệnh gì?

(Kiến Thức) - Đôi khi bạn đau ngực chỉ vì những lý do đơn giản như đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc uống quá nhiều cà phê…nhưng cũng có thể là do mắc ung thư vú.

Kinh nguyệt: Việc ngực bị sưng và đau trước và trong chu kỳ là hoàn toàn bình thường. Rất nhiều phụ nữ trải qua những cơn đau như vậy, thỉnh thoảng kinh nguyệt còn có thể gây đau ở vòng ba. Ảnh: Internet.
Kinh nguyệt: Việc ngực bị sưng và đau trước và trong chu kỳ là hoàn toàn bình thường. Rất nhiều phụ nữ trải qua những cơn đau như vậy, thỉnh thoảng kinh nguyệt còn có thể gây đau ở vòng ba. Ảnh: Internet.
Thai kỳ:  Đau ngực do mang thai thường dữ dội hơn so với đau trước kỳ kinh. Tuy nhiên sau một thời gian, vòng hai sẽ tăng kích thước rõ ràng, cơn đau sẽ giảm dần. Ảnh: Internet.
Thai kỳ: Đau ngực do mang thai thường dữ dội hơn so với đau trước kỳ kinh. Tuy nhiên sau một thời gian, vòng hai sẽ tăng kích thước rõ ràng, cơn đau sẽ giảm dần. Ảnh: Internet.
Đau ngực khi cho con bú: Sau sinh 2-5 ngày, phần nhiều người mẹ có cảm giác căng ngực, đi kèm những cơn đau nhẹ. Căng ngực có thể chuyển thành dạng căng sữa nếu bé không bú đủ hoặc người mẹ không tìm cách vắt sữa kịp thời. Khi đó, tuyến sữa sưng lên khiến bầu ngực của bạn có cảm giác cứng, vùng da xung quanh trở nên căng bóng, bạn có thể bị sốt nhẹ và xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa bàn tay. Ảnh: Internet.
Đau ngực khi cho con bú: Sau sinh 2-5 ngày, phần nhiều người mẹ có cảm giác căng ngực, đi kèm những cơn đau nhẹ. Căng ngực có thể chuyển thành dạng căng sữa nếu bé không bú đủ hoặc người mẹ không tìm cách vắt sữa kịp thời. Khi đó, tuyến sữa sưng lên khiến bầu ngực của bạn có cảm giác cứng, vùng da xung quanh trở nên căng bóng, bạn có thể bị sốt nhẹ và xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa bàn tay. Ảnh: Internet.
Áo ngực không đúng kích cỡ: Nếu thấy tức ngực, đặc biệt khi lưng, cổ hoặc vai cũng đau nhức, lý do đơn giản có thể là áo ngực đang quá chật. Gọng áo siết vào vùng ngực gây khó thở, ảnh hưởng tới tư thế ngồi và cột sống. Ảnh: Internet.
Áo ngực không đúng kích cỡ: Nếu thấy tức ngực, đặc biệt khi lưng, cổ hoặc vai cũng đau nhức, lý do đơn giản có thể là áo ngực đang quá chật. Gọng áo siết vào vùng ngực gây khó thở, ảnh hưởng tới tư thế ngồi và cột sống. Ảnh: Internet.
Đau ngực do tập thể dục quá sức: Tập thể dục quá sức và không dùng áo nâng ngực khi tập luyện là hai nguyên nhân đau ngực phổ biến. Luôn luôn mặc áo ngực thể thao (sport bra) chất lượng để tránh ngực vận động quá nhiều. Ảnh: Internet.
Đau ngực do tập thể dục quá sức: Tập thể dục quá sức và không dùng áo nâng ngực khi tập luyện là hai nguyên nhân đau ngực phổ biến. Luôn luôn mặc áo ngực thể thao (sport bra) chất lượng để tránh ngực vận động quá nhiều. Ảnh: Internet.
Uống quá nhiều cà phê: Một nghiên cứu tại đại học Duke, California (Mỹ) cho thấy 61% phụ nữ có triệu chứng đau nhức thuyên giảm khi ngừng dùng caffeine, 25% hoàn toàn không còn dấu hiệu tức ngực. Lý do là caffeine khiến mạch máu trong ngực căng phồng gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Ảnh: Internet.
Uống quá nhiều cà phê: Một nghiên cứu tại đại học Duke, California (Mỹ) cho thấy 61% phụ nữ có triệu chứng đau nhức thuyên giảm khi ngừng dùng caffeine, 25% hoàn toàn không còn dấu hiệu tức ngực. Lý do là caffeine khiến mạch máu trong ngực căng phồng gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Ảnh: Internet.
Ăn quá nhiều muối: Bạn đã bao giờ thấy ngực sưng tấy khi không phải kỳ kinh nguyệt? Rất có thể bạn đang hấp thụ quá nhiều đồ mặn. Thử dùng đồ tươi chế biến ít muối để tình trạng này thuyên giảm nhanh chóng. Ảnh: Internet.
Ăn quá nhiều muối: Bạn đã bao giờ thấy ngực sưng tấy khi không phải kỳ kinh nguyệt? Rất có thể bạn đang hấp thụ quá nhiều đồ mặn. Thử dùng đồ tươi chế biến ít muối để tình trạng này thuyên giảm nhanh chóng. Ảnh: Internet.
Giảm hoặc tăng cân đột ngột: Khi giảm hoặc tăng cân, ngực là vùng đầu tiên phản ứng với sự thay đổi này của cơ thể. Trong thời gian đầu bạn có thể thấy các vết rạn hoặc sưng đỏ, tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường. Hãy bộ ngực từ từ làm quen với việc thay đổi kích cỡ. Ảnh: Internet.
Giảm hoặc tăng cân đột ngột: Khi giảm hoặc tăng cân, ngực là vùng đầu tiên phản ứng với sự thay đổi này của cơ thể. Trong thời gian đầu bạn có thể thấy các vết rạn hoặc sưng đỏ, tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường. Hãy bộ ngực từ từ làm quen với việc thay đổi kích cỡ. Ảnh: Internet.
Hội chứng buồng trứng đa nang: Đau tức ngực đôi khi có thể là dấu hiệu bệnh, một trong số đó là hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một dạng rối loạn hormone thường gặp ở phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến kinh nguyệt không đều, mọc lông mặt, da dầu, nổi mụn hoặc tăng cân bất thường. Ảnh: Internet.
Hội chứng buồng trứng đa nang: Đau tức ngực đôi khi có thể là dấu hiệu bệnh, một trong số đó là hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một dạng rối loạn hormone thường gặp ở phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến kinh nguyệt không đều, mọc lông mặt, da dầu, nổi mụn hoặc tăng cân bất thường. Ảnh: Internet.
U nang: Đây cũng là một nguyên nhân gây ra chứng đau tức ngực. Phụ nữ ở tuổi 30-40 rất dễ phát triển các u nang vú. Hầu hết các nang vú không gây ra bất kỳ cơn đau ở vú, nhưng một số u nang vú có thể phình to và gây đau. Nếu bạn cảm thấy một khối u trong vú, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức để loại trừ nguy cơ bị ung thư vú. Ảnh: Internet.
U nang: Đây cũng là một nguyên nhân gây ra chứng đau tức ngực. Phụ nữ ở tuổi 30-40 rất dễ phát triển các u nang vú. Hầu hết các nang vú không gây ra bất kỳ cơn đau ở vú, nhưng một số u nang vú có thể phình to và gây đau. Nếu bạn cảm thấy một khối u trong vú, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức để loại trừ nguy cơ bị ung thư vú. Ảnh: Internet.

Mời độc giả xem video: Cứu sống người bị kim loại găm sâu vào ngực (nguồn: VTC)

GALLERY MỚI NHẤT