Bốn nguyên nhân khiến Quốc dân đảng thất cử ở Đài Loan

(Kiến Thức) - Có nhiều lý do khiến Quốc dân đảng thất cử ở Đài Loan và mất quyền điều hành hòn đảo này, trong đó có 4 nguyên nhân chính sau đây.

Bốn nguyên nhân khiến Quốc dân đảng thất cử ở Đài Loan
Tổng thống đang mãn nhiệm Mã Anh Cửu thừa nhận Quốc dân đảng thất cử trước chủ tịch đảng Dân tiến, bà Thái Anh, trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 16/1.
Bon nguyen nhan khien Quoc dan dang that cu o Dai Loan
Bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan.
Sau đây là bốn nguyên nhân chính khiến cho Quốc dân đảng thất cử ê chề trong các cuộc bầu cử vừa qua ở vùng lãnh thổ Đài Loan:

1. Chính quyền Mã Anh Cửu xử lý kém các vấn đề kinh tế

Khi tranh cử tổng thống năm 2008, chủ tịch Quốc dân đảng Mã Anh Cửu đã cam kết  sẽ  nỗ lực toàn diện để đạt được cái gọi là "633" mục tiêu kinh tế - trong đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 6%,  GDP bình quân đầu người 30.000 USD  và tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP của Đài Loan trong năm 2008 giảm 0,7% so với tốc độ tăng trưởng GDP thời tiền khủng khoảng ở mức 5-6%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 31.900 USD  và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 4,14% trong năm 2008.
Đến cuối năm ngoái, kinh tế Đài Loan vẫn chưa hồi phục và đạt mức tiền khủng hoảng. Trong năm  năm 2015, tăng trưởng GDP của Đài Loan dự kiến vào khoảng 1,06% và GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 22.355 USD. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn  so với năm 2008 (khoảng 3,91% trong tháng 11/2015), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với 3% như mục tiêu cam kết của ông Mã Anh Cửu.
Hầu hết dân chúng Đài Loan tỏ ra không hài lòng với tốc độ tăng lương quá chậm chạp. Từ năm 2008 đến năm 2015,  tiền lương đã tăng trung bình khoảng 0,8% mỗi năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 2,85% mỗi năm.

2. Không thu hút được lá phiếu của các cử tri trẻ

Phong trào “Hoa hướng dương" của sinh viên hồi mùa xuân năm 2014 được xem là một phong trào thức tỉnh của thế hệ trẻ quan tâm đến chính trị và công bằng xã hội.
Các cuộc biểu tình chiếm Cơ quan lập pháp Đài Loan gần một tháng là do  Quốc dân đảng cầm quyền ép buộc thông qua toàn bộ Hiệp định Dịch vụ Thương mại qua eo biển Đài Loan (với Trung Quốc đại lục) tại Viện Lập pháp, mà không chịu xem xét từng điều khoản một như đã thỏa thuận với đảng Dân tiến đối lập.
Nhiều cư dân Đài Loan lo ngại rằng hiệp ước thương mại nói trên sẽ gây thiệt hại kinh tế cho vùng lãnh thổ này và dễ bị biến thành một công cụ gây áp lực chính trị của Trung Quốc. Phong trào  sinh viên cho rằng quá trình chuẩn hiệp định này cần được tiến hành một cách minh bạch. Cuỗi cùng, Quốc dân đảng cầm quyền phải nhượng bộ và đồng ý trì hoãn  hiệp định này để xem xét lại.

3. Đấu đá nội bộ trong giới chóp bu Quốc dân đảng

Sự kình định giữa hai nhà lãnh đạo Quốc dân đảng hàng đầu là Tổng thống Mã Anh Cửu và Chủ tịch Viện Lập pháp Wang Jin-pyng đã làm suy yếu nội các và gây hại cho sự thống nhất của Quốc dân đảng.
Mâu thuẫn giữa hai nhân vật chóp bu này lên đến đỉnh điểm trong năm 2013, khi ông Mã Anh Cửu gần như sa thải và bị trục xuất ông Wang Jin-pyng khỏi Quốc dân đảng. Mâu thuẫn này đã giáng đòn nặng vào các ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp của chính quyền Đài Loan vào thời điểm đó.
Việc đề cử ứng viên tổng thống của Quốc dân đảng cũng bị trục trặc và mãi đến tháng 10/2015, các bên mới đồng ý để Thị trưởng Đài Bắc Eric Chu ra tranh cử.

4. Gây tranh cãi trong các vấn đề đối nội

Cải cách giáo dục được đưa ra vào cuối tháng 7/2015 đã dẫn đến việc 100 sinh viên biểu tình chiếm đóng khu vực bên ngoài Bộ Giáo dục 6 ngày để  phản đối những thay đổi gây tranh cãi trong chương trình trung học. Những người phản đối nói rằng  chương trình này lặp lại lập trường của Bắc Kinh về lịch sử đảo Đài Loan. Các vấn đề gây tranh cãi trong nước bao gồm giá điện và giá xăng dầu.

Nổ ở Đài Loan: 295 người thương vong, ô tô bay lên nóc nhà

(Kiến Thức) - Theo báo cáo mới nhất, có 24 người thiệt mạng và 271 người bị thương do vụ nổ. Nhân viên cứu hộ tìm thấy xe hơi và người bị thương trên nóc nhà.

Nổ ở Đài Loan: 295 người thương vong, ô tô bay lên nóc nhà
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho hay, việc rò rỉ khí gas hình thành nên những đám sương mù màu trắng trong không gian, sau đó nó bắt lửa và gây ra vụ nổ lớn trên một số tuyến phố của Cao Hùng.
Mặt đường các tuyến phố bị bật tung, xe hai bên đường cũng bị lật, ngọn lửa bốc cháy bùng bùng là hình ảnh của vụ nổ khí kinh hoàng mà người dân Cao Hùng trông thấy vào sáng sớm 1/8.

Ít nhất 23 người thiệt mạng trong vụ máy bay Đài Loan rơi

(Kiến Thức) - Chiếc hộp đen của máy bay Đài Loan bị rơi xuống sông khi đang trong lộ trình bay từ Đài Bắc tới Kinmen ngày 4/2 đã được tìm thấy.

Ít nhất 23 người thiệt mạng trong vụ máy bay Đài Loan rơi
*Tiếp tục cập nhật
19h20: Theo thông tin được lực lượng cứu hoả Đài Bắc đưa ra, đã có 23 người thiệt mạng trong đó có 14 người tử vong tại chỗ và 9 người chết trên đường đến bệnh viện. 20 người vẫn mất tích, và 15 người bị thương.

Thoát chết hi hữu trong vụ máy bay Đài Loan rơi

(Kiến Thức) - Câu chuyện thoát chết kì diệu của 15 người sống sót trong vụ máy bay Đài Loan rơi sáng 4/2 thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.

Thoát chết hi hữu trong vụ máy bay Đài Loan rơi
Còn nhớ, hình ảnh người cha âu yếm con trai bé bỏng 2 tuổi khi lực lượng cứu hộ đưa họ vào bờ đã làm lay động bao khán giả truyền hình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.