Bốn loại vũ khí Ấn Độ khiến Trung Quốc “kinh hãi”

(Kiến Thức) - Tên lửa BrahMos, tiêm kích Su-30MKI, tàu khu trục Kolkata, tên lửa Agni là những loại vũ khí của Ấn Độ khiến Trung Quốc “kinh hãi”.

Bốn loại vũ khí Ấn Độ khiến Trung Quốc “kinh hãi”
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều là những cường quốc hạt nhân của thế giới, mặc dù thứ vũ khí này có sức mạnh hủy diệt vô cùng ghê gớm nhưng đây không phải là mối đe dọa thường trực cho cả đôi bên.Vũ khí hạt nhân chỉ có thể là quân bài cuối cùng khi mọi biện pháp quân sự thông thường không có tác dụng.
Vũ khí thông thường mới chính là mối đe dọa thường trực và New Delhi có ít nhất 4 loại vũ khí luôn khiến Trung Quốc “ăn ngủ không yên”, gồm:
BrahMos - cơn ác mộng đáng sợ nhất hành tinh
Loại vũ khí thông thường luôn khiến Trung Quốc phải lo lắng nhiều nhất chính là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos. Đây là một sản phẩm liên doanh giữa Nga-Ấn, tên lửa được phát triển trên cơ sở tên lửa chống tàu P-800 Yakhont của Hải quân Nga.
Điểm chết người của tên lửa này là tốc độ cực nhanh, BrahMos lao đến mục tiêu với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh (khoảng 3.600km/h). Ông A Sivathanu Pillai - Giám đốc điều hành liên doanh BrahMos Aerospace Private Limited ( nhà sản xuất của tên lửa BrahMos) từng tự tin tuyên bố “BrahMos là một tên lửa không thể đánh chặn trong vòng 20 năm tới”.
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos.
 Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos.
Tên lửa có thể triển khai phóng từ nhiều phương tiện mang phóng khác nhau như: Bệ phóng di động trên mặt đất, từ tàu chiến, máy bay. Tên lửa có tầm bắn từ tối đa 290km, được trang bị đầu đạn nặng 200kg.
Một điểm đáng sợ khác của tên lửa BrahMos là độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu CEP của tên lửa chỉ khoảng 1-3m. Đây được xem là loại tên lửa hành trình chính xác nhất thế giới hiện nay.
Ngoài ra, biến thể BrahMos-II cũng đang được phát triển, loại tên lửa này có tốc độ kinh hoàng gấp 7 lần tốc độ âm thanh (8.400km/h). Dự kiến loại tên lửa siêu hạng này sẽ đi vào phục vụ từ năm 2017 và được xem là loại tên lửa “khủng khiếp” nhất thế giới.
Với BrahMos-I, Trung Quốc đã không thể đối phó được thì với BrahMos-II lại càng không thể. Không riêng gì Trung Quốc mà những quốc gia khác cũng đều phải ớn lạnh đối với tên lửa BrahMos.
Su-30MKI - không có đối thủ tại châu Á
Loại vũ khí thứ 2 khiến Trung Quốc “ăn ngủ không yên” là tiêm kích Su-30MKI, đây là biến thể mạnh nhất của gia đình Su-30 mà tập đoàn Sukhoi từng chế tạo.
Điểm mạnh của Su-30MKI về phần khí động học là được trang bị bổ sung cánh mũi kết hợp với động cơ đẩy véc tơ AL-31FP giúp tiêm kích này cơ động hơn trong các tình huống không chiến tầm gần.
Su-30MKI: biến thể mạnh nhất họ Su-30.
 Su-30MKI: biến thể mạnh nhất họ Su-30.
Su-30MKI được trang bị hệ thống điện tử “đa quốc tịch” bao gồm: Nga – Pháp - Ấn Độ - Israel. “Trái tim” của Su-30MKI là radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars, đây là một radar đa chế độ với băng tần kép kỹ thuật số.
N011M Bars cung cấp chế độ giám sát không đối không, đối hải, đối đất cùng lúc. Radar này có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 400km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 200km ở bán cầu trước và 60km ở bán cầu sau. Radar có khả năng theo dõi 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
Một điểm khác khiến Trung Quốc phải lo lắng với Su-30MKI là tiêm kích này có khả năng trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos. Su-30MKI mang theo BrahMos sẽ là cơn ác mộng cho bất kỳ mục tiêu nào trên mặt đất, mặt nước của Trung Quốc.
Su-30MKI có khả năng mang phóng tên lửa BrahMos.
 Su-30MKI có khả năng mang phóng tên lửa BrahMos.
Su-30MKI còn có một vũ khí hàng “khủng” khác mà các tiêm kích của Trung Quốc không có được là tên lửa không đối không tầm siêu xa Novator K-100. Novator K-100 có tầm bắn lên đến 300km nó được mạnh danh là “sát thủ AWACS” một thiết kế chuyên dùng để tiêu diệt các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của đối phương.
Su-30MKI tỏ ra vượt trội so với những tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng có tới 100 chiếc Su-30MKK/MK2, tuy nhiên do không muốn “đụng hàng” với hàng xóm nên Trung Quốc đã chọn cấu hình khác và vô tình cấu hình này lại thấp hơn nhiều so với của Ấn Độ.
Kolkata đè bẹp Type 052C
Một loại vũ khí khác khiến Trung Quốc lo lắng là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Kolkata. Đây là một tàu chiến được thiết kế theo công nghệ tàng hình tối ưu. Toàn bộ các hệ thống vũ khí chính của tàu đều được thiết kế nằm bên trong thân tàu để tăng khả năng tàng hình trước radar của đối phương. Hai ống xả khí thải của động cơ được bố trí cách xa nhau để làm giảm độ bộc lộ hồng ngoại.
Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị các hệ thống điện tử hàng hải thuộc loại hiện đại nhất thế giới hiện nay vượt xa hơn nhiều so với hệ thống điện tử trên tàu khu trục hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc Type 052C.
Cảm biến chính của tàu khu trục Kolkata là radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA EL/M-2248 MF-STAR, đây là một trong những radar hàng hải tốt nhất thế giới hiện nay. Radar cung cấp các hình ảnh chất lượng cao và hỗ trợ giao diện vũ khí theo từng điều kiện thời tiết và môi trường khó khăn nhất trong lĩnh vực hải quân hiện tại và tương lai.
Ấn Độ đang thi công khu trục hạm Kolkata.
 Ấn Độ đang thi công khu trục hạm Kolkata.
Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Về khả năng chống hạm, tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị 4 hệ thống phóng thẳng đứng VLS với 16 tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos “đáng sợ”.
16 tên lửa siêu thanh BrahMos sẽ làm chùn chân các tàu chiến của Trung Quốc mỗi khi phải đối mặt với Hải quân Ấn Độ. Về khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa đánh chặn siêu âm khác nhau cho nhiệm vụ chống máy bay, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm.
Trong đó 8 hệ thống phóng thẳng đứng cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD, có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo với tầm bắn đến 200km. Ngoài ra còn có 48 tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng. Cuối cùng là 32 tên lửa đánh chặn tầm ngắn Barak-1 với tầm bắn 12 km, bất kỳ tên lửa chống hạm nào trước khi uy hiếp tàu khu trục lớp Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên.
Kolkata là loại tàu khu trục có khả năng phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp nhất hiện nay, nó vừa đảm đương nhiệm vụ phòng không cấp hạm đội, cấp biên đội tàu và cho chính bản thân tàu. Xét về khả năng tác chiến chống hạm, phòng không, chống ngầm tàu khu trục Kolkata đều vượt mặt tàu khu trục “Aegis made in China” Type 052C của Trung Quốc.
Gia đình tên lửa đạn đạo Agni
Gia đình tên lửa đạn đạo Agni cũng là vũ khí mà khiến Trung Quốc đứng ngồi không yên. Trung Quốc cũng có một kho tên lửa đạn đạo đồ sộ nhưng tên lửa Agni có nhiều điểm mạnh hơn nhiều so với các loại tên lửa của Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V.
 Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V.
Các thế hệ tên lửa Agni có tầm bắn từ 700-10.000km, Agni là loại tên lửa đạn đạo thứ 2 trên thế giới sau Mỹ được trang bị hệ thống dẫn đường con quay laser hồi chuyển công nghệ này giúp tên lửa có độ chính xác rất cao. Bán kính lệch mục tiêu CEP chỉ từ 20-50m, một con số cực kỳ ấn tượng ngay cả với những quốc gia có công nghệ tên lửa hàng đầu thế giới là Nga, Mỹ..
Trong khi đó độ chính xác cao chưa bao giờ là thế mạnh của những hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất. Nếu muốn tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu Trung Quốc chỉ có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân nhưng đây có thể là một nước cờ “tự sát” nếu có một xung đột quân sự xảy ra.
Trong khi đó, độ chính xác cao sẽ cho phép Ấn Độ sử dụng gia đình tên lửa Agni để tấn công những mục tiêu quan trọng với đầu đạn thông thường cũng đủ khiến Trung Quốc phải lo lắng.

Tàu chiến Ấn Độ tới VN mang tên lửa “khủng”

Tàu chiến Ấn Độ tới VN mang tên lửa “khủng”
Theo tờ News Strait Times, Hải quân Ấn Độ đưa 4 tàu chiến tới Biển Đông thực hiện một loạt các hoạt động viếng thăm các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (dự kiến chuyến thăm bắt đầu từ ngày 29/5).
Theo tờ News Strait Times, Hải quân Ấn Độ đưa 4 tàu chiến tới Biển Đông thực hiện một loạt các hoạt động viếng thăm các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (dự kiến chuyến thăm bắt đầu từ ngày 29/5).

Đội tàu chiến Ấn Độ tới Việt Nam gồm: khu khu trục hạm tàng hình INS Satpura; khu trục lớp Rajput INS Ranvija; hộ tống hạm INS Kirch và tàu tiếp liệu INS Shakti. Trong đó, tàu INS Satpura và INS Kirch đến từ Singapore sau khi tham gia triển lãm hàng hải IMDEX 2013 (trong ảnh). Hai chiếc còn lại INS Ranvijay và INS Shakti khởi hành từ Ấn Độ.
Đội tàu chiến Ấn Độ tới Việt Nam gồm: khu khu trục hạm tàng hình INS Satpura; khu trục lớp Rajput INS Ranvija; hộ tống hạm INS Kirch và tàu tiếp liệu INS Shakti. Trong đó, tàu INS Satpura và INS Kirch đến từ Singapore sau khi tham gia triển lãm hàng hải IMDEX 2013 (trong ảnh). Hai chiếc còn lại INS Ranvijay và INS Shakti khởi hành từ Ấn Độ.

Khu trục tàng hình INS Satpura là chiếc lớn thứ 2 trong đội tàu 4 chiếc tới Việt Nam. Theo đó, INS Satpura có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn lên tới 257 người (35 sĩ quan).
Khu trục tàng hình INS Satpura là chiếc lớn thứ 2 trong đội tàu 4 chiếc tới Việt Nam. Theo đó, INS Satpura có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn lên tới 257 người (35 sĩ quan).

INS Satpura trang bị kho vũ khí tối tân: 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub (tầm bắn hơn 200km); hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 (tầm bắn 30km); hệ thống phòng không tầm thấp Barak và AK-630; pháo hạm 76mm. Tàu có thể chở được 2 trực thăng chống ngầm.
INS Satpura trang bị kho vũ khí tối tân: 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub (tầm bắn hơn 200km); hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 (tầm bắn 30km); hệ thống phòng không tầm thấp Barak và AK-630; pháo hạm 76mm. Tàu có thể chở được 2 trực thăng chống ngầm.

Tàu hộ tống INS Kirch thuộc lớp Kora có lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 91,1m, thủy thủ đoàn 134 người.
Tàu hộ tống INS Kirch thuộc lớp Kora có lượng giãn nước 1.400 tấn, dài 91,1m, thủy thủ đoàn 134 người.

INS Kirch trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E, tên lửa đối không tầm thấp Strela-2M, pháo phòng không AK-630 và pháo hạm 76,2mm. Cấu hình vũ khí của INS Kirch tương đương tàu tên lửa Molniya Project 12418 của Việt Nam.
INS Kirch trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E, tên lửa đối không tầm thấp Strela-2M, pháo phòng không AK-630 và pháo hạm 76,2mm. Cấu hình vũ khí của INS Kirch tương đương tàu tên lửa Molniya Project 12418 của Việt Nam.

Khu trục INS Ranvijay (D55) thuộc lớp Rajput có lượng giãn nước 4.974 tấn, dài 147m, tàu được vận hành bởi 320 thủy thủ. Đây là một trong số những tàu chiến cỡ lớn thế hệ cũ của Hải quân Ấn Độ.
Khu trục INS Ranvijay (D55) thuộc lớp Rajput có lượng giãn nước 4.974 tấn, dài 147m, tàu được vận hành bởi 320 thủy thủ. Đây là một trong số những tàu chiến cỡ lớn thế hệ cũ của Hải quân Ấn Độ.

Tuy là tàu chiến thế hệ cũ nhưng cấu hình vũ khí của INS Ranvijay không thua kém INS Satpura nhiều. Theo đó, con tàu được trang bị: 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos (tầm bắn 300km); hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125M; pháo phòng không AK-630; pháo hạm 76mm; ngư lôi và rocket chống ngầm.
Tuy là tàu chiến thế hệ cũ nhưng cấu hình vũ khí của INS Ranvijay không thua kém INS Satpura nhiều. Theo đó, con tàu được trang bị: 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos (tầm bắn 300km); hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125M; pháo phòng không AK-630; pháo hạm 76mm; ngư lôi và rocket chống ngầm.

Đuôi tàu INS Ranvijay có khả năng chở một trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc HAL Chetak.
Đuôi tàu INS Ranvijay có khả năng chở một trực thăng săn ngầm Ka-28 hoặc HAL Chetak.

3 tàu chiến này được hỗ trợ từ tàu hậu cần cỡ lớn INS Shakti (A57) có lượng giãn nước lên tới 27.550 tấn, dài 175m. Tàu có khả năng chở được 15.500 tấn hàng lỏng (nước, nhiên liệu tàu biển và máy bay) và 500 tấn hàng khô (thực phẩm, đạn dược).
3 tàu chiến này được hỗ trợ từ tàu hậu cần cỡ lớn INS Shakti (A57) có lượng giãn nước lên tới 27.550 tấn, dài 175m. Tàu có khả năng chở được 15.500 tấn hàng lỏng (nước, nhiên liệu tàu biển và máy bay) và 500 tấn hàng khô (thực phẩm, đạn dược).

Chiến hạm Talwar Ấn Độ “hoàn hảo” hơn Type 054A TQ

Chiến hạm Talwar Ấn Độ “hoàn hảo” hơn Type 054A TQ
Theo thông báo từ Tập đoàn Rosoboronexport, Nga vừa bàn giao chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp Talwar mang tên INS Trikand cho Hải quân Ấn Độ.

“Hé lộ” sức mạnh siêu hạm Project 15A của Ấn Độ

(Kiến Thức) - Với 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos, siêu hạm lớp Kolkata Project 15A của Hải quân Ấn Độ sẽ khiến Trung Quốc phải dè chừng.

“Hé lộ” sức mạnh siêu hạm Project 15A của Ấn Độ

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới